Tại sao ung thư gây chết người

Từ rất lâu về trước khi khoa học chưa phát triển, nếu bị mắc bệnh ung thư thì sẽ được xem như cầm sẵn án tử vì tính chất nghiêm trọng của nó. Hiện nay mặc dù y khoa đã tiến bộ và có những phương pháp điều trị làm giảm đi nguy cơ mắc cũng như tỷ lệ tử vong vì ung thư nhưng đây vẫn là cơn ác mộng đối với nhân loại. Vậy ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng MEDLATEC nghiên cứu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây nên nhiều ca tử vong thứ 2 trên thế giới, nhưng không phải bệnh ung thư nào cũng cướp đi mạng sống của con người. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn sớm sẽ không giết chết người bệnh. Do đó hiện nay y học khuyến khích mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư sớm để phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, như vậy khả năng sống sót sẽ cao hơn rất nhiều.

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới

Các biến chứng do ung thư và phương pháp điều trị gây nên:

  • Mệt mỏi, đau đớn, buồn nôn, khó thở, táo bón hoặc tiêu chảy: nguyên nhân có thể là do cả yếu tố bệnh tật và phương pháp tiếp cận, điều trị ung thư;

  • Sụt cân: Khối u chiếm đoạt thức ăn và chất dinh dưỡng từ những tế bào khỏe mạnh. Do lượng calo hoặc loại thực phẩm bệnh nhân tiêu thụ không có ảnh hưởng tới tình trạng này nên rất khó để điều trị chứng sụt cân của bệnh nhân;

  • Các vấn đề về não và hệ thần kinh: khối u do ung thư có thể chèn ép hệ thống dây thần kinh xung quanh nó, gây đau và khiến một bộ phận trên cơ thể bị mất dần chức năng. Nếu mắc bệnh ung thư về não, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau đầu, các triệu chứng khác giống như đột quỵ, ví dụ như suy nhược một bên cơ thể;

  • Thay đổi hoá học trong cơ thể: ung thư có thể khiến cơ thể bị đảo lộn sự cân bằng hoá học, tăng khả năng mắc các biến chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu đó là: đi tiểu nhiều, cảm thấy rất khát nước, táo bón, lú lẫn,...;

  • Hệ miễn dịch có phản ứng bất thường: với sự xuất hiện của ung thư, hệ miễn dịch có thể tấn công cả những tế bào khỏe mạnh, đây là hội chứng paraneoplastic, dẫn tới nhiều biểu hiện lạ khác ở bệnh nhân, chẳng hạn như bị co giật, đi lại khó khăn;

  • Ung thư di căn: khi ung thư bước sang giai đoạn sau, nó có thể di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể. Nơi ung thư di căn tới còn phụ thuộc vào từng loại ung thư;

  • Ung thư tái phát: ngay cả khi đã kết thúc liệu trình điều trị và sống sót sau ung thư, bệnh nhân vẫn có rủi ro bị tái phát ung thư.

2. Vậy ung thư có thể phá hủy cơ thể như thế nào?

Tuỳ thuộc vào loại ung thư tấn công bộ phận nào mà sẽ có những tác động khác nhau lên cơ thể. Cụ thể như sau:

Hệ tiêu hoá:

Cấu tạo của hệ tiêu hóa:

  • Thực quản;

  • Vùng bụng;

  • Gan;

  • Dạ dày;

  • Tuyến tụy;

  • Ruột già và ruột non.

Nếu có khối u xuất hiện trong hệ thống tiêu hóa, khi nó phát triển có thể chặn một phần hoặc toàn bộ hệ tiêu hoá, khiến cho thức ăn không thể đi qua ruột. Những chất dinh dưỡng cũng như calo cơ thể chúng ta cần vì thế mà không được hấp thụ và chuyển hoá.

Phẫu thuật cũng là một phương pháp giúp loại bỏ vấn đề tắc nghẽn nhưng điều này rất khó để thực hiện và điều trị triệu chứng sẽ được ưu tiên hơn. Việc bệnh nhân không thể ăn và uống còn làm giảm khả năng đối phó với những nguy cơ khác đối với cơ thể, ví dụ như chứng nhiễm trùng.

Xương:

Bệnh ung thư xương khiến cho canxi giải phóng vào máu, ảnh hưởng lớn tới sự cân bằng hàm lượng canxi trong cơ thể. Khi không bị bệnh, cơ thể sẽ luôn có cơ chế để điều chỉnh nồng độ canxi, nhưng nếu sự mất cân bằng do ung thư xương quá lớn thì hệ thống điều chỉnh sẽ gần như bị vô hiệu hoá.

Ung thư xương có thể gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Thực tế có thể áp dụng phương pháp điều trị nhằm cân bằng lại lượng canxi, tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Sau đó tình trạng canxi vẫn có thể tăng lại trong máu. Việc tăng canxi một cách bất thường như vậy có thể khiến bệnh nhân bị bất tỉnh, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Gan:

Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và các chức năng khác như tổng hợp protein trong huyết tương, dự trữ glycogen và thải độc cho cơ thể. Trong hệ tiêu hoá, gan còn có vai trò sản xuất dịch mật. Nhà máy gan đảm nhận trách nhiệm giữ sự cân bằng trong các phản ứng hoá sinh của cơ thể. Nếu ung thư di căn tới gan, sự cân bằng hoá học sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Có biểu hiện lâm sàng khi bị ung thư gan:

  • Vàng mắt;

  • Vàng da;

  • Ngứa ngáy;

  • Sụt cân, gầy gò;

  • Đau bụng vùng gan.

Phổi:

Ung thư khiến cho một phần phổi có thể bị tắc nghẽn, lâu dần các mô phổi khỏe mạnh bị suy yếu và sẽ hạn chế khả năng hấp thụ oxy của cơ thể. Nếu bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, ngay cả khi dùng kháng sinh liều mạnh bệnh nhân cũng không còn đủ sức để chống lại nhiễm trùng ở phổi. Do đó người bệnh rất có thể bị tử vong do hiện tượng nhiễm trùng.

Mạch máu:

Ung thư còn có sức mạnh công phá hệ thống mạch máu ở những cơ quan quan trọng và khiến chảy máu cục bộ, chẳng hạn như chảy máu não gây đột quỵ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời , bệnh nhân có thể phải đối mặt nguy cơ tử vong rất lớn.

3. Phòng tránh bệnh ung thư bằng cách nào?

Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm và không bỏ sót bất kỳ ai trong chúng ta. Tuy nhiên mỗi người có thể lường trước được những biến chứng và áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  • Cai thuốc lá: nguyên nhân hàng đầu gây bệnh về phổi và một loạt các bệnh lý nghiêm trọng khác, trong đó có cả bệnh tim mạch, bệnh về hệ thần kinh,...;

  • Hạn chế tiếp xúc nhiều và lâu dưới ánh nắng mặt trời: trong ánh nắng có tia UV tăng nguy cơ mắc ung thư da. Nếu phải đi ra ngoài nắng nên che chắn cẩn thận, hoặc lựa chọn bóng râm để đứng;

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, điều này giúp ích rất nhiều cho hệ vận động, tăng quá trình lưu thông máu và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể;

  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: tăng cường trái cây, rau xanh, ngũ cốc và hạn chế ăn thịt đỏ, đồ chế biến sẵn;

  • Duy trì mức cân nặng hợp lý: thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư;

  • Không nên uống nhiều rượu bia;

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 6 tháng/lần để tầm soát, sàng lọc ung thư;

  • Lưu ý đến việc tiêm chủng: có những loại virus có thể gây ung thư, bao gồm viêm gan B, virus HPV gây ung thư cổ tử cung,... Vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc xem mình có còn phù hợp để tiêm ngừa các loại virus này không.

Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống ung thư

Bệnh viện đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở chẩn đoán và xét nghiệm hàng đầu Việt Nam. Nếu có kế hoạch tầm soát ung thư hoặc thăm khám những bệnh lý khác, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn MEDLATEC để trải nghiệm dịch vụ khám sức khỏe chuyên nghiệp, độ chính xác cao với các thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tình.

Hãy gọi ngay đến tổng đài 1900565656 để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé!

Thuật ngữ ung thư dùng để chỉ một nhóm các bệnh trong đó các tế bào của cơ thể bắt bắt đầu phân chia và tăng trưởng một cách không kiểm soát, thường xâm lấn các mô xung quanh.

Ung thư gây tử vong bằng cách xâm lấn vào các cơ quan sinh tồn, thần kinh hay mạch máu, gây gián đoạn và hủy hoại chức năng của chúng. Ung thư có thể bắt đầu từ bất cứ tế bào nào trong cơ thể người.

Thường thì các tế bào mới sẽ được tạo ra thông qua tăng trưởng và phân chia. Các tế bào chết đi một khi chúng trở nên quá già hay bị tổn thương nhiều, và các tế bào mới hình thành sẽ thay thế chúng.

Ung thư làm gián đoạn quá trình phân hủy và tái tạo của tế bào. Do đó, các tế bào mới càng lúc càng trở nên bất thường, và tế bào cũ vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù đáng lẽ cơ thể đã phải phá hủy chúng.

Các tế bào mới cũng được hình thành ngay cả khi không cần đến chúng. Các tế bào thừa thải này có thể bắt đầu phân chia một cách mất kiểm soát, tạo ra các khối u.

CÁCH UNG THƯ HÌNH THÀNH

Ung thư là một bệnh lý di truyền do chúng phát triển từ các thay đổi ở trong các gen tế bào chức năng, đặc biệt là cách chúng phát triển và phân chia.

Bệnh nhân có thể được thừa hưởng các thay đổi gene này từ cha mẹ của họ. Những thay đổi này cũng có thể phát triển do các lỗi ở gen xảy ra khi phân bào hoặc khi tiếp xúc với các chất độc làm tổn thương DNA tế bào từ môi trường.

Khi gen đột biến hoặc khi có thừa các bản sao chép của nó thì nó có thể trở nên bị kích hoạt vĩnh viễn kể cả khi không cần. Những gen bất thường này được gọi là oncogen, có khả năng gây ra ung thư. Oncogen khiến cho các tế bào sinh trưởng một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành u và ung thư.

Các gen kiềm hãm u thường sẽ giúp hạn chế lại sự phát triển của tế bào, khi có các biến đổi ở trong các gen này cũng có thể kích hoạt sự phát triển của các khối u ác.

SỰ HÌNH THÀNH KHỐI U

Trong nhiều trường hợp, các khối u là những khối đặc chứa các tế bào bất thường. Dù vậy có một vài loại ung thư hình thành ở trong máu và thường các loại này không tạo ra các khối u đặc.

Có một số điểm khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào thường. Chính những sự khác biệt này cho phép các tế bào ung thư tạo ra các khối u gây tổn thương, làm suy hoặc thậm chí là chết các cơ quan.

Không giống như các tế bào khỏe mạnh thông thường, các tế bào ung thư có thể phát triển, phân chia rất nhanh và mất kiểm soát. Các tế bào ung thư cũng không thể trưởng thành và phát triển được đến mức độ chức năng chuyên biệt như các tế bào bình thường.

Các tế bào ung thư cũng có thể lẩn trốn được khỏi hệ miễn dịch của cơ thể, bình thường chính hệ miễn dịch sẽ phát hủy và loại bỏ các tế bào bị hư hỏng.

Ngoài ra, các tế bào ung thư cũng đôi khi gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, mạch máu và các phân tử cung cấp dinh dưỡng và bao quanh khối u. Ví dụ như, các tế bào ung thư có thể khiến tế bào bình thường sản sinh ra các mạch máu để cung cấp nguồn oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho u phát triển. Các mạch máu mới này cũng có chức năng loại bỏ các chất thải. Các mảnh của khối u ác có thể bong ra và di chuyển bên trong cơ thể thông qua hệ mạch máu hoặc bạch huyết, tạo nên các khối u mới ở những vị trí khác. Các khối ác tính đôi khi sẽ xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị.

Các tế bào ung thư hoặc khối u trong các cơ quan hoặc dòng máu có thể làm gián đoạn chức năng của tạng. Chúng có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh ở trong các tạng, chặn nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, và cho phép các chất thải tiếp tục được tích tụ.

Nếu như ung thư trở nên đủ nặng để làm suy hoặc ngưng chức năng của các cơ quan sinh tồn thì có thể gây ra tử vong.

Danh sách dưới đây đưa ra một vài ví dụ về cách mà một số loại ung thư có thể gây tử vong:

  • Ung thư ống tiêu hóa: Các ung thư này làm tử vong do suy dinh dưỡng gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng của đường ống tiêu hóa.
  • Ung thư phổi: Các ung thư này gây tử vong do xẹp phổi, nhiễm trùng hoặc thiếu oxy.
  • Ung thư xương: Tăng nồng độ calci máu và giảm số lượng tủy khỏe mạnh làm giảm khả năng chiến đấu của cơ thể với nhiễm trùng, giảm cầm máu và di chuyển oxy đến mô.
  • Ung thư gan: Các loại ung thư này gây tử vong do làm tích tụ các hóa chất và chất độc gây hại bên trong cơ thể.
  • Ung thư máu: Gây tổn thương đến các mạch máu từ đó có thể gây ra chảy máu mất kiểm soát dẫn đến tử vong.

KHỐI U LÀNH TÍNH

Không phải khối u nào cũng ác tính, có những khối u là lành tính, không phải ung thư.

Các khối u lành tính có thể khá to, nhưng chúng không xâm lấn hay di căn. Hầu hết sẽ không mọc lại sau khi đã được phá hủy hay cắt bỏ, và hầu hết không gây tử vong - mặc dù vậy các khối u lành ở não đôi khi cũng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các khối u có thể là ác tính hoặc là ung thư. Các khối u ác tính có xu hướng lây lan và xâm lấn các mô xung quanh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoặc sức khỏe.

CÁC GIAI ĐOẠN UNG THƯ VÀ TRIỆU CHỨNG

Khi được điều trị sớm, ung thư ở giai đoạn đầu thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hay dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, ung thư giai đoạn muộn mà chưa được điều trị có xu hướng gây ra những triệu chứng nghiêm trọng và có nguy cơ gây tử vong cao.

“Tại chỗ” và các giai đoạn sớm của ung thư

Giai đoạn 0

Các ung thư hay khối u ở giai đoạn này còn đang ở “tại chỗ”, hoặc ở nơi bắt nguồn của chúng. Điều này có nghĩa là chúng vẫn chưa lan rộng.

Gia đoạn này có khả năng điều trị khỏi cao, và thường bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u hay các tế bào ung thư.

Giai đoạn 1

Thường được gọi là giai đoạn sớm, ung thư giai đoạn 1 thường nhỏ và không nằm sâu trong các mô xung quanh. Chúng cũng vẫn chưa di căn đến các bộ phận khác cũng như hạch bạch huyết.

Bệnh nhân ở giai đoạn 0 và 1 có thể không có triệu chứng. Một số bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được vài triệu chứng hoặc một số thay đổi trong cơ thể, ví dụ như:

  • Các khối u, mảng cứng hay phù bất thường
  • Thay đổi màu da ví dụ như nốt rùi mới hoặc da có biến đổi, ngứa, đóng vảy, lún, mất màu, đậm màu, nhăn nhúm, hoặc viêm
  • Ho hoặc khô cổ không thuyên giảm
  • Tiết dịch bất thường ở núm vú hoặc bộ phận sinh không thuyên giảm
  • Tiểu khó hoặc đau
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân
  • Bầm không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi thói quen đi tiêu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Chán ăn
  • Ăn hoặc nuốt khó
  • Ợ chua hoặc khó tiêu không thuyên giảm
  • Mệt mỏi nhiều chưa rõ nguyên nhân không thuyên giảm
  • Chảy mồ hôi hoặc sốt về đêm không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu, đau, hoặc tê ở miệng hay môi
  • Nhức đầu và co giật
  • Thay đổi thị giác và thính giác
  • Các mảng màu trắng hoặc đỏ ở miệng hoặc lưỡi
  • Các vết loét không lành
  • Vàng mắt, vàng da
  • Sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân

Các giai đoạn trễ

Giai đoạn 2 và 3

Ở giai đoạn này, ung thư và u có xu hướng to hơn và nằm sâu hơn vào trong các mô xung quanh. Ung thư cũng đã lan đến các phần khác trên cơ thể hoặc đến hệ bạch huyết

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn di căn hoặc phát triển, ung thư giai đoạn này đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh nhân ở giai đoạn muộn có nhiều triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại và vị trí ung thư. Không ai có thể hoàn toàn tiên đoán được các yếu tố như: 

  • Chuyện gì sẽ xảy ra ở lúc cuối của cuộc đời bệnh nhân
  • Giai đoạn cuối sẽ kéo dài trong bao lâu
  • Tử vong có xảy ra hay không

Một số bệnh nhân tử vong do ung thư khá nhanh, đặc biệt là nếu các biến chứng không dự trù được của ung thư quá nặng nề. Trong một số trường hợp khác, bệnh có thể kéo dài hàng thàng hoặc hàng năm.

Tuy nhiên, khi ung thư phát triển và lan rộng, nó sẽ bắt đầu gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và các quá trình cơ thể quan trọng mà chúng đảm nhận. Việc này gây ra hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Mệt mọi và kiệt sức trầm trọng
  • Giảm khả năng tập trung và suy nghĩ
  • Giảm hứng thú với các sở thích của mình
  • Sụt cân, mất cơ
  • Chán ăn
  • Khó ăn và nuốt
  • Cần được trợ giúp đối với hầu hết các hoạt động
  • Cần ngủ hoặc nghỉ ngơi nhiều
  • Không còn hứng thú với thế giới bên ngoài
  • Muốn hạn chế thời gian gặp gỡ người đến thăm hoặc chỉ muốn ở xung quanh một số ít người
  • Xệ môi
  • Nói về những việc không liên quan đến các sự kiện hiện tại hay những người đang hiện diện
  • Tăng cảm giác lo lắng, cô đơn, bồn chồn hoặc sợ hãi về đêm
  • Thay đổi nhịp tim, ví dụ như mạch nhẹ, không đều hay nhanh
  • Huyết áp thấp

Khi bệnh nhân ung thư càng đến gần ngày cuối đời, sẽ có những triệu chứng như:

  • Thở lớn với những âm thanh như tiếng sục bong bóng, tiếng khò khè và tắc nghẽn
  • Da lạnh, xanh tái hoặc xám, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân
  • Thở chậm, đôi khi với những đợt ngưng thở kéo dài 10 đến 30 giây
  • Giảm nước tiểu thải ra
  • Các cử động không tự chủ lặp lại
  • Khô môi và miệng
  • Mất khả năng tiêu tiểu tự chủ
  • Ảo giác hoặc có những giấc mơ về đi du lịch, được chào đón bởi những người đã chết hoặc đang chuẩn bị để đi du lịch
  • Lú lẫn về không gian, thời gian và những người ở xung quanh
  • Có xu hướng trở nên kém nhạy hơn với những gợi ý bên ngoài như giọng nói hay tiếp xúc da
  • Có xu hướng lạc trôi ra và vào lại trạng thái mất ý thức
  • Giảm khả năng nói và nghe
  • Thị lực mờ hoặc tối
  • Khó nhắm mắt

Khi không thắng nổi ung thư, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu:

  • Mạch ngưng đập
  • Tiêu tiểu không kiểm soát
  • Mắt ngưng cử động
  • Đồng tử giãn và không co lại được nữa kể cả khi soi đèn
  • Ngưng thở
  • Huyết áp không đo được

Nên nhớ rằng triệu chứng rất đa dạng và tùy thuộc vào loại ung thư cũng như các cơ quan bị ảnh hưởng.

TÓM TẮT

Bệnh nhân ung thư tử vong khi các tế bào ung thư làm suy chức năng của các cơ quan trong cơ thể đến mức chúng không thể thực hiện được các quá trình quan trọng của cơ thể.

Bệnh nhân ở giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng gì, hoặc cũng có thể có những triệu chứng quá nhẹ đến mức không để ý đến

Khi ung thư tiến triển và lan đến nhiều vị trí khác trên cơ thể, triệu chứng sẽ nhiều và rõ rệt hơn, nguy cơ tử vong cũng tăng lên.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề