Sữa Grow Plus đỏ để được bao lâu

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là cần quan sát kỹ hộp sữa khi mua sản phẩm cũng như trước khi dùng. Những biểu hiện khác thường trên hộp sữa sẽ phần nào cho bạn biết chất lượng của sản phẩm bên trong. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên lưu ý những điểm quan trọng dưới đây khi chọn mua và bảo quản sữa để có thể tối ưu hoá lợi thế của sữa đóng hộp, giúp con có một sức khoẻ tốt từ việc uống sữa.

Lưu ý khi chọn mua sữa

Khi mua các loại sữa đóng hộp – ngoài những thông tin thông thường mà khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng phải lưu ý như ngày sản xuất và hạn sử dụng thì cần xem kỹ hộp sữa để đảm bảo hộp còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng hay thủng lỗ.

Hộp sữa méo mó hay bị phồng lên chứng tỏ sữa đã được bảo quản không tốt tại nơi bán hàng, có thể từ việc đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau; bảo quản tại chỗ không thoáng mát, để ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc để gần các vật nhọn. Ngoài ra, cũng có thể trong quá trình vận chuyển, việc di chuyển nhiều và không cẩn thận khiến hộp sữa bị méo mó, biến dạng, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và không tốt cho sức khỏe.

Còn nếu đã mua sữa về mới thấy các hiện tượng bất thường như: hộp phồng, sữa bị vón cục, có mùi và màu khác lạ thì dù hộp còn nguyên vẹn vẫn tuyệt đối không nên dùng. Lúc này, người tiêu dùng có thể liên hệ các đường dây nóng của nhà sản xuất để được kiểm tra và đổi sản phẩm mới.

Sử dụng và bảo quản

Với sữa nước đóng hộp, các hãng sữa đa phần dùng hộp giấy vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, hộp giấy là loại bao bì dễ trầy xước, nên nếu không bảo quản cẩn thận vẫn có những rủi ro nhất định, ngay cả khi đã mua về nhà.

Trang thông tin dairygoodness.ca thường xuyên cập nhật những thông tin về sữa cũng đưa ra một số lưu ý về cách dùng và bảo quản sữa tại nhà mà các gia đình cần ghi nhớ cũng như một số lỗi người dùng sữa thường mắc phải để tránh dưới đây:

• Dùng kéo cắt bao ny-lông bọc hộp sữa. Thực tế: Nên dùng tay xé bao ny-lông bọc sữa hộp thay vì dùng kéo cắt vì động tác này dễ gây trầy xước cho bao bì sản phẩm.

• Không lắc hộp sữa trước khi uống. Thực tế: Lỗ cắm ống hút – do được thiết kế để dễ dàng chọc ống hút vào nên là nơi dễ bị hư hỏng nhất. Vì vậy, cần lắc hộp sữa trước khi dùng để đảm bảo lỗ cắm ống hút của hộp sữa không bị rò rỉ.

• Để sữa trong nhà bếp. Thực tế: Không nên để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp hay gần cửa sổ nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng sẽ phá hủy một số vitamin nhất định trong sữa, trong đó có vitamin D.

• Để sữa gần cánh cửa tủ lạnh cho dễ lấy. Thực tế: Thật tốt nếu bạn dự trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C, nhưng nên để sữa ở gần cánh quạt tủ thay vì gần cửa tủ lạnh. Nhiệt độ ở vị trí gần cửa không được lạnh như mong muốn.

• Để sữa chung với các loại thực phẩm khác. Thực tế: Nên có một ngăn để sữa riêng trong tủ lạnh, nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn vào sữa.

• Sữa còn dư để dành uống tiếp. Thực tế: Sản phẩm nên được uống hết sau khi mở hộp, không nên để dành kể cả trong tủ lạnh vì sữa đã uống có dính nước bọt, dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.

Trang bị kỹ năng dùng sữa cho trẻ

Trẻ em là đối tượng sử dụng sữa nhiều nhất trong các gia đình. Thêm vào đó, nhiều bà mẹ có thói quen cho trẻ tự lấy sữa uống. Vì vậy, việc dạy con các kỹ năng liên quan đến việc uống sữa là thực sự cần thiết. Trước hết, nên dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản để nhận biết sản phẩm khác thường thay đổi hình dạng, mùi, vị… để trẻ biết hộp sữa nào là nên uống nhằm bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ lắc hộp sữa trước khi uống và nên uống hết hộp sữa một khi đã khui ra. Nếu trẻ không thể uống hết lượng sữa trong hộp, bạn có thể uống phần còn lại cho con và tốt nhất bạn nên nghĩ đến việc chọn loại sữa có dung tích nhỏ hơn cho trẻ lần sau.

Nếu chẳng may trẻ lỡ uống phải sản phẩm bị biến đổi màu, mùi và vị mà bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kiểm tra sức khỏe.

Vương Linh

Nhu cầu phát triển xả hội ngày càng cao. Các bà mẹ bỉm sữa sẳn sàng ra xả hội làm viêc sớm  ngay sau khi kết thúc chế độ thai sản ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc là sự ra đời của nhiều loại sữa công thức khác nhau. Và viêc cai sữa mẹ sớm cho bé là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên loại sữa công thức nào phù hợp cho từng đối tượng cho sự phát triển của trẻ là điều  mà các mẹ quan tâm. Và sữa  công thức pha sẳn để được trong khoảng thời gian bao lâu là điều mà các mẹ có con nhỏ  cũng đáng lưu tâm. Bài viết  sau sẽ chia sẽ giúp các mẹ cách bảo quản sữa bôt tốt hơn[ hay còn gọi là sữa công thức] để các bé có được bửa ăn an toàn và  dinh dưỡng.

Dùng Sữa Công Thức Thế Nào Là đúng

Sữa mẹ lả nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ  nhỏ. Tuy nhiên do tình trạng cơ địa và  sức khỏe của từng mẹ, các mẹ  không đảm bảo đủ nguồn sữa mẹ để  cho bé uống. Chính vì vậy mà các mẹ cần phải bổ sung sữa  công thức cho con và  nuôi con bằng sửa công thức.

Do mổi loại sữa công thức có thành phần và hương vị  khác nhau. Do đó viêc lựa chọn và  bảo quản sữa công thức là  niềm lo lắng và làm cho các bà  mẹ  có con nhỏ đau đầu. Bên cạnh đó việc  cai sữa sớm cho bé cũng là nguyên nhân mà các mẹ phải cho bé dùng sữa công thức kết  hợp vớ sữa mẹ song song.

Câu hỏi được đặt ra, sữa công thức là gì, những lưu ý khi pha  sữa công thức và  sữa công thức bảo quản như thế nào khi để  trong tủ lạnh và ở nhiệt  độ thường sẽ  được giải đáp sau đây.

Sữa Công Thức Là Gì

Khái niệm về sữa công thức

Hiện nay trên thị trường có  rất nhiều loại sữa công thức, nó  được chia thành hai dạng chính là sữa sản xuất dạng bột hoặc sữa  sản xuất dạng thanh nén. Sữa sản xuất dạng thanh nén ít phổ biến hơn ở thị  trường Việt Nam. Đây là dòng sữa dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các loại dòng sữa này được các nhà sản xuất ra cho phù  hợp với từng giai đoạn phát triển của  trẻ nhỏ và phù hợp với hệ  tiêu hóa của từng bé. Với thành phần gần giống như sữa mẹ, sữa công thức đang được các  mẹ  tin dùng để  bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Với các dòng sữa công thức trong và ngoài nước, đa phần các thương hiệu lớn và hàng chính hảng đều phải đảm bảo chi tiêu nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẻ theo quy trình chất lượng trước khi đưa  sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Cách Thức Pha Sữa Công Thức Cho Bé

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha?

Dù là pha chế sữa mẹ hay sữa công thức, các bà mẹ cần lưu ý  bảo đảm nguồn sữa cho bé phải đủ ấm. Các mẹ  được khuyên chỉ nên sản xuất  sữa khi trẻ  đói và đòi ăn.

Nhưng đối với sữa mẹ có điều khác biệt với sữa công thức là, sữa mẹ bảo quản được lâu hơn sữa công thức với các dụng cụ chuyên dụng bảo quản sữa và nhất là các mẹ  có nguồn sữa mẹ dồi dáo đáp ứng cho trẻ và  vắt sữa mẹ ra  bảo quán với các dụng cụ  hổ trợ.

Trên thực tế, đây là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia  dinh dưỡng sữa công thức  sau khi pha xong nên cho bé sử  dụng liền. Sữa công thức chỉ để tối đa được 2h ở nhiệt độ bên ngoài, Nếu các bé không dùng hết nên bỏ đi hoặc cho người thân dùng hộ. Tránh để quá lâu và hâm đi hâm lại, điều này ảnh hưởng không tốt cho hệ  tiêu hóa còn non của  trẻ.

Tại sao như vậy? Vì sau khi dùng bữa ăn sữa  đả  dính nước bọt  của trẻ và không còn sạch nữa. Các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ  dần biến đổi. Vì vậy sau 2h mà bé vẫn dùng  lại sữa , sẽ làm cho bé bị nhiểm khuẩn. Đặc biệt là khuẩn Crono có thể gây ra nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

Bên cạnh đó việc sử dụng các dụng cụ pha sữa công thức cho bé, cần đảm bảo vệ sinh như bình sữa, nắm vú cho trẻ bú phải được tiệt trùng và cọ rửa kỹ càng bằng các dụng cụ chuyên dùng [ bình hâm nóng bình sữa, cọ rửa bình sữa]

Sữa Công Thức Pha Chế để được Tối đa 2h

Sữa công thức sau khi pha nên được bảo quản như thế nào?

Viêc bảo quản sữa sau khi pha vô cùng quan trọng vì vây các bà mẹ cần lưu ý những điểm sau để bảo quản sữa  đúng cách và  tránh bị hỏng:

  • Các mẹ nên bảo quản sữa bằng tủ lạnh, ngay sau khi pha bằng tủ lạnh[ nhưng các mẹ lưu ý không nên để sữa nóng quá  trong tủ], điều này cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng sữa. Ở nhiệt độ thấp và mát của tủ sẽ hạn chế  được phần nào sự hư hỏng của sữa. Vây sữa công thức để  được bao lâu trong tủ lạnh? Mặc dù có thể bảo quản được lâu hơn khi để sữa ngoài nhiệt độ thường nhưng các mẹ lưu ý chỉ cho trẻ  dùng sữa  trong vòng 24h thôi nhé.
  • Trong trường hợp bé và mẹ ra ngoài đi pinic hay cho bé đi chích ngừa định kỳ , viêc bảo quản sữa bằng các  bình giữ ấm bình sữa và  các  túi trữ lạnh sữa chuyên dụng. Tuy nhiên các mẹ chỉ cho bé dùng sữa này trong vòng 4h thôi nhé.
  • Nếu muốn cho bé uống sữa ấm hoặc các  mẹ không muốn pha sữa liền có  thể dùng sữa công thức dạng thanh, nước tinh khiết  và  nước nóng trong bình giữ nhiệt
Bảo quản sữa trong tủ lạnh đ1ng cách giúp tăng thời gian bảo quản sữa lâu hơn

Bên cạnh viêc bảo quản sữa trong tủ lạnh thế nào cho đúng cách thì viêc chú ý nhiệt độ pha sữa cũng được lưu ý  và  cách hâm nóng sữa thế nào cho đúng cách các mẹ nên quan tâm.

Nhiệt độ pha sữa thế nào cho trẻ là hợp lý

Để vị sữa ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ, các mẹ  cần lưu ý nhiệt độ thích hợp khi pha sữa cho trẻ,

Ở  mổi loại sữa các nhà sản xuất có lưu ý  về nhiệt độ pha sữa khác nhau , nhưng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ. Co những loại sữa nhiệt  độ hòa tan thích hợp là 70 độ C, nhưng ngược lại có những loại sữa chỉ giữ  được các vitamin và khoáng chất ở  50 độ C khi hòa tan.

Có nhiều nghiên cứu cho rằng có những loại sữa khi pha chế ở nhiệt  độ 80 – 90 độ C sẽ  làm phá hủy cấu trúc của  sữa, các  vi khuẩn có lợi cho hệ  tiêu hóa của  trẻ. hành phần dinh dưỡng của sữa bột chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho… nếu pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao các thành phần dinh dưỡng của sữa dễ bị phân giải, trẻ sẽ khó hấp thụ được dinh dưỡng toàn diện ở trong sữa.

Nhiêt độ Pha Sữa Thích Hợp Cho Trẻ

Tham khảo bảng so sánh thành phần sữa mẹ và  sữa công thức[ hay còn gọi là sữa bột]

Bảng So Sánh Thành Phần Của Sữa Mẹ Và Sữa Bột

Gợi ý cho các mẹ cách pha sữa công thức chuẩn

Rửa tay sạch sẽ  trước khi pha sữa cho bé.

Tiêt  trùng bình sữa và nắm vú cgo trẻ trước khi pha sữa

Dùng cốc đong hoặc muỗng định lượng chuyên dùng có sẳn trong các loại sữa công thức để pha chế cho trẻ

Cho lượng sữa cần pha vào bình có nước sẳn theo định lượng nhà sản xuất

Cho nắm vú vào bình và vặn chặt lại , lắc sữa cho hòa tan hết

Thử độ nóng của sữa đã pha, bằng cách nhỏ vài giọt sữa đả pha lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ pha sữa cho bé  thích hợp chưa.

Hâm nóng sữa cho trẻ thế nào là đúng cách?

Trước khi bảo quản sữa mẹ an toàn, bạn nên ghi rõ ngày giờ để tiện cho việc theo dõi và bảo quản sữa.

Sữa bột cho bé sau khi được bảo quản trong tủ lạnh không cần làm nóng, mẹ chỉ cần đặt ra bên ngoài để nhiệt độ tăng lên bằng nhiệt độ phòng. Mẹ cũng có thể đặt bình vào bát nước nóng để sữa được ấm lên. Mẹ lưu ý TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng lò vi sóng để hâm sữa.

Không Dùng Lò Vi Sóng để Hâm Sữa

Hy vọng những chia sẻ qua bài viết trên sẽ  giúp ích cho các mẹ giải đáp được thắc mắc sữa công thức  bảo quản được bao lâu bên ngoài.Các vần đề về lưu ý khi bảo quản và hâm nóng sữa  công thức.

Giải đáp được hai câu hỏi chính:

  1. Sữa công thức sau khi pha để ngoài được bao lâu? Câu trả lời là 2 giờ.
  2. Sữa công thức sau khi pha trữ trong tủ lạnh để được bao lâu? Tối đa là 24 giờ nhé.

Và để bữa ăn cho trẻ an toàn và  dinh dưỡng các mẹ không nên cất giữ sữa  công thức  cho cử sau nhé. Và  nên pha chế cho trẻ liều lượng dùng thích hợp vừa  và đủ  trong mỗi cử ăn cho trẻ. Haxy cùng đồng hành mebauembe.com

tham khảo thêm những bài viết chia sẽ  kinh nghiệm và kiến thức  bổ ích tiếp theo nhé.

1249 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề