Thuốc thang là từ ghép hay từ láy

Câu 1. Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa , Câu 2. Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây

Bài 1

Câu 1. Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa :

a] Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Theo HOÀNG LÊ

b] Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

THÉP MỚI 

Gợi ý:

- Từ ghép: là ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.

- Từ láy: phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần [hoặc cả âm đầu và vần] giống nhau.

Trả lời:

a. - Từ ghép: nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, bờ bãi, tưởng nhớ.

- Từ láy: nô nức.

b. - Từ ghép: dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

- Từ láy: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp.

Bài 2

Câu 2. Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây:

a] Ngay

b] Thẳng

c] Thật

Gợi ý:

Con suy nghĩ và tìm cách từ thích hợp theo yêu cầu đề bài.

Trả lời:

a. Ngay

- Từ ghép: Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơ.

- Từ láy: ngay ngắn

b. Thẳng

- Từ ghép: thẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tính.

- Từ láy: thẳng thắn, thẳng thớm, thẳng thừng.

c. Thật

- Từ ghép: chân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tình.

- Từ láy: thật thà.

Loigiaihay.com

BT- Sáng chủ nhật, tôi đến thăm anh bạn là thầy giáo, lại gặp một thầy nữa – cả hai đều dạy văn. Họ đang bàn luận sôi nổi về từ ngữ, nhân dịp kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông vừa rồi đề thi môn ngữ văn có hỏi về từ láy. Anh bạn chủ nhà nói, thật ra ranh giới từ ghép và từ láy còn nhiều phức tạp.

Chuyện của nhà ngôn ngữ

Thầy giáo – khách, nói chương trình ngữ văn trung học cơ sở dạy học sinh nhận diện từ ghép và từ láy khá đơn giản, chứ có gì phức tạp. Sách giáo khoa hướng dẫn từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Còn từ láy là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được ghép lại – hay nói cách khác là sự lặp lại ngữ âm một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm tiếng gốc. Rồi anh trích dẫn, như GS. TS Đỗ Hữu Châu nói: “Từ láy bộ phận có thể là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu thì giữ lại, còn vần thì khác, như: đẹp - đẹp đẽ, xinh - xinh xắn. Từ láy bộ phận có thể là từ láy vần, nếu vần được giữ lại, còn phụ âm đầu thì khác, như: túng - lúng túng [vần ung], chỏng - lỏng chỏng [vần ong], rối - bối rối [vần ôi]”[1]. Trong ngữ pháp tiếng Việt thì “từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng”. Như: xanh – xanh xanh, tím – tim tím[2]. Còn Nguyễn Thiện Giáp thì nói: “Đây là những từ tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa 2 thành tố; như: ầm ầm, ào ào, oang oang, khò khò, pho pho, hu hu, rầm rầm, đùng đùng…”[3]. 

 Tìm được gì trong từ điển

Anh bạn chủ nhà nói, phức tạp bởi khó phân biệt rạch ròi giữa từ ghép và từ láy, cũng chính GS. TS. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Có những từ láy 2 âm tiết, phụ âm đầu và vần của các âm tiết đó tuy vẫn theo đúng quy tắc láy, nhưng thanh điệu của chúng không phù hợp với quy tắc nhóm thanh thì chưa hẳn đã là từ láy đôi chân chính. Thí dụ: “mơ màng”, “mơ mộng”, “lanh lợi”, “êm đềm”, “âu sầu”, “ủ rũ”… có thể đó là những từ ghép mà cả 2 hình vị đều có nghĩa [“mơ”, “màng”, “mơ”, “mộng”, “âu”, “sầu”…] hoặc là từ gốc Hán “lanh lợi”. “Lại có một số từ 2 âm tiết rất phù hợp với quy tắc láy đôi về âm và thanh điệu song cả 2 âm tiết đều có nghĩa [hoặc hiện nay hoặc trước kia có nghĩa] như “đền đài”, “gậy gộc”, “mưa móc”, “thuốc thang”, “chùa chiền”, “hỏi han”, “ngặt nghèo”, “vung vẩy”, “nhảy nhót”. Sau này chúng ta sẽ thấy cả về ý nghĩa, những từ này vừa giống với ý nghĩa của một kiểu từ ghép vừa giống với ý nghĩa của một từ láy. Đây là những trường hợp trung gian giữa từ ghép và từ láy”[4]. Anh cười, có những từ mang yếu tố “lưỡng tính” như vậy, học sinh có thể trả lời từ ghép hoặc từ láy đều phải chấp nhận. Không phức tạp là gì! Nói xong, anh bước lại kệ sách - anh có một kệ sách rất lớn, phủ kín 2 mặt tường – rút ra cuốn Từ điển từ láy tiếng Việt[5], nói những từ trên đều có trong cuốn này, và giải thích còn chung chung, chưa thật thấu đáo, như từ “lanh lợi”, giải thích: tt. [ph]. Linh lợi. Cậu bé trông lanh lợi, thông minh – tr. 244; “gậy gộc”: dt. Đoạn tre, song gỗ được coi như là một thứ vũ khí để đánh; gậy [nói khái quát] – tr. 142; “chùa chiền”: dt. Chùa [nói khái quát] – tr. 92; “hỏi han”: đgt. Hỏi để biết, để bày tỏ sự quan tâm [nói khái quát] – tr. 167; “nhảy nhót”: đgt. Nhảy bằng những động tác trẻ, vui và thích thú – tr. 388; “vung vẩy”: đgt. Đưa qua đưa lại nhiều lần liên tiếp một cách tự nhiên [thường nói về tay, chân] – 561… Giải thích như thế và xếp tất cả vào từ láy.

Đến đây tôi mới tham gia hỏi, căn cứ vào đâu để giải thích những từ trên không phải từ láy? Anh nói, như từ “chùa chiền”, giải thích: “chùa”: nhà cất kiểu riêng, có sãi và vãi ở thờ Phật, tụng kinh. Còn “chiền” cũng có nghĩa: thiền, chùa, nơi tu hành theo đạo Phật. Nói “chiền gia” hay “thiền gia” là chỉ người tu hành[6]. Vậy cả 2 từ đều có nghĩa. Hoặc từ “hỏi han” – lâu nay nhiều người nói từ “han” tách riêng thì “han” không có nghĩa, nên “hỏi han” là từ láy, nhưng tìm hiểu cho thấy “hỏi” là “ngỏ lời cho người đáp điều mình muốn biết”[7]. Còn “han” có nghĩa là “hỏi tới”, “nói tới”[8] – Truyện Kiều Nguyễn Du có viết: "Trước xe lơi lả han chào” [câu 925] – “han chào” là chào hỏi. Vậy “hỏi han” là “hỏi cho biết việc này việc kia”[9]. Hai từ “hỏi” và “han” đều có nghĩa. Vậy “chùa chiền” hay “hỏi han” đâu còn là từ láy. Nếu nói như GS.TS Đỗ Hữu Châu thì đây là loại từ mang ý nghĩa trung gian rồi – phức tạp quá chứ! Từ đó, người viết bài này mong rằng, những nhà làm từ điển cần chú giải thật thấu đáo, cặn kẽ, giúp cho học sinh dễ bề tra cứu.

Võ Nguyên

 Nguồn: [1], [4]: Đỗ Hữu Châu. Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb GD, 1981, tr. 40, 43; [2]: Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb KHXH, 1993, tr. 56; [3]: Từ vựng học tiếng Việt. Nxb ĐH và THCN, 1985, tr. 93 – 94; [5]: Viện Ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1995; [6], [7], [9]: Lê Văn Đức – Việt Nam tự điển, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1970; [8]: Huình - Tịnh Paulus Của – Đại Nam quốc âm tự vị, Sài Gòn, 1895. Còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức cũng giải thích: “han” là hỏi thăm, chào hỏi, như “han chào”, cũng có khi nói “han hỏi” – Hàn huyên han hỏi.

“Lang thang” thuộc kiểu từ láy gì? *

Láy bộ phận âm đầu.

Láy bộ phận vần.

Láy cả tiếng.

Láy cả âm lẫn vần.

⇒[Chỉ láy phần âm vần "ang",nên láy phần bộ phận vần]

Dòng nào dưới đây toàn từ láy? *

Tưng bừng, rực rỡ, bốc bay, lang thang, mỏng mảnh, rung rinh, trĩu trịt.

Tưng bừng, đã đem, rực rỡ, trĩu trịt, lang thang, mỏng mảnh, rung rinh.

Tưng bừng, rực rỡ, trĩu trịt, lang thang, mỏng mảnh, rung rinh, phập phồng.

Tưng bừng, rực rỡ, trĩu trịt, lang thang, trắng trong, mỏng mảnh, rung rinh.

Thông qua đặc điểm cấu tạo từ láy và từ ghép, cô Vân Anh – giáo viên Tiểu học thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tháo gỡ vướng mắc về các bài tập liên quan.

Trong chương trình Tiếng Việt 4, học sinh được làm quen với các bài tập về cấu tạo từ , phân biệt từ đơn, từ phức và từ ghép, từ láy. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Cô Trần Thị Vân Anh – giáo viên Tiếng Việt tại Hocmai.vn  đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm tiêu biểu giúp học sinh phân biệt rạch ròi hai loại từ trên.

Lý thuyết về từ và cấu tạo từ

Để học sinh nắm được kiến thức tổng quát về cấu tạo từ, cô Vân Anh đã tổng hợp lại các bài học trước, liên kết và khái quát thành sơ đồ giúp học trò dễ theo dõi, ghi nhớ.

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.

Từ đơn là gì?

Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng tạo thành. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài [ghi-đông, tivi, ra-đa,…] được xếp vào từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

Từ phức là gì?

Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép.

Tham khảo thêm: Phân biệt từ đơn – từ phức

Từ ghép là gì?

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ về từ ghép:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại [điệp lại] một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Có 3 loại từ láy:

  • Từ láy âm đầu
  • Từ láy vần
  • Từ láy toàn bộ

Ví dụ về từ láy:

Long lanh  => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh tháo gỡ những khúc mắc và có phương pháp nhận diện tiện ích, cô Vân Anh đã tổng hợp 4 đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

Ngoài ra, để phân biệt từ láytừ đơn đa âm tiết, cô Vân Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn?

“ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông,…

Bài tập luyện tập từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Hướng dẫn giải

Từ ghép: chung quanh, độc ác, vững chãi, thuần khiết, đơn giản, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, cứng cáp, dẻo dai, mộc mạc, nhũn nhặn

Bài 2: Hãy phân biệt từ ghép, từ láy trong các trường hợp sau

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Hướng dẫn giải

a] Các từ là từ láy bao gồm: Ngay ngắn, Thẳng thắn

b] Các không phải là từ ghép gồm: Thật thà

Bài 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: Đáp án a đây là từ chỉ màu sắc của đối tượng là da người

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Hướng dẫn giải

  • Các từ là từ láy là: chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn
  • Các từ là từ ghép là: châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng. Hãy sắp xếp các từ đó thành 2 nhóm từ ghép và từ láy

Hướng dẫn giải

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng.

Thông qua video bài giảng, cô Vân Anh đã tổng quan kiến thức, gợi ý cách phân biệt các từ loại, giúp học sinh nắm vững kỹ năng nhận dạng và phân biệt từ láy, từ phức. Ngoài ra, cô cũng đưa ra các ví dụ và đi vào giải quyết các bài tập cụ thể giúp học sinh theo dõi, kiểm tra lại kiến thức đã học.

Qúy phụ huynh và học sinh có thể điền thông tin tại đây để nhận tư vấn và hướng dẫn học thử các bài giảng khác của cô Vân Anh, cũng như các môn học khác ở lớp 4 nói riêng và từ lớp 2-9 nói chung.

Video liên quan

Chủ Đề