Ví dụ về các quy luật của tư duy

MỤC LỤC11CHƯƠNG I: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUYLời mở đầuTrong quá trình tồn tại của mình , con người luôn khát vọng hiểubiết vè tự nhiên và xã hội . Do vậy, nhận thức hiện thực khách quan làmột nhu cầu tất yếu của con người. Nhưng làm thế nào con người cóthể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, tìm ra chân lý và hànhđộng có hiệu quả tốt ?Nhận thức đúng giúp là điều kiện cần giúp con người hành độngđúng, đạt được hiệu quả mong muốn. Ngược lại, nhận thức sai, khôngnắm bắt được bản chất và quy luật của hiện thực khách quan thì conngười sẽ hành động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ đi đến thất bại.Đầu tiên,ta xét các ví dụ suy luận :Mọi người đều phải chết,Socrate là người ,Socrate phải chết ‘’[1]‘’ Vợ tôi là đàn bà, em là đàn bà ,vậy em là vợ tôi ‘’[2]Rõ ràng suy luận thứ nhất đúng ,còn suy luận thứ haithì sai .Nhưng căn cứ vào cơ sở nào mà ta xác định được như vậy ? Tất nhiênlà có thể căn cứ trực tiếp vào thực tiễn .Tuy nhiên, thực hiện việc đógặp rất nhiều khó khăn , vì ở đây sau khi kiểm tra kết luận đúng tacũng không thể nói rằng suy luận đúng . Một phương pháp khác thuậntiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng các quy luật của tư duy, tức làcác quy luật mà môn logic nghiên cứu, để làm cơ sở cho việc xétđoán. Suy luận nào tuân theo quy luật đó thì hợp lý,đúng ; suy luậnnào không tuân theo những quy luật đó thì vô lý, sai.22Như chúng ta đã biết , quy luật của tư duy là những mối liên hệbên trong, bản chất, lặp đi lặp lại trong các quá trình tư duy. Các quyluật của tư duy là sự phản ánh các quy luật của hiện thực khách quanvào tư duy . Chính vì vậy mà chúng giúp chúng ta nghiên cứu , nhậnthức được thế giới khách quan . Con người phát hiện ra các quy luậtcủa tư duy trong hoạt động nhận thức thực tiễn của mình ‘’ Hoạt độngthực tiễn của con người phải làm cho ý thức của con người lặp đi lặplại hàng nghìn triệu lần những logic khác nhau , để cho những hìnhtượng này có thể có được ý nghĩa những công lý ‘’.Các quy luật của tư duy này là một đề tài phong phú , mang lạinhiều kiến thức bổ ích từ thực tiễn cuộc sống nên em chọn đề tài nàyđể có thể tham khảo,tìm hiểu, học tập, nghiên cứu những nguồn kiếnthức mới, trau dồi kỹ năng tư duy để phát triển những mặt kiến thứccủa bản thân.Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản. Cácquy luật này được gọi là quy luật cơ bản vì : thứ nhất , chúng phản ánhnhững tính chất cơ bản nhất của quá trình tư duy ; thứ hai , vì bất cứquá trình tư duy nào cũng phải tuân theo chúng ; thứ ba , vì các quyluật khác có thể rút ra từ chúng , nhưng không thể rút ra chúng từ cácquy luật khác. Các quy luật cơ bản đó là : quy luật đồng nhất , quy luậtkhông mâu thuẫn , quy luật bài trùng và quy luật lý do đầy đủ .33I.I.1QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT :Cơ sở khách quan của quy luật :Tư duy là một quá trình phản ánh thế giới khách quan . Để phảnánh đúng đắn hiện thực khách quan , tư duy phải đồng nhất với sự vậthiện tượng trong một thời điểm nào đó , trong một hoàn cảnh cụ thểnào đó.Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất là tính ổn định tươngđối của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.Phát biểu : A là A . Một tư tưởng , khi đã định hình , phải luôn lànó trong quá trình tư duy.Quy luật này phản ánh tính ổn định , xác định của tư duy . Điềunày có nghĩa là , trong quá trình hình thành của mình , một tư tưởng[ khái niệm , phán đoán , lý thuyết , giả thuyết ,… ] có thể thay đổi ,nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa. Nếu nóvẫn tiếp tục thay đổi thì logic hình thức sẽ coi nó là tư tưởng khác.Tính ổn định như vậy là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy . Mặcdù tư tưởng – cũng như mọi sự vật và hiện tượng khác luôn luôn vậnđộng và biến đổi , nhưng nếu tuyệt đối hóa mặt biến đổi đó của tưtưởng thì không thể nào tư duy được . Một ý kiến được nói ra phải cónội dung không đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận ,trình bày ý kiến ,chứng minh quan điểm ,… nghĩa là một quá trình tưduy , thì người ta mới có thể căn cứ vào nó để xét đúng sai , hợp lýI.2hay bất hợp lý ,…Nội dung :Mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối tượng , trong cùng mộtquan hệ thì phải đồng nhất với chính nó . Trong quá trình suy nghĩ ,I.3lập luận , mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó .Yêu cầu và các lỗi logic thường gặp :44Yêu cầu 1 :Trong quá trình lập luận , một khái niệm , một phán đoán , mộtsuy luận nào đó phải được dùng theo cùng một nghĩa , luận đề phảiđược giữ nguyên , không được thay đổi đối tượng của tư duy một cáchvô căn cứ không được thay đổi nội hàm và ngoại diên của khái niệmđã xác định . Nếu một tư tưởng xuất hiện nhiều lần trong một quátrình tư duy thì tất cả những lần xuất hiện đó nó phải có cùng một nộidung, phải có giá trị chân lý như nhau. Điều này có nghĩa là ở các quátrình tư duy khác nhau ta có thể dùng từ với nhiều nghĩa khác nhau, tưtưởng có thể có những giá trị chân lý khác nhau, nhưng trong cùngmột quá trình suy luận thì từ ngữ bao giờ cũng được dùng với mộtnghĩa duy nhất, tư tưởng phải có cùng một nội dung duy nhất, phải cócùng một giá trị chân lý duy nhất. Vi phạm yêu cầu này, tư duy sẽkhông nhất quán, lẫn lộn và người khác sẽ không hiểu .+ Không được đánh tráo nội dung của tư tưởng: trong quá trìnhtư duy, lập luận không được thay đổi nội dung tư tưởng [cùng các điềukiện tạo thành ND đó] đã được xác định từ đầu, không được thay đổiđối tượng của tư tưởng này bằng đối tượng của tư tưởng khác.VD: “Khi thấy sứ thần dâng cho chúa Trịnh một mâm đàotrường thọ, Tràng Quỳnh bèn chạy tới lấy một quả ăn ngay. Chúa choQuỳnh đã phạm tội khi quân bèn sai người lôi ra chém. Trạngnói:“Chém thần cũng được nhưng phải chém thằng dâng đào trướcđã. Nó bảo đòn trường thọ sao thần vừa ăn đã chết? Đây phải gọi làđào đoản thọ mới đúng”. Chúa nghe vậy liền bật cười tha tội”. Ở đây,Trạng Quỳnh đã cố tình vi phạm quy luật đồng nhất để thoát chết55bằng cách đánh tráo nội dung của k/n “chết do phạm tội” với k/n“chết sinh học”.+ Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng: trong biểuđạt không được ý nọ lời kia, nếu khi chọn từ, chọn câu để diễn đạt màlại không trình bày đúng ý tưởng, đúng đối tượng phải trifng bày tứclà đã vi phjm luật đồng nhất.VD:“Trong buổi dạ hôi, Puskin mời một tiểu thư khiêu vũ.Nàng tiểu thư thấy Puskin vừa đen vừa gầy bèn kênh kiệu nói:”Xinlỗi, tôi không nhảy cùng với một đứa bé.” Putskin muốn sửa tính kiêungạo của cô nàng bèn nói to:“Xin lỗi, tôi không biết là tiểu thư đangmang thai”. Mọi người nghe vậy liền đều cười ồ lên khiến cô nàngtiểu thư xấu hổ đỏ mặt. Ta thấy, ở đây, Putskin đã đánh tráo ngôn ngữdiễn đạt của cô gái “đứa bé” bằng “mang thai”.+ Ý nghĩa, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩa, tư duynguyên mẫu: khi nhắc lại, tái tạo một tư tưởng nào đó thì phải nhắclại, tái tạo chính xác tư tưởng đó, không được sai lạc ND của ý nghĩa,tư tưởng nguyên mẫu.VD:“Cô giáo: hai lần chín là bao nhiêu? Học sinh: Hai lần chínlà nhừ ạ.”.Lỗi logic thường gặp :Ngụy biện : Nhằm giành phần thắng trong các cuộc tranh luận ,bằng cách lấy hiện tượng thay cho bản chất , chuyển cái không có cơbản thành cái cơ bản một cách cố ý , đánh tráo khái niệm …Ví dụ 1 :Lý sự của một thầy lang66Một đứa trẻ sốt dữ lắm . Thầy lang bốc thuốc cho uống . Nó lắnđùng ra chết . Bố nó đến tận nhà bắt đền . Thầy không tin , đến xem-lại , sờ trán thằng bé , rồi bảo :Thế này còn trách tôi ư ? Ông bảo chữa cho nó khỏi nóng , bây giờ nólạnh như thế này , còn phải chữa gì nữa ?Ví dụ 2 :Một ông khách trách ông thợ may :- Ông chủ ! Ông máy thế nào mà quần tôi cụt thế này ?Người thợ thản nhiên trả lời :- Thưa ông , không phải lỗi chúng tôi đâu . Khi ông đưa vải đếnmay , chúng tôi đã đo cẩn thận . Chân ông mới dài ra đấy ạ !Ví dụ 3 :Tại sao tôi không bỏ được bia, rượu? Đã rất nhiều lần tôi muốnbỏ rượu và bia, nhưng tôi lại cảm thấy xấu hổ. Mỗi lần nhìn ly bia, tôilại nghĩ về những người công nhân cực khổ đã làm ra nó. Họ đều cóvợ con phải chăm sóc, con cái họ đều có những giấc mơ phải thựchiện. Nếu tôi không uống, có thể họ sẽ mất việc và những giấc mơ củacon họ sẽ mãi tan biến. Tôi không thể ích kỷ chỉ lo cho sức khỏe củamình. Tôi uống để biến giấc mơ của rất nhiều người thành sự thật.Đừng vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến những người khác .Ngộ biện : Do thiếu tri thức nên không hiểu bản chất của sự vậthiện tượng.Ví dụ 1 :Thuyết ‘’ Địa tâm’’ trước đây quan niệm Mặt trời quanh xungquanh Trái Đất . Nhận thức này sai lầm do con người chưa có phươngtiện quan sát sự chuyển động của các hành tinh , chỉ dựa vào việc77hàng ngày quan sát thấy Mặt trời xuất hiện ở hướng Đông và biến mấtở hướng Tây .Ví dụ 2 :Do quan sát thấy tiếng Sấm bao giờ cũng được nghe sau khi cótia chớp lóe sáng , người ta kết luận tia chớp là nguyên nhân của tiếngSấm . Thực ra đó là hai biểu hiện về ánh sang và âm thanh của cùngmột hiện tượng tự nhiên phóng điện tích trái dấu giữa các đám mây ,vì ánh sang lan truyền với tốc độ lớn hơn rất nhiều so với tốc độ âmthanh , nên ta thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng Sấm .Tóm lại , mỗi tư tưởng trong một lập luận cần phải bảo toàn mộtnội dung xác định . Nói cách khác , luật đồng nhất đòi hỏi trong mộtlập luận về đối tượng nào đó với nội dung xác định các dấu hiệu củanó thì con người phải xoay quanh chính đối tượng ấy với chính nộidung các thuộc tính của nó , chỉ có như vậy thì tư duy con người mớilàm rõ được các đặc tính của đối tượng và sự khác biệt của nó với cácđối tượng khác . Mặc dù các đối tượng của hiện thực không phải nằmtrong sự đồng nhất trừu tượng , không vận động , biến đổi gì cả . Và vìvậy mà luật đồng nhất không thể mang gán cho tồn tại khách quanngoài tư duy . Nhưng cần phải thấy rằng , khi đối tượng còn đang ởmột trạng thái về chất , trong khi nó chưa thay đổi các thuộc tính , cácdấu hiệu cơ bản của mình trong quá trình phát triển , thì con người cầnphải suy ngẫm về chính đối tượng ấy với tất cả thuộc tính vốn có củanó .Yêu cầu 2 :Phải có sự đồng nhất giữa tư tưởng với ngôn ngữ diễn đạt nó dosử dụng các từ đa nghĩa , từ không rõ nghĩa hoặc sử dụng cấu trúc ngữpháp sai . Những từ ngữ khác nhau nhưng có nội dung như nhau,88những tư tưởng tương đương với nhau về mặt logic, nghĩa là bao giờcũng có giá trị chân lý như nhau, phải được đồng nhất với nhau trongquá trình suy luận. Vi phạm yêu cầu này, ta không rút ra được thôngtin cần thiết.Ví dụ 1:Người ta cho biết rằng, tác giả Truyện Kiều là người làng TiênĐiền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, và hỏi quê quán của nhà thơNguyễn Du. Nếu ta không đồng nhất nhà thơ Nguyễn Du với tác giảTruyện Kiều thì ta không trả lời được cho câu hỏi này. Ta cũng khôngthể suy luận được. Đây là những yêu cầu dành cho quá trình tư duy,những yêu cầu này bắt buộc phải tuân theo để tư tưởng được sáng tỏ,dễ hiểu. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiềutrường hợp chúng bị vi phạm một cách vô tình hay cố ý.Ví dụ 2:Các trò chơi chữ là những vi phạm cố ý:Bà già đi chợ Cầu ĐôngBói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?Thầy bói gieo quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn.Ở đây, cùng một chữ “lợi” nhưng được hiểu theo hai nghĩa khácnhau•••Ví dụ 3 :Sử dụng từ đa nghĩa : Vợ cả , vợ hai . Cả hai đều là vợ cả .Sử dụng từ không rõ nghĩa : Công an bắt bọn cướp giật bằng xe máy .Sử dụng sai cấu trúc ngữ pháp : Uống Kremil – S hết đau bụng , đầyhơi, dễ tiêu.Yêu cầu của quy luật này rất đơn giản. Tuy nhiên, để tuân thủyêu cầu này không phải là dễ. Đồng nhất những cái gì và không đồngnhất những cái gì là dựa vào sự hiểu biết, dựa vào trình độ văn hóa99của chủ thể tư duy, và dựa vào bối cảnh tư duy. Bởi vì, xét cho cùng,quy luật này đòi hỏi phải đồng nhất những thứ không đồng nhất.Chính điều này giải thích tại sao khi nghe một câu chuyện vui thìnhiều người bật cười nhưng một số người khác thì không. Người tacười vì đã đồng nhất được những cái mà người kể muốn đồng nhất,còn nếu không làm được điều đó thì người ta không cười.Như trong ví dụ sau đây:Lớp đang học về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Cu Tèongủ gật.Thấy vậy, thầy giáo hỏi:“Tèo, ai đã lấy cắp nỏ của An Dương Vương ?”.Giật mình, Cu Tèo vội đáp: “Thưa thầy con không lấy, conkhông lấy, bạn nào lấy con không biết…”.Thầy giáo chán nản, đem câu chuyện kể lại cho hiệu trưởngnghe.Hiệu trưởng nghe xong, trầm ngâm một lúc rồi bảo: “Thôi được,chuyện đâu còn có đó, trẻ con ấy mà. Thầy xem thử cái nỏ đó giá baonhiêu để trường bỏ tiền ra mua một cái khác thay thế. Rõ khổ, đồ dùngdạy học thì đang thiếu tứ bề!”.Câu chuyện được đem kể lại ở sở giáo dục và đào tạo. Nhữngngười có mặt bò lăn ra cười, chỉ một người không cười, đó là kế toántrưởng. Mọi người ngạc nhiên nhìn bà ta, bà ta nói:“Tôi mà là giám đốc sở thì tôi sẽ cách chức tay hiệu trưởng đó.Tiền đâu ra mà cái gì cũng chi, cái gì cũng chi như vậy?…” [Theo báo“Người lao động”]1010Quy luật đồng nhất là quy luật của tư duy hình thức, không nênnhầm lẫn rằng đây là quy luật của hiện thực khách quan bên ngoài tưduy.Quy luật đồng nhất, vì vậy, không dẫn đến việc phủ định nguyênlý biện chứng là sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động và biến đổi,trong cùng một thời điểm một sự vật vừa chính là nó vừa không phảilà nó. Tư duy hình thức phản ánh hiện thực khách quan một cách lýtưởng , phản ánh hiện thực khách quan trong sự đứng im tương đốicủa nó, bỏ qua sự vận động và biến đổi của nó, phản ánh các sự vật vàhiện tượng trong sự tách rời ra khỏi các sự vật và hiện tượng khác.Một sự vật của hiện thực khách quan có thể được tư duy phản ánh từnhiều góc độ khác nhau, tạo nên những đối tượng khác nhau trong tưduy. Nếu hai sự vật trong hiện thực khách quan A và B có chung mộttính chất nào đó thì tư duy có thể phản ánh tính chất chung đó ở hai sựvật đã nêu và tạo thành hai đối tượng khác nhau trong tư duy. Hai đốitượng này của tư duy đồng nhất với nhau.Chính vì vậy mà mặc dùtrong hiện thực khách quan không hề có hai sự vật hoàn toàn giốngnhau, nhưng ta vẫn có thể đồng nhất chúng với nhau.Có thể làm nhưvậy là bởi ta chỉ đồng nhất chúng trong một mối quan hệ nhất định màthôi.Ví dụ :Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai người khác nhau, tuy nhiên,khi tư duy phản ánh các ông từ góc độ là nhà thơ thì tạo thành hai đốitượng đồng nhất với nhau trong tư duy.Vì tư duy phản ánh hiện thực khách quan nên thông qua quy luậtđồng nhất của tư duy ta có thể nói về ba loại đồng nhất khác nhau:1111đồng nhất tư tưởng với tư tưởng, đồng nhất tư tưởng với đối tượngtrong hiện thực và đồng nhất đối tượng trong hiện thực với đối tượngtrong hiện thực. Cần lưu ý rằng ở đây thông qua sự đồng nhất tư tưởngvới tư tưởng ta mới có thể đồng nhất đối tượng trong hiện thực với đốitượng trong hiện thực. Điều này làm cho phạm vi ứng dụng của quyluật này được mở rộng hơn nhiều.Ta xét vài ví dụ:Ví dụ 1 :Trước Tòa bà Minh nói “Tôi đồng ý bán nhà giúp con trả nợ”nhưng thư ký phiên tòa ghi “Tôi đồng ý bán nhà trả nợ giúp con”. Sailầm này của thư ký phiên tòa đã làm cho việc thi hành án sau này gặpnhiều khó khăn.Ví dụ 2 :Có diễn giả nói: “Hình như trên đời có luật bù trừ. Người ta bịmù một mắt thì mắt kia sẽ tinh hơn. Bị điếc một tai thì tai kia sẽ ngherõ hơn, ....”. Nghe vậy, có thính giả kêu lên: “Rất đúng, tôi cũng thấyrằng nếu một người cụt chân thì y như rằng chân kia sẽ dài hơn”. Câunói này của anh ta làm cho cả thính phòng cười ồ lên. Anh ta đã khôngnhận thấy rằng khi diễn giả nói “…mắt kia sẽ tinh hơn”, “…tai kia sẽnghe rõ hơn” là tác giả so sánh với mắt và tai bình thường, còn anh tathì so sánh “chân kia” với chân cụt. Quy luật đồng nhất là quy luật vôcùng quan trọng của logic hình thức. Nếu như các quy luật khác có thểđúng trong một số hệ logic hình thức và không đúng trong một số hệlogic hình thức khác thì cho đến nay chưa ai xây dựng được hệ logichình thức nào có giá trị mà trong đó quy luật đồng nhất không đúng1212[ Lấy từ tài liệu của Th.S Lê Duy Ninh ]Quy luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của logic hìnhthức. Nếu như các quy luật khác có thể đúng trong một số hệ logichình thức và không đúng trong một số hệ logic hình thức khác thì chođến nay chưa ai xây dựng được hệ logic hình thức nào có giá trị màtrong đó quy luật đồng nhất không đúng.II.II.1QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN :Cơ sở khách quan của quy luật :Trong thế giới khách quan , một sự vật hiện tượng bao giờ cũngmang tính cụ thể trong một quan hệ cụ thể , không thể có một sự vậtvừa là nó vừa không là nó trong cùng một thời gian , một mối quanhệ .Phát biểu: Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngượcnhau không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định nhưvậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai. Quy luật này phản ánhtính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy. Mâu thuẫn phá vỡquá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nó. Tư duy củachúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thựckhách quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm khôngthể có trường hợp một đối tượng vừa có, lại vừa không có một tínhchất nhất định nào đó.Ví dụ, tại một thời điểm, một bông hồng cụ thể không thể nàovừa có màu đỏ, vừa không có màu đỏ. Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn màchúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình thức, chứ không phải là mâuthuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức không thể có được vì, như đãbiết, logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là sự phản ánh các1313sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan trong sự đứng im củaII.2nó, nghĩa là phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hóa .Nội dung của quy luật :Công thức : [a là a ] hay ‘’ 7a là 7a’’Trong quá trình lập luận không được khẳng định và phủ địnhmột sự vật , hiện tượng nào đó trong cùng một thời gian và cùng mộtmối quan hệ .Hoặc : hai phán đoán đối lập chung hoặc mâu thuẫn nhau về mộtđối tượng , được xét trong cùng một thời gian , một quan hệ không••••II.3cùng chân thực , ít nhất một trong chúng giả dối .Quy luật này áp dụng cho các cặp phán đoán sau :‘’ S là P ‘’ và ‘’ S không là P ‘’‘’ Mọi S là P ‘’ và ‘’ Mọi S không là P ‘’‘’Mọi S không là P ‘’ và ‘’ Một số S là P ‘’‘’Mọi S là P ‘’ và ‘’ Một số S không là P ‘’Yêu cầu và các lỗi logic thường gặp :Yêu cầu 1 :Quy luật yêu cầu không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tưduy tức là đối với cùng một đối tượng , trong cùng một thời gian , mộtmối quan hệ , không được lúc đầu khẳng định đối tượng có một dấuhiệu nào đó , sau đó lại phủ định chính dấu hiệu đã khẳng định trên .+ Không được dung chứa mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duykhi phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định [với cùng sốlượng, cùng thời gian và cùng mối quan hệ].VD: Bố mẹ hỏi: Con ngủ chưa? Con: Con ngủ rồi.+ Về một đối tượng nào đó, ta không được vừa khẳng định mộtđiều gì đó về đối tượng sau đó lại phủ định những hệ quả được rut ratừ điều ta vừa khẳng định.1414VD: Khi xưa, ở nước Sở có một người bán Mâu và Thuẫn.Người đó rao:“Mua đi, mua đi, Mâu của tôi rất tốt, nó có thể đâmthủng bất cứ vật gì. Mua đi, mua đi, Thuẫn của tôi rất tốt, không vậtgì có thể đâm thủng được nó”. Thế là có người nói:“Ông thử lấy cáiMâu của ông đâm vào cái Thuẫn của ông đi, nếu đúng thì tôi mua.”+ Về cùng một đối tượng, ta không được khẳng định cho chúnghai thuộc tính mà trong thực tế, hai thuộc tính đó lại loại trừ lẫn nhau.VD: một khách bộ hành xin ngủ qua đêm tại nhà của Quỷ. Vợchồng Quỷ rất mừng vì tưởng gặp may. Vợ chồng Quỷ sửa soạn bữatối, mời khách bộ hành ăn cùng. Ngồi vào bàn, anh ta đưa tay lênmiện thổi. “Ông làm gì vậy?” Quỷ vợ hỏi. “Trời lạnh cóng, ta thổicho nó ấm lên”. Quỷ vợ dọn súp ra bàn, người khách ghé miệng vàođĩa thổi. “Ông làm gì vậy?” Quỷ cái lại hỏi. Khách trả lời:”Ta thổicho nó nguội đi”. Nghe vậy, Quỷ chồng hốt hoảng:“Ông ơi, xin ôngđi đâu thì đi. Ngay cả bọn quỷ chúng tôi cũng không thể làm một cáithổi vừa nóng lên lại vừa lạnh đi”. Ta thấy, trong câu chuyện trên,Quỷ đã lầm khi cho rằng con người làm được hai việc mâu thuẫnnhau vì nó đã đồng nhất hai hoạt động “thổi” ở hai thời điểm khácnhau trong hai mối quan hệ khác nhau [thôi-nóng tay/thổi-lạnh đĩasúp]Lỗi logic thường gặp :Lúc đầu khẳng định sau đó phủ định ngay dấu hiệu đó ở cùngmột đối tượng trong một thời điểm , một quan hệ cụ thể .1515Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn trực tiếp. Cụ thểlà không được cùng một lúc vừa khẳng định vừa phủ định một điều gìđó.Ví dụ 1 :Không thể vừa khẳng định rằng Liên Minh Châu Âu sẽ có đượcbản hiến pháp của mình, lại vừa khẳng định rằng Liên Minh Châu Âusẽ không thể thông qua được một bản hiến pháp như thế.Trong thực tế đôi khi ta gặp những câu nói có vẻ như chứa mâuthuẫn trực tiếp nhưng vẫn thấy chấp nhận được.Ví dụ 2 :Câu “Giải vô địch bóng đá quốc gia V- leage vừa qua vừa đạt,vừa chưa đạt” nhìn bề ngoài như chứa mâu thuẫn trực tiếp, nhưng lạivẫn chấp nhận được. Vậy phải chăng ở đây ta đã bỏ qua yêu cầu củaquy luật không mâu thuẫn? Thật ra thì trong trường hợp này yêu cầucủa luật không mâu thuẫn vẫn được tôn trọng, vì từ “đạt” trong câunói trên được hiểu theo nhiều cách khác nhau, và vì vậy ở đây khôngcó mâu thuẫn. Nếu tiếp tục làm rõ ý kiến của mình thì người đưa racâu nói đó sẽ giải thích đã đạt ở mặt nào và không đạt ở mặt nào [đó làcác mặt khác nhau]. Nghĩa là anh ta sẽ cho biết hiểu theo nghĩa nào thìchuyến tập huấn được coi là đạt và hiểu theo cách nào thì không đạt.Yêu cầu 2 :Quy luật yêu cầu không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tưduy tức là đối với cùng một đối tượng , trong cùng một thời gian , mộtmối quan hệ , không được lúc đầu khẳng định đối tượng có một dấuhiệu nào đó , sau đó lại phủ định hệ quả tất yếu của chính dấu hiệu đãkhẳng định trên .Lỗi logic thường gặp :1616Khẳng định một dấu hiệu nào đó nhưng lại phủ nhận hệ quả tấtyếu của chính dấu hiệu đó .Quá trình tư duy không được chứa mâu thuẫn gián tiếp. Cụ thể làkhông được khẳng định [hay phủ định] một vấn đề nào đó rồi lại phủđịnh [hay khẳng định] các hệ quả của nó. Ví dụ, nếu khẳng định rằnglý thuyết tương đối hẹp của Einstein là đúng thì không thể phủ nhậncông thức E = mc2 thể hiện mối liên hệ giữa năng lượng và khốilượng của ông. Nếu như mâu thuẫn trực tiếp dễ được nhận thấy, và vìvậy dễ tránh, thì mâu thuẫn gián tiếp khó nhận thấy hơn, và vì vậy khótránh hơn nhiều.Ví dụ 1 :Lời nói của Đức Phật với quỷ Mala: “[…] Ta không cần danhvọng, Mala, mi hãy thuyết những điều đó với những kẻ hám danhvọng. […] Thành đạt, danh tiếng, danh dự và vinh quang chỉ là sự hưảo, sự thắng lợi của kẻ này là thất bại của người kia. […] Ta trải cơmạn xa để chiến đấu với người đây. Ta thà chết vinh trong trận chiến,còn hơn sống nhục trong đầu hàng” [Daisaku Ikeda “Quan điểm củatôi về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mầu Ni”, NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội 1996, tr.91]. Trong lời nói này ta thấy câu cuối cùng “ta thàchết vinh trong trận chiến, còn hơn sống nhục trong đầu hàng” mâuthuẫn với những câu ở phía trên. Khi rèn luyện tư duy nhiều ta sẽ nângcao được khả năng phát hiện mâu thuẫn trong các suy luận của chínhmình và của người khác, phát hiện thấy những cái không ổn trong cácsuy luận đó. Khi phát hiện rằng suy luận “có điều gì đó không ổn”,nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếp của nó ta có1717thể tiến hành đặt liên tiếp các câu hỏi để người đưa ra suy luận trả lờivà bằng cách đó chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.Ví dụ 2 :Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội có chứa điều gìđó không ổn, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho người đó hàng loạt câu hỏicho đến khi người đó không trả lời được nữa, vì thấy mình đã gặp mâuthuẫn rõ ràng, trực tiếp.Ví dụ 3 :Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuông, khi nghe chồng kểvề một con rắn khổng lồ, chị vợ đã liên tục tỏ ý nghi ngờ về chiều dàicủa nó. Điều này làm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài củacon rắn, và cuối cùng là có được con rắn vuông. Như vậy, mâu thuẫnchưa lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của con rắn khổng lồ trong câu chuyệncủa người chồng với thực tế đến lúc này đã trở thành mâu thuẫn rõràng giữa sự tồn tại của con rắn vuông với thực tế. Câu “nói dối haycùng” chính là nói về những trường hợp như thế này. Nắm vững nộidung và áp dụng thành thạo quy luật không mâu thuẫn giúp ta trìnhbày tư tưởng nhất quán và dễ dàng phát hiện các biểu hiện ngụy biệntrong suy luậnIII.QUY LUẬT BÀI TRÙNG :III.1 Cơ sở khách quan của quy luật :Là tính xác định về chất của các đối tượng . Trong các sự vậthiện tượng của thế giới khách quan , một dấu hiệu nào đó của các đốitượng chắc chắn phải có hoặc không có chứ không thể có chứ khôngthể có một khả năng thứ ba nào khác .1818Vì thế , nếu thế giới là tình thế , tức là bị phân xẻ thành ‘’ có –không ‘’ , thì để phản ánh về tin cậy về thế giới tư duy cũng không thểkhông là tình thế . Trong tư duy nhất định phải có tác động của luậtbài trùng .III.2Nội dung của quy luật :Công thức : ‘’ a V 7a ‘’ , ‘’ có a hoặc không a ‘’Một phán đoán chỉ có thể là chân thực hoặc giả dối chứ khôngthể có giá trị thứ 3 nào khác .Hoặc : Hai phán đoán mâu thuẫn với nhau không thể cùng tồn••tại , một trong hai phán đoán đó phải không tồn tại .Ví dụ 1:Hồ Tây sâu hoặc Hồ Tây không sâu .Trời đang mưa hoặc trời không mưa .Các phán đoán trên không thể đồng thời tồn tại nhưng cóđúng với thực tiễn hay khôngphải qua thực tiễn kiểm nghiệm .Quy luật bài trùng có tác dụng với các phán đoán mâuthuẫn nhau là :•••“ S là P “ và “ S không là P ‘’ [ các phán đoán đơn nhất P ] .‘’ Tất cả là P “ và ‘’ Một số không là P ‘’ [ các phán đoán mâu thuẫn ] .‘’ Không S nào là P “ và “ Một số S là P ‘’ [ các phán đoán mâuthuẫn ] .III.3 Yêu cầu của quy luật và các lỗi thường gặp :Yêu cầu của quy luật:Luật Bài trùng yêu cầu phải lựa chọn một trong hai theo nguyêntắc “hoặc là … hoặc là “, không có giải pháp thứ 3. Trong việc tìmgiải pháp để giải quyết một vấn đề có các phán đoán mâu thuẫn thìkhông được lảng tránh câu trả lời xác định lựa chọn , tránh thừa nhậncả hai .[ ví dụ 1 ]1919+ Phải định hình tư duy khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xácđịnh nào đó, tức là phải công nhận là chân thực một trong hai tư tưởngmâu thuẫn với nhau khi cùng phản ánh đối tượng ở phẩm chất xácđịnh trong cùng một quan hệ nhất địnhVD: chuyện dân gian TQ kể rằng, chúa sơn lâm hỏi Gấu:”Hômnay phòng ta có mùi gì?”. Gấu thưa:“Phòng bẹ hạ hôm nay có mùihôi”. Gấu bị chém vì tội khi quân.Hỏi đến Cáo, Cáo thấy Gấu bị phạt nên nói:“Phòng bệ hạ hômnay thơm như hoa nhài”. Cáo bị phạt vì tội nói dối.Hỏi đến Thỏ, Thỏ thấy cả Gấu và Cáo đều bị phạt nên khônngoan trả lời:“Thưa bệ hạ, hôm nay thần bị ngạt mũi nên không ngửithấy mùi gì”.Ở đây, ta thấy, Thỏ đã khôn ngoan sử dụng việc vi phạm luậtchơi của chúa sơn lâm để tránh né phải trả lời.- Phải định hình nội dung các danh từ logic được sử dụng đểdiễn đạt tư tưởng.VD: Một nhà thông thái muốn kén rẻ thông minh cho con gáibèn treo bảng kén rẻ. Anh hào các nơi kéo về, nhà thông thái bày ra 2đĩa thức ăn và bảo:“Các anh hãy ăn đi. Ăn thừa thì ta đánh đòn chochết, mà ăn hết thì ta đánh chết bằng đòn. Ai ăn mà vẫn không thể bịđòn thì ta sẽ kén làm rể.” Mọi người lúng túng rồi bỏ đi.Mãi sau mớicó một chàng trai xin thử. Anh ta ăn hết một đĩa thức ăn còn đĩa cònlại thì không động tí nào, kết quả anh ta được chọn làm rể.2020Trong câu chuyện trên, nhà thông thái khôn ngoan đã sử dụngtính không xác định của phạm vi k/n “ăn còn” và “ăn hết” đối vớithức ăn đem ra [2 đĩa] để thử trí thông minh của các chàng trai.Lỗi logic thường gặp :Sử dụng 1 trong 2 phán đoán mâu thuẫn hoặc sử dụng cả haiphán đoán mâu thuẫn đó trong một phán đoán phức [ ví dụ 2,3 ]Ví dụ 1 :Anh A đã ăn cơm >< Anh A chưa ăn cơm .Ví dụ 2 :Cả lớp có ý thức kỷ luật tốt trừ một số hay vi phạm kỉ luậtVí dụ 3:Chưa có ai trong lớp có bằng ngoại ngữ B1 châu Âu , chỉ có mộtsố bạn trước đây học ở trường phổ thong chuyên ngữ là có .Phát biểu : Một phán đoán , nhận định hoặc đúng hoặc sai chứkhông thể có giá trị thứ ba nào khác. Đây là quy luật đặc trưng củalogic hai giá trị - logic thông thường mà ta vẫn sử dụng . Với mộtphán đoán , nhận định nhất định , quy luật bài trùng không cho nó biếtnó đúng hay sai nhưng cho biết rằng nó chỉ có thể đúng , hoặc sai chứkhông thể có giá trị nào khác.Ví dụ :Ta chưa biết câu nói ‘’ Có người ngoài Trái đấy đến thăm Tráiđât “ đúng hay sai , nhưng quy luật bài trùng khẳng định rằng hoặc nóđúng , hoặc nó sai . Quy luật bài trùng không cho phép người ta tránhné vấn đề khi trả lời câu hỏi . Nó không cho phép trả lời lấp lửng ,nước đôi , mà đòi hỏi câu trả lời dứt khoát .Ví dụ :Khi một thanh niên đi kiếm việc làm được hỏi có biết ngoại ngữhay không thì anh ta chỉ có thể trả lời “ có “ hoặc “ không “ , tất cả cáccâu trả lời khác đều không có giá trị . Trong thực tiễn , người ta ứng2121dụng quy luật bài trùng để chứng minh bằng phản chứng . Đôi khi tagặp những câu nói rất sâu sắc mà biểu hiện trực tiếp là quy luật bàitrùng .Ví dụ :Cuối bộ sách“ Tam quốc diễn nghĩa “ sau khi kể chuyện nhà Tầnthống nhất Trung Quốc , tác giả La Quán Trung đã viết, đại ý : Lịch sửcác nước cứ như vậy , hết hợp thì tan , hết tan rồi lại hợp . Hay , cuốibộ sách “ Hồng lâu mộng “ sau khi kể vợ Bảo Ngọc sinh con trai vàgia đình họ Giả bắt đầu hưng thịnh trở lại , tác giả Tào Tuyết Cầnviết , đại ý : Ở đời cứ như vậy , hết thịnh rồi suy , hết suy rồi lại thịnh .Một số tác giả cho rằng quy luật bài trùng là hệ quả của quy luậtđồng nhất .Đây là một sự nhầm lẫn. Ta có thể bác bỏ điều đó hết sứcdễ dàng. Thật vậy , nếu quy luật triệt tam là hệ quả của quy luật đồngnhất thì ở bất cứ chỗ nào mà quy luật đồng nhất đúng thì quy luật bàitrùng cũng phải đúng . Nhưng rõ ràng là trong các hệ logic 3 giá trịquy luật đồng nhất vẫn đúng , trong khi đó thì quy luật bài trùngkhông đúng . Trong những suy luận nhằm rút ra quy luật bài trùng từquy luật đồng nhất mà thỉnh thoảng ta gặp trung các tài liệu logic chứasẵn vòng tròn logic. Những suy luận kiểu này được thực hiện trongkhuôn khổ của logic hai giá trị và sử sụng các tính chất của logic đó .Tuy nhiên sở dĩ logic hai giá trị là hai giá trị vì nó tuân thủ quy luậtbài trùng . Như vậy có nghĩa là những tính chất của logic hai giá trịđược sử dụng để rút ra quy luật bài trùng từ quy luật đồng nhất phụthuộc vào chính quy luật bài trùng .IV . QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ:4.1 Cơ sở khách quan của quy luật :2222Các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mối lienhệ chặt chẽ với nhau . Sự hình thành một sự vật , hiện tượng đều donhiều mối liên hệ , nhiều tác động . Mối liên hệ giữa các tác động đểtạo thành sự vật , hiện tượng đó được phản ánh trong tư duy , chochúng ta biết những lý do để có được sự vật , hiện tượng .Do vậy, một tư tưởng chân thực, có tính thuyết phục về sự vật ,hiện tượng phải có được các lý do đầy đủ , phản ánh các tác động tạosự vật hiện tượng đó .Quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi các tư tưởng phải được đưa ra trênnhững cơ sở nhất định. Tư duy của chúng ta cấu thành từ một chuỗicác tư tưởng như vậy.Những tư tưởng đi trước làm cơ sở cho những tưtưởng đi sau.Chỉ trong trường hợp đó thì tư duy mới được coi là chặtchẽ, có logic.Ngược lại, tư tưởng sẽ lủng củng.Người nghe sẽ thấyngười nói nhảy từ vấn đề này qua vấn đề khác một cách tùy tiện.Trong thực tế, đòi hỏi làm một việc gì đó hoặc trình bày một vấn đềnào đó theo một trình tự nhất định chính là đòi hỏi thỏa mãn quy luậtnày. Quy luật lý do đầy đủ dựa trên một quy luật rất cơ bản của tựnhiên là quy luật nhân - quả: Mọi sự vật và hiện tượng đều có nguyênnhân của nó. Trong cùng một điều kiện, cùng một nguyên nhân sẽ đưađến cùng một kết quả.Nếu như tư tưởng phản ánh hiện tượng thì cơ sởcủa nó là cái phản ánh nguyên nhân của hiện tượng đó.Trong tự nhiên,nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả.Nhưng trong tư duy ta lạicó thể biết hiện tượng trước rồi mới đi tìm nguyên nhân sau, nên thứtự ở đây không giống trong tự nhiên.Ví dụ 1:2323Một người lái taxi nào đó luôn có thu nhập cao hơn so với nhiềungười khác , mặc dù anh ta làm việc trong cùng một điều kiện như họ.Khi đó, người ta hay nói rằng số anh ta may mắn. Nhưng nếu quanniệm như vậy thì ta sẽ không cải thiện được tình hình của mình.Ngược lại, nếu hiểu rằng hiện tượng này cũng phải có nguyên nhâncủa nó, và nguyên nhân đó là nguyên nhân vật chất, nghĩa là nguyênnhân có thể hiểu và ứng dụng được, thì ta sẽ tìm hiểu, phân tích nhữngyếu tố đưa lại thành công cho người kia, rồi tìm cách để áp dụng, vànhờ đó có thể nâng cao thu nhập của mình. Tuân thủ nghiêm các quyluật cơ bản trình bày trên đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tưtưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễhiểu. Ứng dụng các quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện cácsai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác,để vạch trần sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm.4.2 Nội dung quy luật :Mọi tư tưởng đã định hình được coi là chân thực nếu có đượccác cơ sở đầy đủ cho phép xác minh tính chân thực của tư tưởng đó .Hoặc : Không một lập luận nào có thể đươc công nhận là thiếunhững cơ sở cần thiếtCông thức : A = [ a + b + c…]Ví dụ :Nghị quyết của chúng ta được 30/32 đồng chí tán thành , chỉ có2 đồng chí không nhất trí . Như vậy nghị quyết được thông qua với sốphiếu thuần gần như tuyệt đối .4.3 Yêu cầu của quy luật và các lỗi thường gặp :Yêu cầu của quy luật khi nêu ra một kết luận cụ thể phải đưa rađầy đủ những cơ sở của kết luận đó. Chưa nên tin vào bất cứ cái gì khi2424chưa có cơ sở dữ kiện hoặc các cơ sở dữ kiện hoặc các luận điểm đã-được kiểm chứng .Các lỗi logic thường gặp :Kết luận thiếu sơ hởVí dụ 1: Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thường xảy rahiện tượng tắc đường vì người dân còn thiếu ý thức chấp hành luật lệgiao thông .-Không còn cơ sở ,dựa vào uy tín của người khácVí dụ 2:Đồng chí A là người có uy tín trong lĩnh vực này đã chorằng…-Dựa vào quan niệm duy tâm không kiểm chứng đượcVí dụ 3: Số thằng này may thật , thi lần nào cũng được điểmcao.Kết LuậnTrong cuộc sống hàng ngày, người ta có thể nói đúng, viết đúng,lập luận chặt chẽ, thuyết phục mà chưa hề học tập, nghiên cứu ngữpháp, logic học. Điều đó không có nghĩa là người ta không cần họcngữ pháp,logic học. Bởi vì, logic học là môn khoa học giúp con người2525

Video liên quan

Chủ Đề