Tiếng Việt lớp 5 on tập giữa học kì 2 Tiết 3 4



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 101 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 3.

Câu 1 [trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2]: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Trả lời:

Học sinh tự ôn tập.

Quảng cáo

Câu 2 [trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2]: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a] Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b] Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c] Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d] Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

Trả lời:

Quảng cáo

a] Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b] Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c] Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d] - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn [câu 2] thay cho làng quê tôi [câu 1]

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương [câu 3] thay cho mảnh đất cọc cằn [câu 2]. Mảnh đất ấy [câu 4, 5] thay cho mảnh đất quê hương [câu 3].

Quảng cáo

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 3 Tuần 28 [trang 60-61]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 khác:

Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 2 phần tập đọc [có đáp án]

Câu 1: Thông qua bài văn Người công dân số Một, con nhận thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào ở anh Thành?

☐ Là người có lòng yêu nước

☐ Nóng nảy, thiếu bình tĩnh

☐ Có tầm nhìn xa trông rộng

☐ Ham học hỏi, yêu thích khám phá

☐ E dè, thiếu tự tin, hay lo xa

☐ Là người có lòng quyết tâm, kiên định và dũng cảm.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Thông qua bài văn Người công dân số Một, có những phẩm chất tốt đẹp ở anh Thành mà con nhận thấy được đó là:

- Là người có lòng yêu nước

- Có tầm nhìn xa trông rộng

- Ham học hỏi, yêu thích khám phá

-  Là người có lòng quyết tâm, kiên định và dũng cảm

Câu 2: Trong các bài sau đây, bài nào không thuộc chủ điểm Người công dân?

A. Thái sư Trần Thủ Độ

B. Tiếng rao đêm

C. Trí dũng song toàn

D. Phân xử tài tình

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Trong số các đáp án đã cho, Phân xử tài tình không nằm trong chủ điểm Người công dân mà nằm trong chủ điểm Vì cuộc sống bình yên.

Đáp án đúng: D. Phân xử tài tình

Câu 3: Bài văn Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng cho biết nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng là ai?

A. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Sài Gòn.

B. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội.

C. Đó là ông Đỗ Cảnh Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội.

D. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, một Việt Kiều giàu có và có quan hệ rộng.

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Bài văn Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng cho biết nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng đó là ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội.

Đáp án đúng: B. Đó là ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản lớn ở Hà Nội

Câu 4: Trong số những bài thơ sau đây, bài thơ nào thuộc chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình?

A. Cửa sông

B. Cao Bằng

C. Đất nước

D. Tiếng vọng

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Trong các bài thơ trên có bài Cao Bằng, nói về địa thế, thiên nhiên và con người Cao Bằng là thuộc chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.

Đáp án đúng: B. Cao Bằng

Câu 5: Trong câu chuyện Phân xử tài tình, viên quan án đã phân xử những vụ án nào?

☐ Vụ án hai người phụ nữ tranh nhau một tấm vải.

☐ Vụ án bọn cướp ở truông nhà Hồ.

☐ Vụ án nhà chùa bị mất trộm tiền.

☐ Vụ án sư phụ nhà chùa bị mất trộm chiếc chuông quý.

☐ Vụ án anh hàng dầu bị mất trộm tiền. 

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Trong câu chuyện Phân xử tài tình, viên quan án đã phân xử những vụ án:

- Vụ án hai người phụ nữ tranh nhau một tấm vải

- Vụ án nhà chùa bị mất trộm tiền

Những vụ án còn lại nằm trong truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

on-tap-giua-hoc-ki-2-tuan-28.jsp

Đề bài

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Tình quê hương

[1]Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. [2]Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

[3]Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. [4]Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. [5]Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

a] Gạch dưới những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b] Trả lời câu hỏi : Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

………………………

c] Tìm các câu ghép trong bài văn bằng cách đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

□ Bài văn có 2 câu ghép. [Đó là các câu………………...]

□ Bài văn có 3 câu ghép. [Đó là các câu………………...]

□ Bài văn có 4 câu ghép. [Đó là các câu………………...]

□ Cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.

d] Tìm các từ ngữ được lặp lại trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

□ Chỉ có từ tôi.

□ Chỉ có từ mảnh đất.

□ Từ tôi và mảnh đất.

□ Cụm từ làng quê tôi.

e] Dưới đây là những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Chỉ rõ những từ ngữ đó thay thế cho từ ngữ nào.

Từ ngữ thay thế

Thay thế cho từ ngữ

Đoạn 1

M : - đây [ở câu 2]

- mảnh đất cọc cằn [ở câu 2]

- làng quê tôi [ở câu 1]

- …………x

 [ở câu 1]

 [ở câu 1]

Đoạn 2

- mảnh đất quê hương [ở câu 3]

- mảnh đất ấy [ở câu 4, 5]

- ……………

 [ ở câu 2]

- ……………

  [ở câu 3]

[ở câu 2]

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a. Em đọc kĩ đoạn 1 và tìm đáp án.

b. Em đọc kĩ đoạn 2 xem tác giả nhắc và nhớ tới điều gì?

c. Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên.

d. Em đọc thật kĩ cả hai đoạn.

e. Em làm theo yêu cầu của bài tập

Lời giải chi tiết

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Tình quê hương

[1]Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. [2]Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

[3]Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. [4]Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. [5]Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

a] Gạch dưới những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b] Trả lời câu hỏi: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

Tác giả có rất nhiều kỉ niệm từ thời thơ ấu vì thế tác giả thấy mình vô cùng gắn bó với quê hương.

c] Tìm các câu ghép trong bài văn bằng cách đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

X Cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.

d]Tìm các từ ngữ được lặp lại trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :

X Từ tôi và mảnh đất.

e] Dưới đây là những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Chỉ rõ những từ ngữ đó thay thế cho từ ngữ nào.

Từ ngữ thay thế

Thay thế cho từ ngữ

Đoạn 1

M : - đây [ở câu 2]

- mảnh đất cọc cằn [ở câu 2]

- làng quê tôi [ở câu 1]

- làng quê tôi [ở câu 1]

Đoạn 2

- mảnh đất quê hương [ở câu 3]

- mảnh đất ấy [ở câu 4, 5]

- mảnh đất cọc cằn

 [ ở câu 2]

- mảnh đất quê hương [ở câu 3]                

Video liên quan

Chủ Đề