Thế nào là kinh tế thị trường định hướng xhcn năm 2024

Tại Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996), nhận thức của Đảng ta về kinh tế hàng hoá tiến thêm một bước rất quan trọng khi đã đưa ra kết luận sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng.

Tuy nhiên, khái niệm "KTTT" vẫn chưa được xác lập chỉ đến Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001), khái niệm “KTTT định hướng XHCN” mới chính thức được đề cập trong các văn bản của Đại hội. Đại hội khẳng định: Đường lối chiến lược nhất quán của Đảng ta trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam chính là phát triển KTTT định hướng XHCN và đó cũng chính là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kì này. Khái niệm “KTTT định hướng XHCN” chính là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn và đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

KTTT định hướng XHCN được hiểu là mô hình kinh tế xuyên suốt trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Như vậy, KTTT định hướng XHCN là một nền KTTT đầy đủ, toàn diện, hướng tới mục tiêu cốt lõi “dân giàu, nước mạnh”, một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” được vận hành theo cơ chế thị trường với sự điều tiết quản lý của Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là mô hình kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH của Việt Nam.

Cơ sở phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

KTTT định hướng XHCN là một mô hình đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nó không phải là sự lựa chọn mang tính chất chủ quan, duy ý chí mà được xuất phát từ những cơ sở khách quan nhất định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Về cơ sở lý luận

Việt Nam có xuất phát điểm từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh liên miên cộng với việc thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trong một thời gian khá dài. Chính vì thế trình độ của lực lượng sản xuất của Việt Nam tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này nảy sinh hai vấn đề:

Một là, thực trạng đó chưa thể phù hợp với mô hình kinh tế tập trung, dựa trên chế độ công hữu hóa tương ứng với một lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao. Mặt khác, trình độ của lực lượng sản xuất ở nhiều cấp độ thì quan hệ sản xuất cũng phải phong phú, đa dạng để tương thích với trình độ đó. Việc duy trì đa dạng quan hệ sản xuất, đa dạng loại hình sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã tăng cường sự độc lập, tách biệt tương đối giữa các chủ thể kinh tế - một trong những nguyên nhân hình thành nên nền kinh tế hàng hoá và KTTT.

Từ những phân tích trên cho thấy, KTTT là phương án tối ưu cho bài toán lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Khi Việt Nam xác lập con đường quá độ đi lên CNXH với đặc trưng về mặt kinh tế là sở hữu công giữ vai trò chủ đạo, nên không thể nào phát triển KTTT như ở các nước tư bản phát triển lấy chế độ sở hữu tư nhân làm nền tảng mà phải theo định hướng XHCN, mới không kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất và đảm bảo mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”.

Về góc độ thực tiễn

Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Quá trình này sẽ trở nên khó khăn, lâu dài và phức tạp khi Việt Nam tiến hành đơn độc một mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hội nhập sâu rộng, tăng cường thiết lập quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể giúp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra thuận lợi, bản thân Việt Nam phải tạo ra những điểm tương đồng với bạn bè các nước để có thể xích lại gần nhau hơn. Nền KTTT hiện đại đang được phát triển tại các nước tư bản chính là cơ hội để chúng ta hoà nhập cùng thế giới.

Một cơ sở quan trọng nữa quyết định đến việc mô hình KTTT định hướng XHCN trở thành sự lựa chọn của thời đại, mang tính tất yếu là do điều kiện hoàn cảnh lịch sử quy định. Nhìn vào thực tiễn lịch sử, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam giai đoạn thế kỉ XIX – XX dưới sự lãnh đạo của các giai tầng trí thức phong kiến, tư sản và tiểu tư sản về cơ bản đều thất bại, không đạt được kết quả như kì vọng.

Chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (năm 1930) đã lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thống nhất đất nước, lãnh thổ đất nước liền một dải. Tất yếu việc lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần phải đặt dưới dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động toàn quốc. Do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nên tất yếu con đường cách mạng của chúng ta ở hiện tại và cho tương lai đó chính là độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH.

Như vậy, có thể thấy, quan điểm xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN là sự tiếp thu có chọn lọc và phát huy vai trò tích cực của KTTT cũng như những thành tựu của văn minh nhân loại; đồng thời hạn chế mặt tiêu cực của nó. Đây là sự lựa chọn mang tính tất yếu khách quan về con đường và mô hình phát triển nền kinh tế trên cơ sở quán triệt lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm bắt đúng quy luật cốt lõi và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

Sự khác biệt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và các nước tư bản phát triển

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam được Đảng ta xác định từ khi nào?

Tại Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN mới được chính thức sử dụng trong các văn kiện của Đảng.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là gì?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, ...

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì kinh tế chính trị Mác Lênin?

Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Kinh tế thị trường Việt Nam xuất hiện từ khi nào?

Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” được khẳng định tại Đại hội Đảng IX năm 2001. Đây là kết quả của quá trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kết lại trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học lớn tại các kỳ Đại hội Đảng.