Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đời với những kẻ phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông

Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, trong một phóng sự thực tế, những du khách nước ngoài thường nói với nhau một câu thế này: "Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam". Bấy giờ, tôi chỉ cảm thấy đó là một câu nói hài hước, đùa vui. Lúc ấy tôi đã chưa thể nhận ra, dù đó là câu đùa đấy, nhưng không phải tự nhiên mà đùa như vậy! Thêm nữa, đó mới chỉ là trải nghiệm của những du khách đi bộ qua đường phố Hà Nội.

Tới khi toàn cảnh bức tranh giao thông Việt Nam được phô bày trước mắt, thì câu nói hài hước của du khách nước ngoài không đủ để hình dung nữa, mà thay vào đó, là câu hỏi chua xót và đầy ám ảnh của nhà báo Quản Hồng Đức: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?".

Không còn là sự phóng đại nữa rồi, khi mà cái thực tế diễn ra ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, theo như thống kê của cục cảnh sát giao thông, thì trong 2 tháng đầu năm 2018 đã có tới 1500 người chết vì tai nạn giao thông. Con số này có đủ để kích động bạn không, khi chúng góp phần đưa bạn, và tôi, chúng ta trở thành những người tham gia giao thông may mắn còn sống, trong hiện tại?

Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, ta đếm được, nhưng chẳng có thước nào, máy nào đo nỗi những vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào nhân tâm những gia đình, người thân nạn nhân của nó. Những vụ tai nạn thảm khốc cứ dồn dập xảy đến trong cơn hoang mang cực độ của cộng đồng, và chưa hề có dấu hiệu ngưng lại. Nhưng chúng ta đâu có lựa chọn!? Vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải sống chung với hoang mang lo sợ án tử luôn treo lơ lửng mỗi khi ra đường.

Thực tế của giao thông Việt Nam đang là cái vòng tròn loanh quanh luẩn quẩn, bế tắc. Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta sợ tai nạn giao thông, là bởi họ đó là thứ tai họa từ trên trời rơi xuống, không ai biết trước, không rõ lí do, và chỉ nhận ra nó khi quá muộn. Và chúng ta biết, nguyên nhân của phần lớn tai nạn hiện nay chẳng dính dáng gì tới hai chữ tâm linh trong ngoặc kép cả.

Những biểu hiện ý thức kém thường thấy nhất thì có thể gặp ở mọi nẻo đường, cơ hồ cứ chỗ nào có xe là chỗ ấy có vi phạm! Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô, vượt đèn đỏ, đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường, uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe; chẳng những không nhường nhịn mà còn cố giành giật nhau từng khoảng trống trên đường, rồi thì có va chạm nhẹ là đủ các kiểu nào ăn vạ cố tình, rồi hung hăng đòi đánh người, hậu quả có khi còn nghiêm trọng hơn cả tai nạn thật...

Rất nhiều, rất nhiều những biểu hiện của ý thức tham gia giao thông đã xuống cấp tồi tệ, để cảnh vi phạm không phải là ngoại lệ nữa, mà thành môi trường buộc chúng ta phải thích nghi. Tất thảy bắt nguồn từ thói ích kỉ hẹp hòi vô trách nhiệm với bản thân và người khác, không chịu mở mắt nhận ra sự việc sẽ tồi tệ thế nào khi chính ý thức ấy sẽ mang tới những đau đớn mà thân thể máu thịt không thể chịu đựng!

Đạo đức xuống cấp ở phần đông người tham gia giao thông là nguy cơ lớn nhất, thì nguy cơ lớn thứ nhì, là sự vô cảm của một số người - những người nắm trong tay quyền lãnh đạo. Bên cạnh thứ xuất phát từ chính cái đầu của người cầm tay lái, người cầm quyền, những nguyên do của tai nạn giao thông còn tới từ công trình không đảm bảo chất lượng khi bị rút ruột trong quá trình thi công, cơ sở vật chất không được tu bổ đúng kì hạn, quản lí còn nhiều bất cập... rồi lí do thiên tai thời tiết, và... cả số mệnh nữa, chúng chiếm 20% còn lại những nguyên nhân của tai nạn giao thông.

Lâu nay tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tới mức người ta chẳng muốn kể ra và cũng chẳng thể kể hết. Nhưng nhìn vào tác hại không cùng của tai họa, âu cũng là động lực hướng cho ta chống lại chúng, nếu vẫn còn lương tri và nhiệt huyết. Bi kịch thực sự của việc vô ý thức là hầu hết không hiểu, không hình dung ra, không có chút bóng đen nào đè lên thói ích kỉ khi nghĩ về hậu quả của tai nạn giao thông, cho tới khi chính mình phải hứng chịu mất mát, để rồi sự việc trở thành nỗi ám ảnh suốt đời không gì thanh tẩy được.

Nói đi nói lại vẫn chỉ có làm sao cho nhận thức, ý thức, trách nhiệm, văn hóa, văn minh, đạo đức, tự trọng của người tham gia giao thông được nâng cao lên. Ở các cấp giáo dục thì đó là thay đổi toàn diện những điều bất cập được chỉ ra trong suốt thời gian qua. Còn với chung toàn xã hội, ta cần tuyên truyền, vận động, nhưng phải tuyên truyền làm sao để người ta thấy đây không còn là chuyện của luật lệ mà còn là chuyện của đạo đức con người.

Cái được coi là bắt buộc nên đứng sau đạo đức, bởi đạo đức mới là yếu tố thực sự có sức mạnh điều chỉnh hành vi của con người. Nó khiến người ta biết kiềm chế bản thân, có ý thức nhận thức một cách đầy đủ để muốn hành động trước khi sự việc ụp xuống mình một cách không thể né tránh, khiến người ta thấy rằng bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính mình vậy....

Đồng thời, những gì còn là bất cập, là thiếu nghiêm minh và còn tạo cơ sở để diễn biến trở nên trầm trọng hơn... của luật pháp, thì chỉ còn cách chỉnh sửa, hoặc dẹp bỏ đi. Cách cải thiện đúng đắn nhất là thay thế những cái sai bằng một việc đúng khác. Tính răn đe trong điều luật phải luôn sẵn sàng cho trường hợp đạo đức không cứu vãn được nữa, đó là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, là tăng án phạt với các hình thức vi phạm, đồng thời tương quan giữa các án phạt phải tỉ lệ thuận với mức độ sai phạm gây ra...

Trong khu vực của chúng ta có những nước có luật và ý thức chấp hành luật giao thông có thể coi là hình mẫu lí tưởng, như Singapore hay Nhật Bản, những nước mà thành công của họ không chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng được đầu tư kĩ lưỡng và hiện đại - thứ chúng ta chưa lập tức mà theo được. Vậy nên trước tiên, bên cạnh thay đổi điều luật, hiển nhiên ta còn phải học hỏi nghiêm túc ý thức và văn hóa giao thông của họ để quyết liệt chống tai nạn giao thông trên mỗi nẻo đường.

Tất cả chúng ta đều trông thấy hậu quả khôn lường cũng như những mất mát là không đo đếm được mà tai nạn giao thông gây ra, chúng ta mang trái tim con người, biết đau xót cảm thương, chúng ta đủ sáng suốt và quyết tâm, hãy hành động ngay bởi thảm cảnh đen tối nơi đây đang không ngừng đe dọa cuộc sống, tương lai của mỗi người!

Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

ĐỀ SỐ 58Phần I. Đọc hiểu [3 điểm]Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Đã đến lúc, xã hội nên nhìn nhận những vụ tai nạn theo cách khác — đó chính là tội ác.Hạy gọi những kẻ phóng nhanh vượt ấu là những kẻ đang “liều chết gây tội ác”. Hãy đưa vàobộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh vượt ẩu: “Cố ý giết người gây hậu quả nghiêm trọng”. Những kẻ đó cần phải được trừng trị thẳng tay, phải bị xã hội lênán, bị người đời khinh bỉ. Cần có những hình phạt xứng đáng cho những tội danh này. Ngoàinhững năm tháng tù tội, những kẻ đó cần phải bị tước bằng lái xe vĩnh viễn. Để có ra tù chúngcũng không có thêm cơ hội gây họa cho người khác được nữa. Xin đừng bao che cho tội ác, xinđừng coi đó là những năm tháng bồng bột của tuổi trẻ hay vì muôn vàn các lí do nào khác. Hãyđể cho những kẻ trước khi có ý định phóng nhanh vượt ẩu ý thức được rằng mình đang có thểgiết một ai đó, làm thương tích một ai đó và làm tổn hại cả chính bản thân mình.[Theo T.A, báo điện tử Vietnamnet ngày 14/11/2006]Câu 1: Hãy chỉ ra cấu trúc của đoạn văn trên.Câu 2: Tác giả đã đưa ra những biện pháp nào để trừng phạt những kẻ phóng nhanh vượt ẩu?Câu 3: Anh [chị] có nhận xét gì về thái độ và giọng văn của người viết trong đoạn trích?Câu 4: Là một người tham gia giao thông, anh [chị] có đồng ý với quan điểm của tác giảtrong đoạn trích hay không? Hãy trình bày suy nghĩ của mình trong khoảng từ 5-7 dòng.Phần II. Làm văn [7 điểm]Câu 1: [2 điểm]:Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ. Thành khổng lồ, những sổ 0 vinh dựvà tự hào lắm, đi đâu cũng kể lể, vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”[Niềm tự hào của số 0, Theo Ngụ ngôn chọn lọc — Nhà xuất bản Thanh niên 2003]Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh[chị] về bài học gợi ra từ câuchuyện trên.Câu 2 [5 điểm]:Bằng việc phân tích hai tác phẩm Vĩnh biệt Cửu trùng đài của Vũ Như Tô và Chiếc thuyềnngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh [chị] hãy trình bày về mối quan hệ giữa nghệ thuật vàcuộc sống.GỢI Ý LÀM BÀI [Kèm audio CD]Phần I. Đọc hiếu [3 điểm]Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo kết cấu diễn dịch.Câu 2: Tác giả đã đề ra một số biện pháp để giải quyết tình trạng phóng nhanh vượt ẩu:-Đưa vào bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh vượt ẩu: “Cố ýgiết người — gây hậu quả nghiêm trọng”.-phải bị xã hội lên án, bị người đời khinh bỉ.-đó cần phải bị tước bằng lái xe vĩnh viễnCâu 3: Tác giả của bài viết thể hiện thái độ căm phẫn trước hành vi phóng nhanh vượt ẩu củamột bộ phận người tham gia giao thông.Giọng điệu của tác giả ở đây là giọng điệu phê phán, đả kích quyết liệt, gay gắt.Câu 4: Học sinh tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, cũng có thể tham khảo mộtsố gợi ý sau đây:Là một người tham gia giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, đàm bảo antoàn cho bản thân và những người xung quanh là điều quan trọng. Thái độ phê phán kịch liệt củatác giả bài viết hoàn toàn không phải sai trái.Phần II. Làm văn [7 điểm]Câu 1 [2 điểm]:Yêu cầu về hình thức:-Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...Yêu cầu về nội dung:-Giải thích+ Mỗi con số tùy vào vị trí đứng mà nó mang một giá trị, một ý nghĩa riêng.+ Bài học mà con số 0 mang đến cho chúng ta là sự khiêm tốn, biết mình, biết người. Quá đềcao giá trị bản thân sẽ dẫn đến sự kiêu căng, ngạo mạn. Lúc đó, con người sẽ giống như số 0 kia,trống rỗng nhưng tự cao, tự đại.-Phân tích, bình luận ý kiến+ Vì sao con người cần phải biết khiêm tốn, biết mình, biết người?++ Trong cuộc sống, có nhiều con người có khả năng, năng lực cao hơn ta. Nhìn xuống, conNgười có thể nhìn thấy ít ai bằng mình, nhưng nhìn lên, còn rất nhiều người có những điều mà tacần phải học tập.++ Không ai thành công một mình. Mọi thành quả mà con người đạt được ngày hôm nay luôncó sự giúp sức của rất nhiều người khác, rất nhiều yếu tố khác. Con người không thể phù nhậnmọi giá trị mà mình đang sống++ Khi biết khiêm tốn cũng đồng nghĩa với việc con người biết mình thực sự là ai, đang ở vịtrí nào. Sự nhận thức đúng đắn giá trị bản thân giúp con người định hướng tốt hơn con đườngphải đi, công việc phải làm++ Chỉ khi biết khiêm tốn và nhận thức đúng giá trị bản thân, con người mới có thể tiến bộ.Kẻ lúc nào cũng vỗ ngực mình là người vĩ đại là kẻ không cầu tiến, tự mãn với những gì mìnhcó. Mà cuộc sống giống như dòng sông, không bơi thì sẽ chìm. Ngừng học hỏi, ngừng vươn lên,con người sẽ đánh mất cả những gì mình đang có.-Bài học nhận thức và hành độngẢo tưởng về giá trị của bản thân, con Người cũng sẽ giống như con số 0 kia, ngạo mạn nhưngtrống rỗng. Nhận thức đúng giá trị của bản thân có một ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thànhbại trong cuộc đời của mỗi con người. Chỉ có khiêm tốn, hiểu rõ mình thực sự là ai, khả năng củamình thực sự đến đâu, con người mới có được thái độ sống đúng đắn, đạt được những điều mìnhmong muốn.Câu 2 [5 điểm]:1. Mở bài:-Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta khôngthể không nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau. Hai nhà văn Nguyễn HuyTưởng và Nguyễn Minh Châu tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ cùnghướng đến quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.-Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống đó được chứng minh rất rõ qua hai tác phẩm Vĩnhbiệt Cừu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.1. Thân bài:-Giới thiệu chung:+ Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổimới văn học, văn của ông giản dị mà sâu sắc, thấm thía nhiều dư vị về cuộc đời, thấm đâm nghệthuật, cái mà ông luôn xem là bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Từ những năm 60 của thế kỷtrước, công chúng đã biết đến Nguyễn Minh Châu qua những tiểu thuyết như: Cửa sông, Dấuchân người lính... cùng khá nhiều truyện ngắn được đánh giá là những thành công của văn xuôichống Mĩ. Ở giai đoạn trước, ông là ngòi bút có khuynh hướng lãng mạn, sử thi. Ở thời kì sau,ngòi bút của ông chuyển sang đề tài thế sự, quan tâm tới đời sống của con người trong đờithường với những vấn đề về đạo đức, về triết lí nhân sinh. Những tác phẩm được viết từ sau 1975và nhất là từ thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ ở ông vẫn còn một vốn viết rấtsung mãn. Ông đã đem đến cho văn đàn sau chiến tranh những khám mới về con người, nhữngsuy tư về thế sự. Không phải vô cớ mà Nguyên Ngọc coi ông là "người mở đường tinh anh và tàinăng "thời kỳ đổi mới”. Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhấtcủa ông ở thời kì sau; nội dung kế về chuyển đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thếhiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tìnhthương cùng sự băn khoăn, day dứt về thân phận con người. Tác giả cùng gửi gắm trong truyệnngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luônluôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cầnphải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp vớirung động chân thành của trái tim nhân ái.+ Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông tham gia cách mạng rấtsớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông là nhàvăn có thiên huớng khai thác đề tài lịch sử, ông có rất nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểuthuyết và kịch, một trong những vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là Vĩnh biệtCửu trùng đài mà thông qua nhân vật Vũ Như Tô ta càng thấy được mối quan hệ mật thiết giữanghệ thuật và cuộc sống.- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống trong Chiếc thuyền ngoài xa:+ Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống [bứctranh có con thuyền, có con người, có nhiều yếu tố thiên nhiên đẹp đẽ khác như sương mù, ánhbình minh... nhưng thiếu hơi thở cuộc sống, nó chỉ là bức ảnh thế hiện vẻ đẹp bên ngoài của cuộcsống]. Nghệ thuật đích thực phải thể hiện được bản chất sâu xa, sự thật ẩn sâu của cuộc sống.Ông đã từng khẳng định "Nhà văn không có quyền nhìn sự thật một cách đơn giản, nhà văn cầnphấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử". Đó là một cái nhìn đa diện,nhiều chiều, đi sâu khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự để hiểu đúng bảnchất bên trong của hiện thục.++ Bức ảnh mà Phùng chụp được sau nhiều ngày khổ công suy nghĩ, tìm kiếm thực sự chứađựng trong nó thế giới của cái đẹp mà nguôi nghệ sĩ hằng khao khát: sự dung dị, đơn giản, hàihoà, hàm súc, gợi cảm xúc và suy tưởng sâu xa. Với bức ảnh ấy, người nghệ sĩ đã phát hiện ramột bình diện cơ bản nhất, quan trọng nhất của thế giới: sự gắn kết hài hoà của sự sống, của conngười, thiên nhiên và cuộc sinh tồn trên một con thuyền lặng phắc trước bình minh. Toàn bộnhững hình ảnh ấy đều hàm chứa những ý nghĩa sâu xa, nhưng điều quan trọng là, trong tácphẩm của Nguyễn Minh Châu, sau khoảnh khắc tuyệt vời của sáng tạo nghệ thuật, dường nhưcuộc truy tìm chân lí, sự thật và cái đẹp vẫn chưa kết thúc. Tấm ảnh ấy không phải là sự lầm lẫn,ngộ nhận, dối lừa, nhưng cái thế giới ẩn chứa sau nó, cái thế giới mà nó mở ra vẫn còn là điều bíẩn, với cả chính người nghệ sĩ. Đó là quan niệm nghệ thuật sâu sắc và độc đáo của Nguyễn MinhChâu. Bức ảnh đã hoàn tất, nhưng sự thật đằng sau bức ảnh vẫn là điều cần khám phá. Từ trongcảnh biến đẹp như mơ ấy lại xuất hiện những con người xấu xí. Đó là nguôi đàn bà cao lớn vớinhững đường nét thô kệch, rỗ mặt, dáng vẻ mệt mỏi, khuôn mặt tái ngắt. Đó là hình ảnh ngườiđàn ông với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, con mắt đầy vẻ độc dữ. Nếu trướcđó, cảnh chiếc thuyền ngoài xa yên tĩnh, thơ mộng thì cảnh bạo hành trong gia đình người dânchài lại vô cùng tàn nhẫn, dã man. Hóa ra người đàn bà lặng lẽ theo chồng lên bờ là chỉ để hứngchịu những trận đòn vô lí. Chứng kiến cảnh ấy Phùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Toànbộ cảnh bạo hành gia đình diễn ra trong một thời khắc ngắn ngủi " như trong một câu chuyện cổđầy quái đản". Nó tác động không nhỏ đến tâm lí hoài nghi của người nghệ sĩ.++ Người nghệ sĩ không phải là người sở hữu toàn bộ sự thực, toàn bộ chân lí của cuộc sống.Anh phải luôn kiếm tìm chân lí, sự thật trong quá trình sáng tạo. Khoảnh khắc mà người nghệ sĩnắm bắt được qua bức ảnh không phải là khoảnh khắc dối lừa, nhưng sự thật sau khoảnh khắc ấylà cả một thế giới nhân sinh đầy nghịch lí. Để thấu hiểu được thế giới ấy, nguôi nghệ sĩ phải tiếptục khám phá cuộc sống, khám phá sự thật ấn sau cái khoảnh khắc mà anh ta đã thâu nhận đượcđầy bất ngờ. Bởi vì cái đẹp đồng nhất với đạo đức, đồng nhất với sự thật, không chấp nhận tháiđộ nửa vời, hời hợt.+ Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều về cuộc sống, phải thấu hiểu cuộc sống,cảm nhận nỗi đau khổ của đồng loại, có tài năng và lòng dũng cảm trong quá trình phản ánh hiệnthực: Tài năng nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và phải dũng cảm để chỉ ra những điều tốt đẹp lẫnsự xấu xa, độc ác. Viết về "những vùng tối của hiện thực đời sống để góp phần hoàn thiện nhâncách làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn".++ Trong truyện, cả Đẩu và Phùng đều không ngờ rằng, người đàn bà từ chối một cách quyếtliệt thiện chí giúp đỡ của Phùng và Đẩu. Theo lời chị ta thì "quý tòa bắt tội con cũng được, phạttù con cũng được" nhưng "đừng bắt con bỏ nó". Nói thế nghĩa là chị ta chấp nhận những hìnhphạt nặng nề của pháp luật, thà là kẻ có tội trước pháp luật, bị bắt tội, bị đi tù còn hơn là phải lidị. Khi Phùng xuất hiện, chị ta nghĩ rằng, tòa án bố trí sẵn nhân chứng để buộc mình phải li dị thìngười đàn bà - như con gà mái bảo vệ đàn con - bấy giờ mới trút bỏ cái vẻ bề ngoài tỏ ra u mê,nhút nhát. Sự biến đổi này bắt đầu bằng thái độ gai góc hẳn lên. Từ lối xưng hô với Đẩu "con quý tòa", chị ta bỗng chuyển sang lối xưng hô "chị - các chú". "Vị bao công phố huyện" cùngnguôi bạn đồng ngũ của mình lúc đầu có ý định giảng giải cho chị ta lí do chính đáng để li dịnhưng rồi chính chị ta lại dạy cho Đẩu và Phùng một bài học về cách nhìn cuộc sống. Đẩu vàPhùng không hiểu nổi những bí ẩn về người đàn bà này nhưng chị ta lại tỏ ra hiểu và thông cảmkhi cho rằng "lòng các chú tốt" nhưng "các chú đâu có hiểu được cái việc của các Người làm ănlam lũ, khó nhọc". Trái với vẻ nông nổi thiếu thực tế của Phùng và Đẩu, chị hiểu được vai trò củangười đàn ông trên thuyền để chống chọi với sóng gió, "dù hắn man rợ, tàn bạo". Người đàn bàvùng biển này cũng như cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, đều là kiểu "hạt ngọc ẩn" màNguyễn Minh Châu cả đời tìm kiếm. Có điều, cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng là mẫuhình lí tưởng chỉ để mơ ước, để ngắm nhìn chứ không có thực còn người đàn bà vùng biển trongtác phẩm này thì hiện lên từ những lấm lem bụi đời. Chị ta là "hạt ngọc ẩn" bởi lẽ đằng sau cáivẻ ngỡ như thô vụng, thậm chí u tối, người đàn bà này không phải không có những suy nghĩ sắcsảo, sâu xa. Và "hạt ngọc ẩn" ấy chỉ thực sự hiển lộ khi buộc phải bộc lộ mình.++ Hé mở dần bản chất của người đàn bà vùng biển, thiên truyện đã đặt ra những vấn đề có ýnghĩa xã hội bức thiết. Ý nghĩa ấy trước hết được gửi vào Đẩu. Anh là chánh án tòa án thônghiểu luật pháp lại sẵn có lòng hào hiệp cứu người nhưng lại thiếu hiểu biết thực tế. Trong suynghĩ đơn giản của Đẩu chỉ cần giúp người đàn bà li hôn, trừng phạt lão đàn ông vũ phu kia là sẽđem lại lẽ công bằng. Nhưng nếu giả sử buộc phải li hôn, người đàn bà sẽ sống như thế nào vớisóng gió biển cả và nhất là phải nhìn cảnh lũ con bị chia sẻ "có bố thì không có mẹ, có mẹ thìkhông có bố". Bài học đặt ra từ mâu thuẫn này là: muốn cải tạo cuộc sống phải căn cứ vào thựctế cuộc sống làm cho cuộc sống "dễ thở" hơn chứ không phải chỉ đem sách vở mà áp đặt vàocuộc sống. Nếu chỉ biết đem sách vở mà áp vào cuộc sống thì chánh án Đẩu có khác nào một thứRô-bốt, có khi vô tình trở thành kẻ hành động phản nhân văn mà chính mình không ý thức được.Người đàn ông đánh vợ, về lí là có tội nhưng nếu xét từ hoàn cảnh sống thì chính anh ta cũng lànạn nhân chứ không chỉ là phạm nhân. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả sáng tạo chi tiết Phùngchúng kiến gã đàn ông đánh vợ bằng chiếc thắt lung của lính Ngụy, ở nơi có chiếc xe tăng hỏngcủa Mĩ Ngụy. Phùng và Đẩu đều là những người lính trở về thời bình với vinh quang chiếnthắng. Ở tác phẩm này, có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều, không phải hễ cứ đánhđuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước là có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Tàn dưcủa xã hội cũ còn đó trong nạn bạo hành gia đình khiến những người lính Trường Sơn năm xưavẫn chưa yên lòng với vinh quang của quá khứ. Câu chuyện để lại một kết thúc bỏ lửng. Chẳngbiết sau này, cuộc sống của gia đình làng chài ấy sẽ tiếp diễn ra sao, liệu rằng cái bãi xe tănghỏng của Mĩ Ngụy có còn là nơi diễn ra nạn bạo hành? Liệu cái thắt lưng da của lính ngụy cócòn tác quái với gia đình làng chài ấy không? Và thằng Phác - cái thằng bé giống bố như lột ấyrồi đây sẽ trở thành con người như thế nào? Nếu cuộc sống này còn tiếp diễn thì ai dám chắc nósẽ không trở thành kẻ tha hóa điên rồ như cha mình. Kết thúc bỏ lửng ấy không chỉ tránh đượccông thức mà quan trọng hơn, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải đau đáu về số phậncon người: cuộc chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dăng lâu dài. Nó cũng khốc liệtchẳng kém gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua đi.+ Nhà văn phải tự mình ý thức, phải đấu tranh để tự hoàn thiện mình vươn tới: Chân - Thiện Mỹ. Sự phát hiện những nghịch lí cuộc sống giúp Phùng nhận thức rõ hơn bản chất mối quan hệgiữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn ảnh, được nhìn từxa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ nhưng vẫn vô nghĩa với những con người lam lũ ởphía sau vẻ đẹp ấy, những con Người cơ cực bởi gánh nặng mưu sinh. Bức ảnh của Phùng đượctrưởng phòng khen ngợi, có mặt trong nhiều gia đình "sành nghệ thuật" nhưng chính tác giả củanó lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đó còn là sản phẩm của cái nhìn dễdãi về cuộc sống, chưa vươn tới được bản chất cuộc đời, chưa cất lên được tiếng nói của nhữngcon người lam lũ nhọc nhằn. Sự phiến diện ấy bắt nguồn từ chính Phùng. Anh thiết tha với cáiđẹp, với nghệ thuật và cũng sẵn lòng hào hiệp của người lính Trường Sơn nhưng cũng như Đẩu,Phùng còn thiếu hiểu biết thực tế thành ra vẫn hời hợt trong cách nhìn đời, lúng túng không giảithích được những nghịch lí phức tạp của cuộc sống. Sự phiến diện ấy còn bởi Phùng chỉ sáng tạotheo đơn đặt hàng. Nghĩa là theo sự giao việc của trưởng phòng - mà như thể không thể gọi làsáng tạo. Bản thân từ sáng tạo đã bao hàm một cái gì của riêng mình, từ chính mình, là chống lạicông thức... Trong hoàn cảnh thời đại, khi cái nhìn giản đơn về con người và cuộc sống còn ngựtrị trong sáng tác văn học thì tác phẩm này đặt ra một vấn đề liên quan đến sự sống còn của nghệthuật Việt Nam sau chiến tranh. Đó là cách nhìn con người và cuộc đời. Người nghệ sĩ - theo nhàvăn - phải nhìn cuộc đời bằng đôi mắt toàn diện, phải thấy được những phức tạp của cuộc sốngchứ không thể nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều và phải đấu tranh để tự hoàn thiệnmình.- Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:+ Vũ Như Tô được biết đến qua tác phẩm của ông là một kiến trúc sư thiên tài và đam mênghệ thuật, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vuichơi với các cung nữ. Nhưng ông là một nghệ sĩ có nhân cách và có lý tưởng nghệ thuật hết sứccao đẹp, không phải là người ham sống sợ chết hay chỉ vì chút công danh mà phải bán thân mìnhcho nghệ thuật. Lúc đầu, ông nhất định thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vuabạo ngược, nhưng khi nhận ra giá trị nghệ thuật để lại cho đời thì ông lại quên mất một thực tế làdân chúng đang đói khổ. Cửu Trùng Đài càng xây cao bao nhiêu thì mồ hôi, nước mắt và cả máuxương của nhân dân ngày càng tăng lên bấy nhiêu. Vũ Như Tô càng quyết tâm xây dựng CửuTrùng Đài thì các mâu thuân ngày càng theo đó mà khó giải quyết và Đan Thiềm càng khuyếnkhích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì xung đột giữa người nông dân và con người nghệ thuậtngày càng tăng cao. Có thể nói đó là một khát vọng hết sức chân chính nhưng nó được đặt khôngđúng chỗ, không kịp thời, không tính đến giá trị cuộc sống thì nghiễm nhiên chính nó sẽ tự trởthành tai họa. Trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là phạm nhân và cũng vừa lànạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm mặc dù được giảiquyết nhưng không được thỏa đáng. Vũ Như Tô bị giết mặc dù trong thâm tâm ông không hề cóý định hại dân, khi chết ông vẫn chưa nhận ra được sai lầm của mình. Qua tấn bi kịch của VũNhư Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữanghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi íchthiết thực và trực tiếp của nhân dân.+ Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa VũNhư Tô và những người nổi dậy. Đan Thiềm và Như Tô là hai Người tri ân, tri kỉ, cùng có mộtmục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu Trùng Đài, tâm huyết củahai người cũng bị phá huỷ. Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện caotrào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã nói lênmột điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Đồng thời, tháiđộ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính Nguyễn HuyTưởng về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành độngđập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc.Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đàilà nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trinh kiếntrúc này. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả. Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch:biến cố, xung đột và giải quyết xung đột. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theochiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩyxung đột kịch lên cao trào. Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đãđược giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai. Đan Thiềm và Vũ Như Tô vừa đáng khen vừađáng trách. Đáng khen bởi họ là những người nghệ sĩ biêt tôn trọng tài năng và yêu nghệ thuật.Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuậtlớn. Nhưng họ cũng đáng trách bởi vì khi quan tâm đến nghệ thuật họ đã quên trách nhiệm đốivới nhân dân. Nghệ thuật là kết quả của lao động nghệ thuật nhưng nghệ thuật không thể lànguyên nhân của lầm than, không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của Người lao động.Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính lànghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó. Nam Caotừng nói: “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” để khẳngđịnh nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và vì cuộc sống, về một phương diện nào đó, vớikịch Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện sự nhất trí với quan niệm của NamCao.- Đánh giá:+ Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉvì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn. Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặttrái của sự việc và đã kịp thời sửa sai nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổibằng chính mạng sống của minh. Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa màđối tượng tồn tại khác nhau và phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họđều có một điểm chung đã lật ra lá bài của nghệ thuật. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống,phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịchthảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng. Tuyrằng nghệ thuật là cái đẹp của cuộc sống nhưng không phải lúc nào nó cũng đẹp. Đằng sau củatấm huy chương rạng rỡ luôn gồ gề và nhiều khuyết điểm. Ngoài ra, nghệ thuật chân chính lànghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật xa rời cuộc sống chỉ là nghệ thuậtsuông, không xứng đáng là nghệ thuật chân chính, điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải biết tìm tòi,khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩ chân chính cũng giống như nghệthuật chân chính và nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh không chỉ bó hẹp nghệ thuật vì nghệ thuật.Như Tố Hữu đã từng tâm sự:Nhân dân là bê Văn nghệ là thuyềnThuyền xô sóng dậy Sóng đây thuyền lên+ Cả hai nhà văn đã cho ta nhận thức được cái đẹp của nghệ thuật như thế nào, con đường tìmkiếm, đi đến và chinh phục nghệ thuật sẽ ra sao. Tuy không đem lại kết cục như mong đợi nhưnghai nhà văn dường như đã bộc lộ hết vẻ tài tinh qua những lời văn của mình. Ngôn ngữ điêuluyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn từ và hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, đóchính là cái tài mà không dễ ai có được.2. Kết bài:Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống, nghệ thuật xa rờicuộc sống chỉ là nghệ thuật suông, không xứng đáng là nghệ thuật chân chính, đều đó đòi hỏiNgười nghệ sĩ phải biết tìm tòi, khám phá cuộc sống, hiểu nó trên nhiều phương diện. Nghệ sĩchân chính cũng giống như nghệ thuật chân chính và nghệ thuật luôn phải vì nhân sinh. NguyễnMinh Châu và Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến cho chúng ta sự thấu hiểu những điều đó, để lạitrong chúng ta những dư âm về nghệ thuật, về cuộc sống vẫn còn đến muôn đời.

Video liên quan

Chủ Đề