Tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình quả bài thơ Tiếng gà trưa là gì

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ hàng đầu của thi ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói xuất phát từ những tình cảm chân thật, từng trải của một đời người. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta có cảm giác như thấy có một phần tâm hồn mình trong đó. “Tiếng gà trưa” là một trong những bài thơ hay trong đời hoạt động nghệ thuật của nữ sĩ. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa”. Khi cảm nghĩ, các bạn có thể bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Bài viết cần đảm bảo bố cục của một bài văn, từ ngữ dùng chuẩn mực, trong sáng. Các bạn có thể tham khảo những bài văn mẫu cho đề văn cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” dưới đây để từ đó có thể định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 CẢM NGHĨ VỀ BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

Xuân Quỳnh là một cây bút nữ có lối viết thơ gần gũi, bình dị nhưng cũng đầy tình cảm. Thơ của bà thường viết về tình cảm gia đình và cuộc sống thường ngày. Bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là bài “Tiếng gà trưa”. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm của người cháu trên đường đi chiến đấu, tình cờ nghe thấy tiếng gà trưa mà nhớ về người bà.

Ai cũng có cho mình một cái gì đấy như điểm tựa để nhắc nhở về một thời đã xa, với anh lính, đó chính là tiếng gà trưa:

  • “Trên đường hành quân xa
  • Dừng chân bên xóm nhỏ
  • Tiếng gà ai nhảy ổ:
  • “Cục…cục tác cục ta”
  • Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bản chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ”

Khung cảnh để tiếng gà hiện lên là trên đường hành quân mệt nhọc, vào thời gian nghỉ trưa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ vang lên giữa không gian yên tính. Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi âm thanh tiếng gà vang vọng, lúc xa,lúc gần không biết rõ ở nơi đâu. Động từ “nghe” được lặp đi, lặp lại ba lần như khẳng định sự chăm chú của người lính khi nghe thầy tiếng gà trưa. Tiếng gà trưa ấy vang lên thúc giục, nó có tác dụng làm dịu tâm hồn, khiến người lính cảm thấy bớt nắng ngắt, bớt đi cái mệt mỏi của hành quân, và quan trọng hơn, nó gợi người lính nhớ về kí ức tuổi thơ êm đềm.

Trong những kí ức ấy, điều đầu tiên hiện lên là kí ức về những con gà. Ô rơm hồng vốn giản dị, nhưng trong kí ức, nó bỗng trở nên đẹp tuyệt trần. Động từ “này” được lặp đi lặp lại hai lần, gợi cảm giác như nhà thơ đang đếm từng con gà. Con gà mái mơ xinh đẹp với những đốm trắng quanh mình, con gà mái vàng với bộ lông óng ả.

Ký ức trôi dần về tiếng bà quát mắng mỗi khi cậu len lén nhìn gà đẻ trứng. Đứa trẻ thơ ngây tò mò nhìn gà đẻ, rồi lại dại thơ lo lắng trước lời mắng của bà “Rồi sau này lang mặt” mà lấy gương soi.

Trong ký ức của cháu, tiếng bà còn gắn với hình ảnh bà khum khum soi trứng, chọn ra những quả trứng tốt nhất cho gà ấp, để mong nó trở thành những chú gà con khoe mạnh. Rồi khi sương muối xuống, bà lại lo lắng cho đàn gà, mong chúng khỏe mạnh, vì đàn gà ấy chính là những bộ quần áo mới cho cháu: Cái quần chéo go vừa rộng vừa dài, cái áo cánh màu trúc bâu kêu sột soạt mỗi lần bước đi. Những bộ quần áo ấy tuy rằng không đẹp, nhưng nó chứa đựng cả tuổi thơ, là một phần thiêng liêng trong ký ức của người cháu.

Tiếng gà trưa ấy, là niềm vui, là niềm hạnh phúc. Nó viền đậm trong những giấc mơ thời thơ ấu của người cháu, giấc mơ về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc, màu hồng như trái trứng bà nâng niu.

Trở về với thực tại, người cháu nhận ra mục tiêu chiến đấu của mình:

  • “Cháu chiến đấu hôm nay
  • Vì lòng yêu Tổ quốc
  • Vì xóm làng thân thuộc
  • Bà ơi, cũng vì bà
  • Vì tiếng gà cục tác
  • Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Xem thêm:  Đề số 12: Phân tích hình ảnh tiếng gà trưa trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh – Văn mẫu lớp 7

Mục đích chiến đấu của anh, bên cạnh nghĩa vụ cao cả: cống hiến cho Tổ quốc thân yêu, là những gì quen thuộc, bình dị nhất. Đó là xóm làng nơi anh lớn hơn, là người bà mà anh hằng yêu thương quý mến, và cũng là vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng, hay cũng chính là vì ước mơ nhỏ bé thời thơ ấu.

Trong suốt cả bài thơ, điệp khúc “tiếng gà trưa” vang lên nhiều lần như  một nốt ngân trong cuộc đòi người cháu, nó là biểu tượng cho tuổi thơ, cho bà, cho thời gian khổ đã trải qua. Để rồi chỉ cần nghe một tiếng gà trưa, trong lòng anh lính sẽ lại bồi hồi nhớ về bà, nhớ về tuổi thơ.

“Tiếng gà trưa” với lời văn giản dị, hình ảnh gần gũi nhưng vẫn thấm đẫm tình cảm, kết hợp với diệp từ, điệp ngữ, Xuân Quỳnh đã về lên bức tranh về miền kí ức tuyệt đẹp của người cháu về tuổi thơ: kí ức có bà và tiếng gà. Qua đó, bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm của người cháu dành cho bà mình. Đó là tình cảm thiêng liêng, lớn lao đến mức, chỉ một tiếng gà trưa đã làm lay động cả tâm hồn anh, gợi anh về bà, về tuổi thơ êm đềm.

Hình ảnh người bà trong bài thơ gắn với tiếng gà trưa đã trở thành điểm tựa cho anh chiến sĩ, khiến ta cảm động về tình bà cháu. Trong giai đoạn đó, khi mà các nhà thơ tập trung sáng tác các tác phẩm về tinh thần chiến đấu oanh liệt thì Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thôi một làn gió mới cho văn học Việt Nam lúc bấy giờ, để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.


Tiếng gà trưa làm cho những người lính có cảm xúc rất khó tả

BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NGHĨ VỀ TIẾNG GÀ TRƯA

Một trong những tác giả nữ làm nên tên tuổi của thơ hiện đại phải kể đến Xuân Quỳnh. Những áng thơ của Xuân Quỳnh mang âm hưởng gần gũi, bình dị, nhưng cũng rất trẻ trung, sôi động về đời sống thường ngày đày ắp tình yêu thương giữa gia ddingf, bạn bè, quê hương,… với  khát vọng có cuộc sống tươi đẹp. Một trong những tác phẩm đặc sắc của Xuân Hương về tình cảm gia đình là bài thơ Tiếng gà trưa với giọn điệu giản dị nhưng tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu, qua đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết của người cháu với người à kính yêu của mình. Đây chính là nỗi niềm chung, tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò vì bình yên của đất nước mà buông cây bút, sẵn sàng cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Vì nỗi nhớ qua da diết, nên chỉ một âm thanh tiếng gà trưa nhỏ bé cũng khơi dậy nỗi niềm thương nhớ dạt dào.

  • Trên đường hành quân xa
  • Dừng chân bên xóm nhỏ
  • Tiếng gà ai nhảy ổ:
  • “Cục…  cục tác cục ta”
  • Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bàn chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ…

Ở một không gian là xa, trên đường đi hành quân, chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi “Dừng chân bên xóm nhỏ” vào một trưa vắng thanh bình, yên ả đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ phá tan sự yên tĩnh của buổi trưa, làm xao động nắng trưa đồng thời cũng làm xao xuyến hồn người. Đối với những người lính trẻ, nghe tiếng gà vang lên như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho các chú hành quân. Động từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ khi lắng nghe tiếng gà. Đây là những tình cảm chân thật của người lính trẻ xuất phát từ nỗi nhớ quê hương da diết. Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của người lính trẻ.

