Tết nguyên đán có lịch sử bao lâu

Nguồn gốc về Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền... là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đâu?

Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá

Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Còn nguyên nghĩa của từ tết chính là "tiết".  

Theo lịch sử Trung Quốc

Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng tết.  

Đời nhà Đông Chu, Khổng Phu Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần [thế kỷ 3 TCN], Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Cho đến khi nhà Hán, Hán Vũ Đế [140 TCN] lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.  

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy tháng giêng [8 ngày].    

Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Truyền thuyết và lịch sử cho thấy, họ Hồng Bàng dựng n­ước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trư­ớc công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dư­ơng Vư­ơng sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vư­ơng. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chư­ng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vư­ơng 6.

Có thể nói, nư­ớc ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của ngư­ời Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nư­ớc, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứ thực phẩm chính nuôi sống con ngư­ời, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp đ­ược chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ.

Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nư­ớc Tàu sang n­ước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng Tr­ước khi ngư­ời Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.

Có thể lý giải về sự khác biệt của Tết Nguyên đán ở Việt Nam so với các nước khác như sau:

Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổng giáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt với dân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả như­ng Hùng V­ương thứ 6 của n­ước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn ngư­ời kế vị trị vì đất nư­ớc thay mình là ng­ười hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.

Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đư­ơng nhiên phải là ngư­ời đư­ợc tiếp thu, thấm nhuần văn hoá dân tộc và tư­ duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dân tộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với ngư­ời Hoa. Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơi người dân trồng cây lúa nư­ớc nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn không có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp. Ngư­ời Hoa th­ường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu t­ượng, đôi khi như­ ma thuật rất xa xôi, khó hình dung.

Như­ vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trư­ớc thế kỷ thứ nhất, không phải do ngư­ời Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùng lục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hư­ởng của nhau. Sau này, khi Trung Hoa đô hộ nư­ớc ta nhiều năm liền những ảnh h­ưởng đó càng lớn hơn. Song về cơ bản bánh chư­ng, bánh giày là đặc tr­ưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền có thể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh ch­ưng xanh để cúng tế tổ tiên.

Ngày nay, Việt Nam quy định viên chức và công nhân lao động được nghỉ Tết trong thời gian khoảng 1 tuần lễ. Việt kiều sinh sống tại Âu Châu hay Bắc Mỹ hoặc chỉ giữ ngày mùng Một hoặc tổ chức Tết vào ngày cuối tuần gần nhất.

Ngoài ra, người ta thường nói "20 Tết", "15 Tết"... đây chỉ là nói những ngày ảnh hưởng do những công việc để chuẩn bị đón Tết hay dư âm còn lại của những ngày Tết.

Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết".Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau [và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời"] trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, H’mông Trung Quốc cũng tổ chức Tết âm lịch và nghỉ lễ chính thức. Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 [1873] họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

Những lời chúc Tết hay và ý nghĩa năm Ất Mùi

[] Tết là dịp để mỗi người được trở về quây quần, tụ họp bên gia đình. Còn gì tuyệt vời hơn khi được trao gửi những lời chúc Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 hay và ý nghĩa nhất đến cho người thân yêu.

Như Tầm

Người Trung Hoa tính theo hệ thống mặt trăng cho nên ngày năm mới rơi vào tháng bắt đầu có trăng, khoảng 4 hay 8 tuần trước khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào khoảng giữa ngày 21/1 hay ngày 21/2 của lịch “Gregorian Calendar” [Lịch Thiên chúa giáo]. 

Hoa đào không thể thiếu trong những ngày Tết nguyên đán

Lịch Trung Hoa thành lập không giống lịch Gregorian bởi vì phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm có can chi khác nhau [Mậu Tý chẳng hạn] tượng trưng cho 1 trong 12 con Giáp luân phiên theo quy luật Ngũ Hành với chu kỳ 60 năm. 

Tết Nguyên Đán Việt Nam từ xưa dựa theo Lịch Trung Hoa nên thường giống lịch Trung Quốc.

Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước - do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau [và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời"] trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 

Đón Tết ở Trung Quốc.

Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần là Tết. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười Một, làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần [thế kỷ 3 TCN], Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng Mười.

Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế [140 TCN] lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng Giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa. 

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng, ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh Loài người và ngày thứ tám mới sinh ra Ngũ cốc. 

Vì thế mà ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy tháng giêng [8 ngày].

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8/8/1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền Nam Bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau [miền bắc ngày 29/1 trong khi miền nam thì ngày 30/1].

Ngày nay, cùng với người Hoa, người Việt, các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Bhutan cũng tổ chức Tết âm lịch với các nghi lễ chính thức. 

Trước đây, Nhật Bản cũng cử hành Tết âm lịch, nhưng từ năm Minh Trị thứ 6 [1873] họ đã chuyển sang dùng dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong âm lịch.

Bữa cơm ngày Tết

Tết Nguyên đán là lễ Tết đầu tiên của một năm. Tết được bắt đầu từ lúc giao thừa cùng với lễ trừ tịch. 

Theo chữ Hán nôm, Nguyên có nghĩa là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán tức là Tết bắt đầu của năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.

Người Việt tin rằng, vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. 

Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết, họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em đi chúc Tết được người lớn lì xì một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau./.

Video liên quan

Chủ Đề