Thuốc phơi nhiễm hiv là gì

? Hỏi:

Chào bác sĩ, xin bác sĩ giải đáp giúp tôi:

Phơi nhiễm HIV là gì? Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Cảm ơn bác sĩ!

1. Phơi nhiễm HIV là gì ?

J] Trả lời:

Bạn thân mến!

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da của người không bị bệnh với máu và mô hay các dịch cơ thể của người khác dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV.

Các trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV:

  • Khi làm các thủ thuật y tế như tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm bị kim đâm vào.
  • Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc hay đâm vào gây ra chảy máu.
  • Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hay chất dịch của bệnh nhân bị vỡ đâm vào.
  • Máu hoặc dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc: Mắt, mũi, họng.
  • Nhận máu truyền từ người bị nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung các vật dụng có thể gây vết thương, dính máu như: bàn chải đánh răng, kiềm bấm móng tay
  • Bị người khác dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng có máu và có chứa virus HIV đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ như công an, bác sĩ,... cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm,...
  • Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su phòng ngừa.
  • Mẹ bị HIV mang thai, sanh con qua ngã âm đạo, lúc cho con bú.

Trên thực tế, không phải trường hợp nào những người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc sẽ bị nhiễm HIV. Vì thế để chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện tiến hành làm xét nghiệm HIV để đánh giá cụ thể.

Bạn cần tư vấn về thuốc chống phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi lây HIV hãy liên hệ với Phòng khám đa khoa Biển Việt theo số điện thoại 0812217575/ 0912075641 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

2. Cần làm gì khi bị phơi nhiễm HIV?

Khi không may bạn bị phơi nhiễm với HIV, bạn không nên hoảng loạn mà cần bình tĩnh để xử lý. Nếu là vết thương, bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước bằng xà phòng, không cố nên nặn máu.

Sau đó đến ngay cơ sở y tế, các địa điểm xét nghiệm HIV hoặc liên hệ với PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BIỂN VIỆT để được hỗ trợ nhanh chóng nhất, điện thoại 0812217575 để được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV [ARV] trong vòng 72 giờ hiệu quả cao nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm đến 90%.

Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, nguy cơ nhiễm HIV sẽ giảm rất cao.

3. Điều trị phơi nhiễm HIV ở đâu nhanh chóng, hiệu quả, bảo mật, giá rẻ.

Để khám và điều trị phơi nhiễm HIV, bạn có thể đến các cơ sở Y tế đã được cấp phép để làm xét nghiệm.

Tốt nhất bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Biển Việt để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất, bảo mật thông tin của khách hàng.

Điện thoại phòng khám: 0812217575/ 02435420311/ 0912075641

Địa chỉ phòng khám đa khoa Biển Việt: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. [Cuối đường Chiến Thắng – Hà Đông].

Lưu ý: Điều trị Phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV chỉ hiệu quả trong 72 giờ đầu kể từ khi bạn tiếp xúc với nguồn nghi lây nhiễm HIV và tốt nhất trong 48 giờ đâu. Quá khung giờ trên thuốc không có tác dụng. Vậy nên khi có nghi ngờ lây nhiễm HIV bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất [0812217575].

Skip to content

Uống thuốc phơi nhiễm HIV có ảnh hưởng gì .Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thuốc điều trị phơi nhiễm HIV có tác dụng phụ rất lớn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và chắc chắn đó là nguồn phơi nhiễm.

Đối với bất kỳ một loại thuốc nào khi sử dụng người sử dụng thuốc đều phải tuân thủ điều trị để đạt được kết quả cao. Đối với người có nguy cơ phơi nhiễm HIV. Việc tuân thủ khi sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV còn giúp người có nguy cơ phơi nhiễm ngăn chặn được HIV. Phòng tránh được hiện tượng kháng thuốc và duy trì một cách toàn diện sức khỏe cho người bệnh.

                

Thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV – PEP là gì ?

“Prophylaxis” có nghĩa là xử dụng thuốc nhằm ngăn ngừa bệnh khởi phát. “Post-exposure prophylaxis” [PEP] có nghĩa là sử dụng thuốc kháng HIV ngay sau khi bị lây nhiễm để ngăn chặn HIV khởi phát. Thuốc kháng HIV dùng trong thời gian khoảng một tháng. PEP không phải là cách thức trị được HIV/AIDS. Ðây cũng không mang lại kết quả 100%. Những nghiên cứu khác nhau cho thấy PEP có thể ngăn được 80%-90% HIV khởi phát.

Khi nào thì thuốc phơi nhiễm HIV – PEP có thể áp dụng?

Thuốc phơi nhiễm HIV – PEP phải được bắt đầu sử dụng ngay sau khi tiếp xúc với nguy cơ. Tốt nhất là PEP nên uống trước 72h sau nguy cơ [lây nhiễm] với HIV.

Những trường hợp cần sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV 

  • Dẫm vào kim có chứa máu của người bị nhiễm HIV đâm xuyên qua da gây chảy máu. Nếu là kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu. Đâm sâu thì nguy cơ cao hơn là kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
  • Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bị vỡ đâm phải.
  • Máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào các vùng da,niêm mạc bị tổn thương. Nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn và cần sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV ngay lập tức.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.

Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV. Người sử dụng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, tối ưu nhất là trong vòng 72h sau nguy cơ.
  • Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ. Ngừng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm âm tính với HIV.
  • Các thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Các thuốc uống 1 lần /ngày phải uống cách nhau 24h.
  • Nếu không tuân thủ [nghĩa là các liều thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ] sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp. Sẽ tạo điều kiện cho VR HIV nhân lên, có thể ảnh hưởng đến tác dụng dự phòng của thuốc. Và các đột biến của HIV sẽ kháng thuốc dẫn đến vi87c thất bại trong dự phòng phơi nhiễm.
  • Nếu quên khi nào nhớ ra uống ngay viên đó. Nhưng cần cách viên tiếp theo ít nhất là 4h. Và viên tiếp theo vẫn uống giờ cũ.
  • Nếu quên 2 hoặc 3 ngày thì khi nào có thể uống được phải uống luôn 1 viên [ 1 lần chỉ uống 1 viên chứ không uống bù liều]. Và uống như bình thường cho đủ 28 ngày. Nhưng cũng phải phân tích là như vậy thì đã vi phạm vào quy tắc dùng.
  • Người đang sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV – PEP vẫn phải tuân thủ. Áp dụng biện pháp dự phòng lây nhiễm virus HIV cho người khác cho đến khi xét nghiệm khẳng định là âm tính với virus HIV sau 3 tháng.
             

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV 

  • Thuốc độc với gan, thận: Một số thuốc gây hủy hoại tế bào gan, tăng men gan. Nếu men gan tăng gấp 5 lần bình thường cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Đau đầu: Nếu thấy đau đầu khi dùng thuốc. Có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol.
  • Buồn nôn: Có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn. Nếu hiện tượng này nặng có thể uống thuốc chống nôn trước khi uống thuốc dự phòng phơi nhiễm 30 phút.
  • Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy cần uống Oresol để bồi phụ nước và điện giả. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền dịch và uống thuốc chống tiêu chảy để hạn chế tạm thời.
  • Đau bụng, khó chịu ở bụng: Theo dõi kỹ, nếu đau bụng liên tục, kéo dài cần đến cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được xử lý. Thậm chí có thể phải thay thế thuốc khác nếu cần.
  • Phát ban, ngứa: Là biểu hiện của dị ứng.

+ Nếu dị ứng nhẹ: ban đỏ rải rác kèm ngứa đơn thuần thì có thể uống thuốc kháng Histamin.

+ Nặng: nổi ban, ngứa, khó thở…có thể đe dọa tính mạng. Cần ngừng ngay thuốc và điều trị tích cực tại các trung tâm y tế có đủ điều kiện.

  • Hoa mắt, chóng mặt: Một số thuốc ARV có tác dụng ức chế tủy xương làm cho tủy xương giảm khả năng sản xuất hồng cầu gây thiếu máu. Có thể bổ sung Vitamin B12, viên sắt hoặc acid Folic để cải thiện tình trạng này.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ác mộng: Nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể dùng thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Biểu hiện rối loạn cảm giác ngoại vi chủ yếu ở đầu chi, đi lại có thể khó khăn. Có thể sử dụng Vitamin B để hỗ trợ, nếu nặng cần đến cơ sở y tế nơi cấp thuốc để được hỗ trợ thay thế thuốc.
  • Phân bố lại mỡ: Một số thuốc phơi nhiễm HIV làm tăng tích tụ mỡ ở ngực, bụng, lưng, gáy nhưng lại gây teo mô mỡ ở cẳng tay, cánh chân, mông, má.

Các thuốc dự phòng phơi nhiễm có nhiều tác dụng phụ, vì thế trong quá trình dùng thuốc phơi nhiễm HIV. Vếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào người sử dụng cần thông báo ngay cho bác sỹ để được hướng dẫn và cách xử trí phù hợp.

Mọi thắc mắc về vấn đề HIV. Vui lòng gọi đến 0909000966 để được tư vấn HIV, tư vấn xét nghiệm HIV trực tiếp từ các chuyên gia.

Video liên quan

Chủ Đề