Thuốc phơi nhiễm là gì

PEP là gì?

PEP có nghĩa là dùng thuốc kháng vi-rút [ARV] sau khi có khả năng phơi nhiễm với HIV để tránh bị nhiễm HIV.

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV, nhưng bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt. Mỗi giờ đều có giá trị. Nếu bạn sử dụng PEP theo quy định, bạn sẽ cần tuân thủ điều trị trong 28 ngày.

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp và phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã bị phơi nhiễm HIV gần đây, hãy gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức.

PEP có hiệu quả dự phòng sau phơi nhiễm HIV nếu dùng trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm và được sự chỉ định của bác sĩ.

PEP dành cho ai?

Nếu bạn là người âm tính với HIV hoặc không được biết tình trạng HIV của mình, và trong 72 giờ qua, bạn có ít nhất 1 trong các nguy cơ sau:

  1. phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục [ví dụ: bao cao su bị rách]
  2. dùng chung kim tiêm
  3. bị tấn công tình dục

Hãy đến gặp bác sĩ tư vấn về PEP ngay lập tức!

PEP có hiệu quả, nhưng không phải 100%, vì vậy bạn nên tiếp tục sử dụng bao cao su với bạn tình và có các biện pháp an toàn trong khi dùng PEP. Những điều này có thể bảo vệ bạn khỏi bị phơi nhiễm HIV một lần nữa và giảm cơ hội lây truyền HIV cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi bạn vẫn đang dùng PEP.

Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu khi bạn có nguy cơ phơi nhiễm với HIV.

Khi nào nên điều trị PEP?

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi có nguy cơ. Bạn bắt đầu PEP càng sớm thì càng tốt; mỗi giờ đều có giá trị.

Bắt đầu PEP càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm HIV là điều quan trọng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng PEP có ít hoặc không có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV nếu nó được bắt đầu muộn hơn 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV.

PEP được điều trị hiệu quả khi tuân thủ tốt trong 28 ngày.

PEP có tác dụng phụ không?

Mặc dù an toàn nhưng PEP có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, v.v. ở một số người. Những tác dụng phụ này có thể tự khỏi và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc PEP mới ít tác dụng phụ và hiệu quả hơn.

PEP có ít tác dụng phụ và thường tự khỏi sau vài ngày.

Nên điều trị PEP ở đâu?

Phòng khám Glink là một trong những nơi điều trị PEP chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các phòng khám có chuyên môn về HIV sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn về việc nên điều trị PEP như thế nào, cách giảm tác dụng phụ, sử dụng các loại thuốc tốt hơn, và quan trọng nhất là theo dõi các tiến triển sau khi kết thúc điều trị PEP.

Hãy điều trị PEP tại những cơ sở uy tín, và có chuyên môn về HIV.

Có nên thường xuyên điều trị PEP?

PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

Ví dụ, PEP không phải là lựa chọn phù hợp cho những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên – như thường xuyên quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su với bạn tình dương tính với HIV. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm HIV liên tục, hãy nói chuyện với bác sĩ về PrEP.

Liên hệ Glink ngay:

Facebook:

Glink Việt Nam Commerce

  • Hà Nội:  Số 18 ngõ 9, phố Minh Khai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng – 093 123 65 34
  • TP.HCM – quận 10: 224/38 Lý Thường Kiệt, phường 14, Q.10 – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận Thủ Đức: 17 đường số 12, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức – 0932 108 534
  • TP.HCM – quận 12: 481/10 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12 – 0909 424 534
  • Cần Thơ: 22/10 Trần Quang Khải, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều – 078 778 7455
  • Nghệ An: Số 5A ngõ 112 Lệ Ninh, Khối 8 – Phường Quán Bàu, TP. Vinh – 091 314 02 34
  • Đồng Nai: C61 khu liên kế – Khu dân cư Bửu Long, Bửu Long, Tp. Biên Hòa – 0909 694 534

Phơi nhiễm HIV là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.


Dự phòng sau phơi nhiễm là dùng thuốc kháng HIV càng sớm càng tốt sau khi bạn đã phơi nhiễm với HIV để giảm thiểu khả năng bị lây nhiễm HIV. Việc dự phòng phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm thì mới có hiệu quả.


Ai nên dùng PEP:

- Những người vừa quan hệ tình dục không an toàn với người khác mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của họ. Trường hợp này có thể là quan hệ tình dục với mại dâm nam hoặc mại dâm nữ.


- Sự cố trong lúc quan hệ tình dục như rách bao, bị trầy xước da niêm mạc mà không chắc chắn về tình trạng nhiễm HIV của bạn tình.

- Những người sử dụng heroin có tiêm chích chung với người nhiễm HIV.


- Những người bị bạo hành tình dục như bị cưỡng hiếp.


- Sự cố hằng ngày khi sống chung với người nhiễm HIV ví dụ như sử dụng nhầm dao cạo râu dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước da, sử dụng bàn chải đánh răng dính máu của người nhiễm HIV làm trầy xước niêm mạc miệng.


- Những người bị cướp đe dọa bằng cách lấy kim dính máu đâm.


- Những người vô tình đạp phải kim khi đi trên đường.


- Nhân viên y tế phơi nhiễm nghề nghiệp trong lúc thực hiện công việc với bệnh nhân nhiễm HIV.


PEP - Phương pháp ngừa HIV khẩn cấp

Những công việc cần làm trước khi dùng PEP

Bạn sẽ được khám kĩ lưỡng, đánh giá tình huống phơi nhiễm có nguy cơ cao hay thấp.
Bạn sẽ được làm các xét nghiệm:


HIV: để chắc chắn bạn đang không nhiễm HIV. Tuy nhiên nếu bạn là người có yếu tố nguy cơ thường xuyên như mại dâm nam, mại dâm nữ, tiêm chích heroin thì xét nghiệm HIV lúc này có thể âm tính trong giai đoạn cửa sổ.


Creatinin: để đánh giá chức năng thận của bạn. Trong các loại thuốc PEP có một thành phần có tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận nên phải đánh giá trước khi sử dụng.


HbsAg: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B.


Anti HCV: là xét nghiệm xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan C.

Ngoài ra bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm như: tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan,…

Khi kết quả xét nghiệm HIV của bạn âm tính và các xét nghiệm khác bình thường. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc PEP cho bạn.

Tác dụng phụ của PEP và cách hạn chế

Đau đầu, choáng váng: là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng phác đồ có Efavirenz. Tác dụng phụ này thường giảm bớt sau khoảng một tuần điều trị tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài hết đợt điều trị. Người bệnh cần uống thuốc cách xa bửa ăn khoảng 2 giờ, hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ. Nếu bị choáng sau khi uống thuốc cần ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi hạn chế chạy xe vận hành máy móc.

Tiêu chảy: là tác dụng phụ thường gặp của các thuốc kháng virus, tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ tự giới hạn hoặc hoàn toàn không có ở một số người. Nếu tình trạng ktieue chảy kéo dài bạn nên uống nhiều nước và gặp bác sĩ kê thêm thuốc chống tiêu chảy khi cần thiết.

Dị ứng: nổi mẫn đỏ thường ở tay, chân, ngực, bụng một số ít ở mặt. Đây là tác dụng phụ thường gặp ở những người có tiền sử dị úng. Để hạn chế các bạn nên kiêng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, gà, bò, các loại mắm, các loại thực phẩm lên men,… Nếu bạn có tiền sử dị ứng hãy cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống dị ứng nếu cần thiết.


Tác dụng phụ lên gan và thận: thuốc PEP là một chất ngoại sinh đối với cơ thể nên sẽ được chuyển hóa chủ yếu qua gan và thận. Trong thời gian uống thuốc các bạn nên hạn chế thức khuya, uống nước đầy đủ và không nhịn đi tiểu.

Theo dõi sau khi sử dụng PEP


Thời gian sử dụng PEP là 28 ngày. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị các bạn cần chờ thêm ít nhất là 1 tháng để xét nghiệm HIV. Nếu kết quả HIV âm tính có nghĩa là bạn đã được bảo vệ hoàn toàn. Nếu kết quả HIV dương tính có thể bạn đã nhiễm HIV từ trước, [kết quả HIV lúc bắt đầu điều trị PEP âm tính trong giai đoạn cửa sổ] hoặc các bạn không tuân thủ tốt trong quá trình sử dụng PEP.


Hiệu quả của PEP:

Năm 2016 trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố 6 nghiên cứu quan sát các đối tượng sử dụng PEP. Trong 1535 người nam sử dụng PEP có 1487 người được bảo vệ hoàn toàn. Có 48 ca ghi nhận nhiễm HIV sau đó, nguyên nhân là do họ tiếp tục có hành vi nguy cơ sau khi kết thúc phát đồ 28 ngày và không tuân thủ điều trị.
Tài liệu tham khảo: //stacks.cdc.gov/view/cdc/38856

Vì vậy sau khi sử dụng PEP nếu còn yếu tố nguy cơ các bạn nên tham gia chương trình dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP]. Hãy đến phòng khám để được khám và tư vấn kĩ.

Tham khảo ngay: Dịch vụ Dự Phòng & Điều Trị HIV tại Galant Clinic 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: Số 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0943 108 138 * Tel: 028. 7303 1869
Giờ làm việc: 09:00 - 20:00 [Thứ 2 - Chủ nhật]

Cơ sở 2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline/Zalo: 0976 856 463 * Tel: 028. 7302 1869Giờ làm việc: 11:00 - 20:00 [Thứ 2 - Thứ 7]

 * www.galantclinic.com
fb.com/GalantClinic * fb.com/galantbinhthanh

Video liên quan

Chủ Đề