Tại sao phải kiêng cữ sau sinh

Một số sai lầm về kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý

Quan niệm về kiêng cữ sau sinh của thế hệ trước với bây giờ có nhiều điểm khác nhau. Vậy, phụ nữ sau khi sinh có cần kiêng cữ không và kiêng những gì?

1. Thời gian kiêng cữ sau sinh bao nhiêu là phù hợp?

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng [hoặc dài hơn]. Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa.

Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ bầu sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Phụ nữ nên kiêng cữ sinh ít nhất 1 tháng

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Kiêng cữ sau sinh như thế nào để cơ thể nhanh hồi phục là nỗi băn khoăn của không ít người. Thực tế, sau sinh cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để mẹ khỏe, con vui. Trong thời gian ở cữ, bạn nên tuân thủ 10 điều cần kiêng cữ sau sinh dưới đây để ở cữ đúng cách:

1. Không ăn mặn và kiêng khem quá mức

Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh, nhất là đồ chua… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, ăn mặn và khô không phải là ở cữ đúng cách.

Bên cạnh đó, bạn không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Bạn nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước.

Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng bạn không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, bạn nên có chế độ ăn đa dạng.

Ở cữ không nên ăn gì? Phụ nữ mới sinh nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

2. Phụ nữ sau sinh nên tránh mang vác vật nặng

Bà đẻ kiêng những gì? Một kiêng cữ sau sinh khác bạn cần nhớ là không nên mang vác vật nặng. Không chỉ dùng đến cơ tay, khi nâng vật nặng, bạn phải gồng cả cơ bụng, điều này ảnh hưởng đến vết thương tầng sinh môn hoặc vết mổ lấy thai và vết rạch tử cung. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế rướn người, giơ tay để lấy đồ trên cao. Đây cũng là điều kiêng cữ sau sinh thường hay sinh mổ mà bà đẻ nào cũng nên thực hiện.

3. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh đừng tập thể dục nặng

Đẻ xong kiêng gì? Khoảng thời gian ở cữ sau sinh, cơ thể còn mệt mỏi, bạn tránh tập thể dục với cường độ cao nhằm giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Song bạn nên hoạt động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, nhất là với những sản phụ sinh mổ. Hãy bắt đầu với việc đi bộ chậm rãi, tập các động tác vừa phải, nhẹ nhàng.

4. Không uống rượu và thức uống có cồn, caffeine là ở cữ sau sinh đúng cách

Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Việc uống rượu và các thức uống có cồn có thể khiến bạn bị huyết áp cao. Sau sinh, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn tuyệt đối không uống rượu bia, vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một nghiên cứu mà Babycenter đã chứng minh, lượng sữa tiết ra sẽ giảm nếu mẹ thường xuyên uống rượu hay các thức uống có cồn. Bạn nên uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh, có đủ sữa cho bé bú. Những thức uống mà bạn nên uống là nước lọc, nước trái cây và sữa.

Đồng thời, phụ nữ mới sinh nên tránh sử dụng cà phê và các loại thức uống có caffeine. Caffeine có trong các loại thức uống có thể đi vào sữa mẹ khiến bé trằn trọc, khó ngủ. Bạn nên kiểm tra thông tin ghi trên nhãn bao bì các loại thức uống đóng chai vì một số loại có chứa caffeine để tránh uống nhầm.

[embed-health-tool-”ovulation”]

5. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Mẹ sau sinh nên kiêng những gì? Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ và gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nguyên nhân là bởi những gì bạn nạp vào cơ thể đều có thể đi vào dòng sữa gây ảnh hưởng không tốt đến bé.

6. Tránh quan hệ tình dục sớm


Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

7. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nói to

Ở cữ kiêng những gì? Phụ nữ sau sinh thường mệt mỏi, nếu nói to, nói ráng sức có thể dễ bị hụt hơi. Do đó, một điều cần kiêng cữ sau sinh là không nên nói to. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế xem tivi và sử dụng thiết bị thông minh để mắt không bị quá tải. Ngoài ra, bạn không nên lên xuống cầu thang nhiều lần nhằm tránh trượt ngã.

8. Bà đẻ sau sinh nên tránh căng thẳng, mệt mỏi

Bà đẻ cần kiêng những gì? Nếu bạn mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.

9. Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không tắm nước lạnh hoặc bơi

Mới sinh xong nên kiêng những gì? Một trong những việc cần kiêng cữ sau sinh là bạn nên tránh tắm nước lạnh hoặc bơi nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút. Điều này không có nghĩa là bạn phải kiêng tắm sau sinh nhé, bạn vẫn phải tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để tránh nhiễm trùng hậu sản.

10. Những thực phẩm cần tránh khi đang ở cữ sau sinh

Ở cữ không nên ăn gì? Sau khi sinh và đặc biệt nếu đang cho con bú, bạn nên tránh ăn những thực phẩm sau: chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột, bắp cải, dứa [thơm], kiwi, dâu tây, trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng. Nguyên nhân là các loại thực phẩm này có thể làm cho sữa có mùi khiến bé không thích bú.

Hãy đọc thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi

Những câu hỏi về ở cữ, nên và không nên?

Muốn biết bà đẻ kiêng những gì, bạn cần tìm hiểu về ở cữ và lợi ích của nó.

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ là thuật ngữ quen thuộc với mọi phụ nữ sau sinh, đây là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi để dần hồi phục sức khỏe. Bà đẻ cần phải ở cữ thì sức khỏe mới nhanh ổn định và có sữa cho con bú. Vậy bà đẻ kiêng những gì?

2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”.

Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh [kiêng cữ sau khi sinh].

>>> Bạn có thể quan tâm: Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

[lamchame.vn] - Kiêng cữ sau sinh thế nào để khỏe mạnh, thoải mái mà lại nhanh hồi phục là vấn đề được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm. Vậy vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh, kiêng như thế nào, và nếu không kiêng thì sao?

  • Bà bầu bị xuống máu chân sớm có sao không?
  • Người đàn ông mang thai, sinh con đầu tiên ở Việt Nam hé lộ hành trình mang thai kỳ lạ
  • Bất ngờ biết mình mang thai, nữ hoạ sĩ 9x bị ung thư hạch vừa mừng vừa lo, quyết định giữ bé lại dù nhiều khó khăn

Vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh?

Không phải ngẫu nhiên mà các quan niệm kiêng cữ ở phụ nữ sau sinh lại được lan truyền từ đời này sang đời khác, được bảo tồn từ xưa đến nay. Nguyên nhân là bởi vì nó có thể đem lại những lợi ích thật sự cho sức khỏe người phụ nữ. Tuy nhiên, thời điểm hiện đại như hiện tại thì các mẹ nên kiêng cữ vừa theo dân gian vừa theo khoa học, để có hiệu quả tốt nhất nhé!

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Chương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Trước đây người ta quan niệm rằng, việc kiêng cữ sau sinh là cách tốt nhất để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể người phụ nữ ở những lần sinh sau, và cuộc sống sau đó sẽ không mắc các bệnh phiền toái. Nhưng hiện tại, theo các quan điểm khoa học, y học hiện đại thì một số các quan niệm kiêng cữ đã không còn phù hợp, gây căng thẳng và có hại cho sức khỏe người phụ nư và em bé.!.”

Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Thời xưa, sau sinh các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày [3 tháng]. Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa, không dùng điện thoại…

Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu…Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng.

Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong, người mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng người mẹ cần làm đó là tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Tác hại của không kiêng cữ sau sinh là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khoẻ giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất.

Kiêng cữ sau sinh đúng khoa học để cơ thể phục hồi nhanh nhất

Thực tế, sau sinh cơ thể phụ nữ cần được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:


1. Không nên kiêng khem quá mức

Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, sau sinh không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước.

Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng mẹ không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, nên ăn đa dạng các loại thực phẩm.

Nếu mới sinh, nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, nhất là với các bà mẹ mới sinh.

2.Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Nếu mẹ mệt mỏi, căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến mẹ mệt mỏi, hãy cố gắng nhờ người thân hỗ trợ hoặc thuê người giúp việc theo giờ để sau sinh mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

3. Những thực phẩm cần tránh ăn khi đang ở cữ sau sinh

Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn mướp, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.

Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú.

4. Tránh quan hệ tình dục sớm

Sau khi sinh, phụ nữ nên đợi khoảng 4 – 6 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.

5. Không làm việc nặng, tập thể dục nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguyên nhân trực tiếp gây sa tử cung.

Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

Nhiều mẹ vì sốt ruột trước cơ thể sồ sề sau sinh đã bắt đầu luyện tập từ rất sớm, đâu biết rằng tập thể dục khắc nghiệt, đặc biệt là vận động vùng xung quanh bụng, có thể ảnh hưởng đến tử cung, âm đạo và đáy xương chậu.

Việc tập thể dục nên được thực hiện dần dần và khởi động bằng những động tác nhẹ nhàng và phải để ý để không làm ảnh hưởng đến vết mổ ở bụng hoặc vết rạch tầng sinh môn. Các bà mẹ sinh tự nhiên có thể bắt đầu vận động từ ngày 2-3 sau khi sinh, nhưng mẹ sinh mổ thì sẽ phải chờ đợi cho đến một tháng sau khi mổ; hoặc vết thương lành lại mới có thể tập những bài tập phức tạp.

6. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại để tránh lây vi khuẩn sang mỗi lần hôn má bé cưng.

Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc.

Nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng.

7. Không quan hệ tình dục sớm

Cơ thể cần khoảng thời gian 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Hơn nữa, sex sau khi sinh con không phải là điều sung sướng dễ chịu gì đối với người mẹ bởi vì mẹ vẫn còn đau và cơ thể chưa tiết đủ hormon để có thể khiến hoạt động tình dục được trơn tru. Chưa kể quan hệ tình dục sớm có thể bị rách vết thương, gây nhiễm trùng vùng kín.

Bạn phải kiêng cữ sau sinh ít nhất sáu tuần sau khi sinh để cơ thể trở lại bình thường rồi hãy quan hệ tình dục. Mang thai, sinh con và chăm con khiến người mẹ mệt mỏi, căng thẳng, giảm ham muốn. Chưa kể mẹ còn khô hạn do cơ thể tạm ngưng rụng trứng, nên quan hệ lúc này sẽ rất đau rát. Mẹ có thể chờ đến 8 tuần sau sinh, hoặc khi nào mẹ sẵn sàng.

8. Không uống rượu và thức uống có cồn, caffeine

Uống rượu và các thức uống có cồn có thể khiến chị em sau sinh bị huyết áp cao. Sau sinh, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, chị em tuyệt đối không uống rượu bia, vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lượng sữa tiết ra sẽ giảm nếu mẹ thường xuyên uống rượu hay các thức uống có cồn. Mẹ nên uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh, có đủ sữa cho bé bú. Những thức uống tốt cho phụ nữ sau sinh là nước lọc, nước trái cây và sữa.

Đồng thời, tránh sử dụng cà phê và các loại thức uống có caffeine. Caffeine có trong các loại thức uống có thể đi vào sữa mẹ khiến bé trằn trọc, khó ngủ. Chị em phụ nữ nên kiểm tra thông tin ghi trên nhãn bao bì các loại thức uống đóng chai vì một số loại có chứa caffeine để tránh uống nhầm.

9. Không sử dụng thuốc bừa bãi

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không nên dung nạp hay kiêng cữ sau sinh bất cứ loại thuốc kháng sinh, hay thuốc trị mụn có chứa steroid, chất kích thích hormone, các loại thuốc điều trị bệnh cũng như trong các loại dược phẩm khác như thuốc ngủ, thuốc giảm đau… Lý do thật dễ hiểu: con sẽ dung nạp bất cứ loại thuốc nào mẹ uống vào cơ thể mẹ thông qua dòng sữa; mà thuốc tây không dành cho trẻ sơ sinh.

Bó bụng sau sinh có tốt không?

Sau khi sinh sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được những trường hợp viêm nhiễm.Có những trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hi vọng làm như vậy có thể khiến hình thể trở lại ngày xưa. Điều này là không tốt vì gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Sau khi sinh sản phụ có nên kiêng xem ti vi, máy vi tính không?

Thông thường sau quá trình vượt cạn cơ thể của mỗi sản phụ rất mệt mỏi, chính vì thế cần tuyệt đối được nghỉ ngơi, không nên xem ti vi hay nghe nhạc, đọc báo, nghe điện thoại quá sớm…Một khi cơ thể chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… Điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ trong lúc này.

Quan niệm sản phụ đẻ xong tránh nói to để sau này không phải nói nhịu, có đúng không?

Sau khi sinh nở, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ. Bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa để phòng tật nói nhịu. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Không riêng gì chị em phụ nữ mà ngay cả người không sinh nở hay cả phái mạnh đôi lúc cũng bị. Đơn giản những chị em sau sinh tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức mà thôi.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

vì sao phụ nữ phải kiêng cữ sau sinh Sinh con

Video liên quan

Chủ Đề