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 7: Kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối mình

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về một miền kí ức tuổi thơ của những người lính qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa gợi nhớ đến kỉ niệm đặc sắc của tuổi thơ với “ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo với bao kỉ niệm ngây ngô. Khi người cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng:

  • “Gà đẻ mà mày nhì
  • Rồi sau này lang mặt”
  • Do còn thơ dại, người lính ấy tin thật:
  • “Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng”

Để rồi giờ trưởng thành nghĩ lại, ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng của bà, thấy bóng dáng quen thuộc của bà. Đó là một tuổi thơ mong được có cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới, được cắp sách đến trường. Đó là những kỉ niệm rất giản dị nhưng xuất phát từ gia đình hạnh phúc gia đình, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng:

  •   Tiếng gà trưa
  • Mang bao nhiêu hạnh phúc,
  • Đêm cháu về nằm mơ
  • Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Thông qua nỗi nhớ da diết được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả thàng công tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng người bà của một em bé với bao khát vọng tuổi thơ.

Tình cảm với người bà thân yêu, tần tảo đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay, từ đó hun đúc lên sức mạnh, tinh thần để  sẵn sang cầm sung chiến đấu bảo vệ cuộc sống gia đình, bảo vệ quê hương, đất nước:

  • Cháu chiến đấu hôm nay
  • Vì lòng yêu Tổ quốc
  • Vì xóm làng thân thuộc
  • Bà ơi, cũng vì bà
  • Vì tiếng gà cục tác
  • Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng mang âm điệu mạnh mẽ, khẳng định, đầy quyết tâm. Người lĩnh trẻ ấy đã nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc, với xóm lầng và với bà của mình. Từ đó thấy được tình cảm cụ thể là tình bà cháu được phát triển lớn hơn thành tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc. Tất cả đều được biểu hiện rất giản dị, mộc mạc qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Chính tình cảm giản dị đó đã khơi niềm xúc động sâu xa tới mọi người đọc bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Với bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 CẢM NHẬN VỀ TÌNH BÀ CHÁU TRONG BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

Xuân Quỳnh, một trong những nhà thơ nữ được yêu thích nhất của Văn học Việt Nam bởi những vần thơ thiết tha, trong sáng như chính tâm hồn của bà. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp những tình cảm hết sức giản dị mà thiêng liêng như tình mẹ con, tình cảm vợ chồng, tình yêu quê hương đất nước…Và đến với “Tiếng gà trưa”, ta lại có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về tình bà cháu cũng như tình yêu quê nhà.

Bài thơ được viết vào những năm đầu của kháng chiến chống Mỹ, giữa hoàn cảnh khó khăn của đất nước, biết bao chàng trai cô gái đẫ phải rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc. Những cuộc chia xa đã khiên con người càng thêm thấm thía tình cảm dành cho người thân của mình:

  • “Trên đường hành quân xa
  • Dừng chân bên xóm nhỏ
  • Tiếng gà ai nhảy ổ:
  • “Cục…  cục tác cục ta”
  • Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bàn chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ…”

Hoàn cảnh trữ tình hiện lên rất tự nhiên và giản dị: trên đường đi hành quân, chú bộ đội dừng lại nghỉ chân nơi xóm nhỏ và tình cơ nghe được tiếng gà nhảy ổ. Đây có lẽ là khung cảnh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của anh bộ đội nên ngay lập tức, tiếng gà đã đưa anh về với dòng hồi tưởng tuổi thơ. Điệp từ nghe xuất hiện ba lần đã khẳng định những rung cảm cao độ trong lòng nhân vật trữ tình khi nghe tiếng gà. Có thể nghe được “xao động nắng chưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, và “gọi về tuổi thơ”, điều đó chứng tỏ người cháu không chỉ là nghe, mà là cảm nhận tiếng gà, tiếng gà đã trở thành âm thanh của tuổi thơ, trở thành người vẽ lại kí ức tuổi thơ cho cháu.

Xem thêm:  Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm

Nghe tiếng gà, ngưới cháu không khỏi nghĩ về những hình ảnh quen tuộc của đàn gà ngày xưa, vừa giản dị lại vừa đáng yêu. Nghĩ về “ổ rơm hồng những trứng”, chữ “hồng” đã ghi lại những ấn tượng chính xác của người cháu, có gì đó vui vẻ hạnh phúc dù là rất nhỏ khi thấy những quả trứng từ con gà mà bà nuôi. Từng màu sắc lại hiện lên trng tiềm thức của người cháu với đốmtrắng của con gà mái mơ, màu lông óng ánh như năng của con gà mái vàng. Tất cả hiện lên cụ thể sinh động tưởng như đó mới chỉ là ngày hôm qua, những kỉ niệm tình cảm vẫn còn vẹn nguyên trong lòng cháu. Những hình ảnh đó in sâu như vậy, đẹp đẽ như vậy, cũng là bởi nó gắn liền vói hình bóng của bà

  • “Tiếng gà trưa
  • Có tiếng bà vẫn mắng:
  • – Gà đẻ mà mày nhìn
  • Rồi sau này lang mặt!
  • Tay bà khum soi trứng
  • Dành từng quả chắt chiu”

Người bà hiện lên với những nét điển hình của người phụ nữ nông thôn, đơn thuần và chân chất  từ lời mắng đến hành động khum soi trứng. Tất cả đều chứng minh tình thương yêu dành cho cháu cùng sự nâng niu đàn gà. Lo cho đàn gà, cốt cũng là vì cháu bởi đó là niềm hạnh phúc giản của hai bà cháu mỗi dịp tết đến xuân về. Niềm vui của nơi làng quê nông thôn cũng chỉ thu gọn trong những bộ quần áo mới:

  • “Tiếng gà trưa
  • Mang bao nhiêu hạnh phúc
  • Đêm cháu về nằm mơ
  • Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Màu “hồng” một lần nữa lại xuất hiện trong bài thơ, vừa là màu của trứng cũng là màu tượng trưng cho hạnh phúc nhỏ nhoi mà ấm áp của hai bà cháu. Cuộc sống của hai bà cháu dường như phụ thuộc vào đàn gà rất nhiều, có lẽ bởi vậy mà âm thanh “tiếng gà trưa” cứ điệp lại qua từng khổ thơ giống như cách mà nó đã gắn bó đồng hành với thời thơ ấu của người cháu, rong ruổi cùng cháu trên từng chặng đường kí ức với bà.

Tiếng gà đã nuôi dưỡng tuổi thơ của cháu, nuôi dưỡng tình cảm của cháu dành cho người ba thân thương và cũng hình thành nên một thứ tình cảm khác cao quý, thiêng liêng khác: tình yêu Tổ quốc

  • “Cháu chiến đấu hôm nay
  • Vì lòng yêu Tổ quốc
  • Vì xóm làng thân thuộc
  • Bà ơi, cũng vì bà
  • Vì tiếng gà cục tác
  • Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã lí giải sự nảy nở của lòng yêu nước trong người lính, nó xuất phát từ những tình cảm giản đơn, nhỏ bé. Điệp từ “Vì” xuất hiện 3 lần đi kèm với đối tượng tình cảm được thu hẹp dần [xóm làng, bà, tiếng gà] đã đưa người đọc trở về với cội nguồn, căn cốt của lòng yêu nước. Nó chính là tình yêu những thứ bình thường xung quanh yêu tiếng gà, yêu những người thân yêu nhất của mình. Tình cảm bà cháu đơn thuần đến cuối được nâng lên thành tình yêu Tổ quốc khiến bài thơ không chỉ là những tâm tình tuổi thơ mà còn là lời cổ vũ tinh thần biết bao chiến sĩ lên đường ra đi bảo vệ gia đình, quê hương, đất nước buổi bấy giờ.

Tình yêu tổ quốc, yêu bà, yêu tiếng gà không chỉ là tình cảm riêng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, nó là những tình cảm muôn thuở sẵn có trong lòng ta. Nhưng nhờ có tài năng của Xuân Quỳnh, chúng dường như đã được đánh thức, được tiếp thêm sức sống mãnh liệt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề