nguyên sinh vật sống trong ruột mối và con mối có mối quan hệ như thế nào?

Đối với các định nghĩa khác, xem Mối [định hướng].

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

MốiThời điểm hóa thạch: Trias muộn - gần đây

Mối lính [đầu đỏ] và mối thợ [đầu màu nhạt]
thuộc loài mối đất Đài Loan [Coptotermes formosanus].

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]ArthropodaLớp [class]InsectaPhân lớp [subclass]PterygotaPhân thứ lớp [infraclass]NeopteraLiên bộ [superordo]DictyopteraBộ [ordo]BlattodeaPhân thứ bộ [infraordo]Isoptera
Brullé, 1832Các họ

Mastotermitidae
Kalotermitidae
Termopsidae
Hodotermitidae
Rhinotermitidae
Serritermitidae

Termitidae

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến [thậm chí chúng còn tấn công nhau], chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng [Isoptera], tuy nhiên, dựa trên chứng cứ DNA, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ [chi Cryptocercus]. Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.[1][2] Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối[3]. .

Mối là một loài côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 2700 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.

Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực chuyên giao phối, mối hậu là mối cái chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Đầu nhỏ, bụng to [có thể dài từ 12–15 cm]. Bộ phận sinh dục phát triển.

Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.

Mối thợ

Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...

Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.

Mối lính

Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển [là vũ khí lợi hại của chúng], có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.

Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.

Mối thích ăn chất cellulose của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose thành đường cung cấp cho mối.

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Bên cạnh việc xử lý để chống lại sự xâm nhập phá hoại của đàn mối, người ta còn tìm nhiều biện pháp để tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa.

Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.

Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà [copt-formosanus], tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Để tìm được tổ các loài trên, người ta thường dùng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v... Để tiêu diệt tổ mối dạng này, người ta thường dùng phương pháp hóa sinh, phun thuốc vào mối thợ nhằm lây nhiễm độc hoặc các vi sinh có hại cho mối để tiêu diệt tổ mối và mối chúa.

  1. ^ “Termites are 'social cockroaches'” [bằng tiếng Anh]. BBC News. ngày 13 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ Eggleton P. &al. [2007], Biological Letters, 7-6, trích dẫn trong Science News tập 171, trang 318
  3. ^ Lo N. &al. [2007], Biology Letters, ngày 14 tháng 8 năm 2007, doi 10.1098/rsbl.2007.0264

Wikispecies có thông tin sinh học về Mối
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mối.

  • Krishna, Kumar.; Grimaldi, David A.; Krishna, Valerie.; Engel, Michael S. [2013] Treatise on the Isoptera of the world. Bulletin of the American Museum of Natural History, no. 377 Lưu trữ 2014-07-30 tại Wayback Machine
  • Termite Fact Sheet highlighting species, habits, habitats and threats
  • University of California advice on Drywood Termites
  • Pictures of termites

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mối&oldid=67994226”

Kí sinh trùng y học là một ngành khoa học nghiên cứu về đặc điểm hình thể, đặc điểm sinh học, đặc điểm dịch tễ học, vai trò gây bệnh, chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng chống các loại sinh vật sống ăn bám ở bên trong, bên ngoài hoặc gần người một cách tạm thời hay vĩnh viễn với mục đích có chỗ trú ẩn hay nguồn thức ăn để sinh sống và gây hại cho cơ thể con người.

Những sinh vật sống ăn bám là kí sinh trùng. Người và những sinh vật khác bị kí sinh trùng sống ăn bám là vật chủ. Người có thể mắc bệnh do kí sinh trùng gây ra [là các bệnh kí sinh trùng] và các bệnh do kí sinh trùng truyền.

Kí sinh trùng hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả những sinh vật thuộc giới thực vật và giới động vật: vi khuẩn, virut, rickettsia, nấm, đơn bào, giun sán... Khoa học ngày nay đã tách ra làm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về kí sinh trùng [như kí sinh trùng học thú y, kí sinh trùng học thực vật, kí sinh trùng y học…].

Để nghiên cứu đầy đủ về kí sinh trùng y học, đòi hỏi phải có sự liên hệ mật thiết và hợp tác rộng rãi với các ngành khoa học khác như dịch tễ học, vi sinh y học, dược học, vệ sinh học, miễn dịch học, sinh học phân tử …

Các khái niệm quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã sinh vật.

Các giới sinh vật có nhiều loài cùng chung sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định họp thành quần xã sinh vật và luôn có những mối quan hệ lẫn nhau. 

Có những mối quan hệ có ích: cộng sinh, hỗ sinh, hội sinh…và có những mối quan hệ có hại: kí sinh, cạnh tranh, kháng sinh, diệt sinh…

Cộng sinh [symbiosis]:

Cộng sinh là kiểu chung sống giữa hai sinh vật dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Quan hệ này có tính thường xuyên, bắt buộc và nếu tách rời nhau chúng khó có thể tồn tại. 

Ví dụ quan hệ giữa con mối và các trùng roi sống trong ruột mối [mối ăn gỗ, nhưng không có men phân hủy gỗ. Trong khi đó trùng roi có men phân hủy cellulose thành đường mà cả hai đều cần đường để phát triển. Do vậy chúng sống không thể thiếu nhau]. Hoặc quan hệ giữa tảo và nấm cộng sinh [nấm hút nước giữ độ ẩm cung cấp cho tảo nước và muối khoáng để thực hiện chuyển hoá các chất, tảo cung cấp cho nấm các chất hữu cơ vì tảo có chất diệp lục để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết]. 

Hỗ sinh [mutualism]:

Hỗ sinh là mối quan hệ có lợi cho cả hai bên, nhưng không bắt buộc phải sống dựa vào nhau, tách khỏi nhau chúng vẫn có thể tồn tại được tuy có khó khăn. 

Ví dụ hải qùy và tôm kí sinh [tôm chui vào hải quỳ để được bảo vệ, hải qùy kiếm được nhiều thức ăn nhờ tôm bơi, di chuyển đi mọi nơi - bản thân hải qùy không di chuyển được]. Cũng như cua được ngụy trang bởi xoang tràng [Actini] hoặc san hô bám trên vỏ [cua ăn mồi, thải thức ăn thừa cho san hô và xoang tràng].

Hội sinh [commensalism]:

Mối quan hệ này biểu hiện chỉ có lợi cho một bên, nhưng bên kia không bị thiệt hại. 

Ví dụ như cá nấp dưới bụng sứa để được bảo vệ, sứa không có lợi gì, nhưng không bị thiệt hại. Entamoeba coli sống hội sinh, ăn thức ăn thừa trong đại tràng của người, nhưng không gây hại cho người.

Cạnh tranh [competition]:

Những cá thể của loài này không tấn công, không làm hại các loài kia, không thải ra chất độc nào cả. Chúng chỉ sinh trưởng đơn thuần, nhưng sinh sản nhanh hơn, vì vậy chiếm được ưu thế trong cuộc đấu tranh giành nguồn thức ăn có hạn, làm cho loài kia tàn lụi đi. 

Ví dụ: hai loài trùng roi Paramecium cudatum và Paramecium aurelia nuôi chung ở mức dinh dưỡng hạn chế, sau 16 ngày chỉ có P.aurelia còn sống, do loài này sinh sản nhanh hơn chiếm hết chất dinh dưỡng ở môi trường.

Kháng sinh [antibiosis]:

Kháng sinh là mối quan hệ loài này ức chế sự sinh trưởng của loài khác. 

Ví dụ: nấm mốc và vi khuẩn [nấm mốc Penicillinum tiết ra chất penicilin là chất ức chế sinh trưởng của các loài vi khuẩn].

Diệt sinh [biocide]:

Đó là mối quan hệ giữa sinh vật này tiêu diệt một sinh vật khác để ăn thịt. Sinh vật bị ăn thịt là con mồi. Trong quan hệ này vật ăn thịt [predactor] không thể tồn tại nếu thiếu con mồi [prey].

Kí sinh [parasitism]:

Kí sinh là một kiểu chung sống đặc biệt giữa hai sinh vật: một sinh vật sống nhờ có lợi là kí sinh trùng, sinh vật kia bị kí sinh và bị thiệt hại gọi là vật chủ. 

Kí sinh trùng sống bám trên bề mặt, hoặc ở bên trong vật chủ, hoặc ở gần vật chủ để lợi dụng vật chủ làm nơi cư trú hoặc lấy nguồn cung cấp dinh dưỡng. Một số kí sinh trùng có đời sống ngoại hoại sinh [exosaprophytism].  Ví dụ: Aspergillus, Sporothrix schenckii, Strongyloides stercoralis…

Hoặc nội hoại sinh [endosaprophytism].

Ví dụ: Entamoeba histolytica [forma minuta], Candida sp…

Các khái niệm về sinh vật kí sinh [kí sinh trùng].

Kí sinh trùng chuyên tính [kí sinh trùng bắt buộc]:

Những kí sinh trùng muốn tồn tại bắt buộc phải sống bám vào cơ thể vật chủ, không thể sống tự do.

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides], giun tóc [Trichuris trichiura], chấy [Pediculus capilis] bắt buộc phải sống bám vào vật chủ.

Kí sinh trùng kiêm tính [kí sinh trùng tuỳ nghi]:

Kí sinh trùng có thể sống kí sinh, hoặc cũng có thể sống tự do ở môi trường bên ngoài.

Ví dụ: giun lươn [Strongyloides stercoralis] và nấm Aspergillus sp…

Nội kí sinh trùng:

Nội kí sinh trùng là những kí sinh trùng sống ở bên trong cơ thể vật chủ: mô, nội tạng, máu, thể dịch …

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides], giun soắn [Trichinella spiralis], sán lá gan nhỏ [Clonorchis sinensis], amíp lị [Entamoeba histolytica]… Nội kí sinh trùng có vai trò gây bệnh là chủ yếu.

Ngoại kí sinh trùng:

Ngoại kí sinh trùng là những kí sinh trùng sống ở ngoài cơ thể vật chủ hoặc sống ở bề mặt cơ thể vật chủ.  Ví dụ: muỗi, mò, chấy, rận, ghẻ…

Kí sinh trùng lạc chỗ:

Kí sinh trùng lạc chỗ là những kí sinh trùng sống kí sinh lạc sang cơ quan, phủ tạng khác với cơ quan, phủ tạng mà nó thường kí sinh. 

Ví dụ: giun đũa người bình thường sống ở ruột non, khi lạc chỗ có thể chui vào lệ đạo, vào ống tụy, ống mật…

Kí sinh trùng lạc chủ:

Kí sinh trùng lạc chủ là những kí sinh trùng bình thường sống kí sinh ở một loài vật chủ nhất định, nhưng do tiếp xúc giữa vật chủ này với vật chủ khác, kí sinh trùng có thể nhiễm qua vật chủ mới. 

Ví dụ: giun đũa chó [Toxocara canis] có thể lạc chủ sang người, giun tròn kí sinh ở động mạch phổi chuột [Angiostrongylus cantonensis] có thể gây viêm não, màng não ở người.

Các khái niệm về vật chủ.

Vật chủ là những sinh vật mà ở đó kí sinh trùng sinh sản và phát triển để hoàn thiện vòng đời phát triển của chúng. 

Có những kí sinh trùng kí sinh ở cả vật chủ chính và vật chủ phụ, có kí sinh trùng chỉ kí sinh ở một vật chủ và ở ngoại cảnh, có kí sinh trùng kí sinh qua 2 vật chủ phụ và có những kí sinh trùng kí sinh trên sinh vật mà vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ.

Vật chủ chính:

Vật chủ chính là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức hữu giới, hoặc kí sinh trùng sống ở giai đoạn trưởng thành. 

