Theo em thuận lợi nhất đối với học sinh khi tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật là

Vài năm trở lại đây những cuộc thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, khoa học kỹ thuật ... do ngành giáo dục tổ chức đã bị dư luận lên án gay gắt, rất nhiều ý kiến đề nghị bãi bỏ những cuộc thi này.

Tựu trung nguyên nhân đề nghị bãi bỏ cũng là do các cuộc thi trên mang tính hình thức, bệnh thành tích, không có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục. Không muốn nói, các cuộc thi trên làm giảm chất lượng giáo dục, gieo dối trá vào giáo dục.

Đặc biệt, gần đây nhất là cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia mà đề tài quốc tế, chỉ cần đọc tên các dự án giải nhất đã thấy đất nước mình sánh vai với các cường quốc năm châu.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. [Ảnh minh họa: Lamdong.edu.vn]

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông đã "nặn ra" những thần đồng

Khi trả lời báo chí về câu hỏi “Đây là cuộc thi dành cho học sinh hay sân chơi của người lớn, khi một số công trình đoạt giải quá cao siêu, "ngang với đề tài tiến sĩ", Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự đã chia sẻ:

“Cần lưu ý, để có thể nhiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nào cần phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực đó. Ngoài ra, còn phải có phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng căn bản như sử dụng thiết bị nghiên cứu chuyên ngành.

Để đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó không phải chuyện đơn giản. Chẳng hạn như để nghiên cứu công nghệ nano thì ngoài việc phải có kiến thức nền về công nghệ nano, nghiên cứu viên cần phải biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật để xác định kích thước hạt, kính hiển vi điện tử, các thiết bị đo lường.

Hoặc để nghiên cứu chữa bệnh ung thư thì ít ra cũng phải hiểu về bệnh ung thư như một bác sĩ bình thường, mà chúng ta biết là bác sĩ bình thường cũng phải học bao nhiêu năm mới đủ điều kiện làm việc.

Cho nên, các bạn học sinh đoạt giải phải thực sự rất giỏi. Mặc dù vẫn có hoài nghi về sự công chính, minh bạch của kỳ thi, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy kỳ thi có gì khuất tất. Thế nên trước hết chúng ta cần ghi nhận thành quả nghiên cứu của các em.

Với những kết quả đã công bố, kỳ thi Khoa học kỹ thuật quốc gia đã mang lại giá trị rất lớn trong việc tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các tài năng khoa học trẻ cho đất nước”.[1]

Với học sinh trung học phổ thông, chưa hề được đào tạo nghiên cứu, trong vài tháng, vừa học văn hóa, vừa nghiên cứu khoa học, thành công với những đề tài ngang tầm tiến sĩ, những học sinh đó xứng danh ... “thần đồng”.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông đã trở thành cuộc thi dành cho ... thần đồng.

Tại sao những đề tài dự thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông lại mang tầm vóc tiến sĩ?


Biến học trò thành "ngụy khoa học gia", tác hại khôn lường

Trước mỗi cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản gửi các địa phương, năm học 2020-2021 có văn bản Số 4132/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021.

Trong mục đích của cuộc thi khoa học kỹ thuật có “Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học”.

Trong tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học có “Các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu tích cực hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học như: cử các nhà khoa học, giảng viên tập huấn, tư vấn, hướng dẫn giáo viên, học sinh nghiên cứu khoa học, làm giám khảo cho cuộc thi khoa học kỹ thuật ở địa phương; tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các phòng thí nghiệm, thư viện và tiếp cận các nguồn tài liệu khoa học trong nghiên cứu khoa học; có chính sách hỗ trợ đối với các tài liệu khoa học và thí nghiệm phải trả phí, hỗ trợ triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp địa phương và cấp quốc gia; có các chính sách khuyến khích các nhà khoa học, giảng viên tham gia hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, vận dụng theo chế độ chính sách hiện hành đối với việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học”. [2]

Việc “hỗ trợ, giúp đỡ” của các vị tiến sĩ hay làm thay chỉ có nhà trường, học sinh tham gia, giáo viên hướng dẫn biết.

Thế nhưng xã hội biết, những đề tài đạt giải nhất mang tầm tiến sĩ, chỉ có thể tiến sĩ mới làm được, học sinh không thể làm được.

Ai được lợi gì khi đề tài dự thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông... mang tầm vóc tiến sĩ đạt giải?

Về phía giáo viên, thầy cô hướng dẫn được trả lương dạy thêm giờ khi hướng dẫn học sinh. Đối với giáo viên có đóng góp tích cực và có học sinh đoạt giải trong Cuộc thi có thể được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác. [2]

Về phía nhà trường, khi xét danh hiệu thi đua tập thể cuối năm, trường có học sinh đạt giải thi khoa học kỹ thuật chắc chắn được xếp “ăn trên ngồi trước”, thế nhưng người được lợi nhất trong nhà trường chính là hiệu trưởng!

Học sinh đạt giải ngoài giấy khen, bằng khen của Bộ còn được nhận giấy khen, bằng khen của địa phương. Nếu đạt giải Ba trở lên còn được ưu tiên tuyển thẳng hoặc cộng điểm xét tuyển vào đại học.

Nhưng, người có lợi nhất chính là “những vị tiến sĩ thầm lặng” phía sau giải thưởng. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam được Báo Thế giới và Việt Nam ngày 5/4 dẫn lời, nhận định:

“Thực tế cho thấy, có rất nhiều sự gian lận đã và đang diễn ra trong nghiên cứu khoa học ở nước ta. Ngay trong lĩnh vực đào tạo tiến sĩ, có không ít nghiên cứu sinh không trực tiếp nghiên cứu mà toàn do thầy hướng dẫn làm hộ.

Cứ vài tháng lại hẹn gặp để nghe thầy báo cáo tiến độ công việc và cập nhật kết quả nghiên cứu. Bài báo khoa học và luận án cũng do thầy viết hộ. Nghiên cứu sinh chỉ việc chờ đến khi thầy hoàn thành nghiên cứu thì đứng ra bảo vệ là xong.

Đó cũng là cách làm giàu của không ít nhà khoa học có danh phận và uy tín hiện nay mà người trong giới nghiên cứu đều biết”.[1]

Phải chăng, cách làm giàu của không ít nhà khoa học có danh phận và uy tín hiện nay đã và đang có “thị trường mới” mang tên “nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học trò”?.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông lại dành cho ... thần đồng, thì “những vị tiến sĩ thầm lặng” còn tha hồ gieo giả dối vào giáo dục, đó là mất mát lớn nhất mà ai cũng thấy, vì thế dư luận đề nghị bỏ cuộc thi này không phải không có cơ sở.

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật thường do đam mê, dùng nhận thức, kiến thức của mình để giải quyết thực tế cuộc sống. Với học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Vì vậy, muốn ươm mầm đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học trò phải để học trò phát triển tự nhiên, đừng “bón phân” bằng sự hỗ trợ của các vị tiến sĩ, đừng đề cao những dự án mang tầm tiến sĩ.

Dục tốc bất đạt, thành công của học trò trong cứu khoa học kỹ thuật nhở “giúp đỡ” của các vị tiến sĩ chẳng qua sớm nở, tối tàn.

Tài liệu tham khảo:

[1]//baoquocte.vn/cuoc-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-can-minh-bach-hoa-quy-trinh-xet-giai-141317.html

[2] Văn bản Số 4132/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Lê Mai

Thiều Trang - Bích Hà   -   Thứ tư, 31/03/2021 14:40 [GMT+7]

Học sinh đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học. Ảnh: MOET

Trải qua 9 mùa tổ chức, cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia đã có hàng nghìn học sinh đạt giải. Đặc biệt, đoàn học sinh Việt Nam dự thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc tế qua các năm đều đạt thành tích cao.

Tuy nhiên, những ngày qua, cuộc thi đã khiến dư luận bàn tán "nảy lửa" về chất lượng các dự án nghiên cứu, đặc biệt nhiều người đã đưa ra đề xuất nên bỏ cuộc thi này.

Vậy "người trong cuộc" - các em học sinh trực tiếp tham gia cuộc thi có quan điểm như thế nào?

"Cuộc thi là tiền đề giúp em theo đuổi giấc mơ"

Nhận được câu hỏi về cảm xúc sau chặng đường tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Mai Thùy Anh - tác giả dự án “Cải tiến peptit polybia-mpl để ứng dụng trong điều trị ung thư” giành giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020-2021 - cười và đáp: "Em cảm thấy mình tự tin hơn và học hỏi được rất nhiều điều".

Thùy Anh cho biết, hành trình chinh phục cuộc thi đã mang đến cho em rất nhiều lợi ích, là tiền đề để em theo đuổi những ngành nghề mà mình mong muốn trong tương lai.

"Trong quá trình thực hiện dự án, em có cơ hội thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như tiếp xúc với nhiều thiết bị hiện đại.

Quá trình nghiên cứu còn giúp em tự tin thuyết trình ý tưởng trước đám đông và hiểu thêm về lợi ích của các bộ môn khoa học trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Em nghĩ điều nay sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học của em sau này" - Thùy Anh chia sẻ.

"Em hy vọng cuộc thi sẽ phát triển hơn nữa"

Hiện đang có 2 cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp toàn quốc dành cho học sinh phổ thông là cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] phối hợp thực hiện. Thứ hai là cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức.

Trong đó, cuộc thi thứ nhất đã trải qua 16 lần tổ chức và đang khởi động chương trình năm thứ 17. Còn cuộc thi khoa học, kỹ thuật do Bộ GDĐT tổ chức cũng trải qua 9 mùa. Cả hai cuộc thi đều hướng đến mục đích là khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng tự học, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Hay nói cách khác là “học đi đôi với hành”.

Thông qua các cuộc thi khoa học kỹ thuật ở các cấp, nhiều câu lạc bộ STEM đã hình thành trong các trường phổ thông. Ở đó, học sinh được khuyến khích đưa ra ý tưởng.

Trước những ý kiến cho rằng có tình trạng học sinh tham gia cuộc thi chỉ là "ghi danh", còn ý tưởng, việc nghiên cứu do giáo viên, người lớn thực hiện, với tư cách là người tham gia cuộc thi, Mai Thùy Anh cho rằng, ở cấp THPT, việc nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để đạt được thành công thì học sinh đã phải nỗ lực rất nhiều. Vì vậy, em cho rằng không nên bỏ cuộc thi mà hãy phát triển nó thành sân chơi bổ ích hơn cho học sinh.

"Cuộc thi khoa học kỹ thuật là một sân chơi rất bổ ích vì nó không chỉ trang bị kiến thức cho học sinh mà còn hỗ trợ cho các nhà khoa học trong rất nhiều lĩnh vực, minh chứng là nhiều dự án hay đã được đưa vào thực tiễn. Cuộc thi cũng là nơi để phát triển nhiều tài năng trong tương lai.

Em hy vọng rằng cuộc thi sẽ phát triển hơn nữa để thu hút các bạn học sinh tham gia tích cực, mang đến nhiều đề tài mới và hay hơn" - Thùy Anh bày tỏ.

Chia sẻ về giải pháp giúp cuộc thi thực chất hơn, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo viên, nhà trường nên định hướng học sinh chọn những đề tài phù hợp với các em, tránh chọn những đề tài cũ, đề tài quá cao siêu hoặc phi thực tế.

"Ngoài ta, bên cạnh việc thiết lập Hội đồng Khoa học, cần có Hội đồng khảo sát, kiểm tra các đề tài khoa học đảm bảo tính minh bạch. Đặc biệt, ban tổ chức nên công khai danh sách đề tài khoa học trước khi chấm để tất cả mọi người nắm bắt thông tin và có cái nhìn khách quan" - GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

1030

Video liên quan

Chủ Đề