Ví dụ: muỗi Anopheles là vật chủ chính của kí sinh trùng sốt rét, người là vật chủ chính của giun chỉ, của các loài sán là gan nhỏ…

Vật chủ phụ [vật chủ trung gian]:

Vật chủ trung gian là vật chủ ở đó kí sinh trùng sinh sản theo phương thức vô giới hoặc nếu không sinh sản thì ở dưới dạng ấu trùng - chưa trưởng thành.  

Một kí sinh trùng có thể có 1 hoặc 2 vật chủ phụ.

Ví dụ: người là vật chủ phụ của kí sinh trùng sốt rét, muỗi là vật chủ phụ của giun chỉ, ốc là vật chủ phụ 1, cá là vật chủ phụ 2 của các loài sán lá gan nhỏ.

Tuy nhiên có những kí sinh trùng chỉ có một vật chủ duy nhất để hoàn thành sự phát triển vòng đời của chúng, nhưng cần có giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. 

Ví dụ: giun đũa, giun tóc…

Cũng có loại kí sinh trùng phát triển ở cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng trong một cơ thể vật chủ. 

Ví dụ: lợn là vật chủ của giun soắn [Trichinella spiralis] vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ.

 Dự trữ mầm bệnh[reservoir]:

Là sinh vật dự trữ mầm bệnh kí sinh trùng của người. 

Ví dụ: mèo, chó… là sinh vật dự trữ mầm bệnh sán lá gan nhỏ [Clonorchis sinensis]…  

Trung gian truyền bệnh[vector]:

Là sinh vật mang kí sinh trùng và truyền kí sinh trùng từ người này sang người khác. Cần phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh.

Vector sinh học [hay còn được gọi là vật chủ trung gian]: khi kí sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector. 

Ví dụ: muỗi Anopheles là vector sinh học của kí sinh trùng sốt rét.

Vector cơ học [hay còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh]: khi kí sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể vector.

Ví dụ: ruồi nhà là vector cơ học của Entamoeba histolytica truyền bệnh         amíp lị.

Người lành mang kí sinh trùng [porter]:

Là người có kí sinh trùng trong cơ thể, nhưng không có biểu hiện bệnh lí gì. 

Ví dụ: người mang bào nang amíp lị Entamoeba histolytica, hay người mang kí sinh trùng sốt rét nhưng không có biểu hiện lâm sàng bệnh sốt rét.

Tính đặc hiệu kí sinh trùng.

Kí sinh trùng có những mức độ đặc hiệu khác nhau với cuộc sống kí sinh ở một hay nhiều loài vật chủ khác nhau. Ngay trong cơ thể một vật chủ, kí sinh trùng cũng có thể sống ở vị trí này hay vị trí khác. Đó là tính đặc hiệu chuyên biệt.

Đặc hiệu về vật chủ:

Kí sinh trùng có thể chỉ kí sinh ở một loài vật chủ duy nhất [đặc hiệu hẹp].  Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides] chỉ kí sinh được trong ruột người. 

Kí sinh trùng có thể kí sinh ở nhiều loài vật chủ khác nhau [đặc hiệu rộng]. 

Ví dụ: Toxoplasma gondii có thể kí sinh ở người, trâu, bò, chim… Giun soắn có thể kí sinh ở chuột, lợn, chó, mèo, cầy, cáo và người.

Đặc hiệu về vị trí kí sinh:

Kí sinh trùng có thể chỉ sống được ở một vị trí nhất định nào đó trong cơ thể vật chủ [đặc hiệu hẹp]. 

Ví dụ: giun đũa [Ascaris lumbricoides] chỉ kí sinh được trong ruột non, giun kim [Enterobius vermicularis] chỉ sống kí sinh ở ruột già của người. 

Nhiều loại kí sinh trùng có thể sống ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể vật chủ [đặc hiệu rộng]. 

Ví dụ: Toxoplasma gondii có thể kí sinh ở não, mắt, tim, phổi… của người.

Những kí sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về vị trí kí sinh thường có biểu hiện lâm sàng khu trú, tương đối điển hình đặc hiệu. Nếu kí sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về vị trí kí sinh thì biểu hiện lâm sàng thường đa dạng, chẩn đoán và điều trị khó khăn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề