Tại sao người ăn nhộng tằm tôm, cua lại bị dị ứng

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.

>>> Đề phòng dị ứng từ hải sản

Nguyên nhân gây dị ứng do hải sản gồm ba loại:

  • Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng.
  • Một số protein có trong hải sản chỉ đóng vai trò là một “bán kháng nguyên – hapten” hay kháng nguyên không đầy đủ. Loại này khi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có gây nên dị ứng.
  • Do một số hải sản có chứa nhiều histamin. Chất này khi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng như dị ứng.

Như vậy, các protein trong hải sản có thể là kháng nguyên, bán kháng nguyên đối với người bị dị ứng hải sản mà lại là những protein bình thường đối với tuyệt đại đa số những người không bị dị ứng hải sản. Còn hiện tượng hải sản có nồng độ histamin cao thì có thể gây triệu chứng cho tất cả mọi người ăn phải [hiện tượng ngộ độc histamin].

Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng [đặc biệt là sốc phản vệ] không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể. Dị ứng hải sản thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Mức độ bị dị ứng nặng hay nhẹ ở từng người có sự khác nhau.


Các loại tôm, cua, sò... là dễ gây dị ứng hơn cả

Nổi bật nhất là các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

Đặc biệt là triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nói chung, trừ trường hợp dị ứng do ăn phải loại hản sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người đã được xác định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản. Thậm chí, dị ứng cũng xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người khác. Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không đảm bảo do loại thức ăn này có thể chứa nhiều histamin do nhiễm khuẩn.

Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, niêm mạc như nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt, thuốc có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc, nhưng không ngăn chặn được các dị ứng phản ứng nặng nhu sốc phản vệ, khó thở nếu có xảy ra. Với các trường hợp nặng, phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện, không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống dị ứng.

Theo Infonet

Nhộng tằm là một thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tốt cho trẻ em, người cao tuổi bị yếu thận, liệt dương, táo bón… Thế nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nhộng tằm vì nguy cơ dị ứng nhộng tằm và ngộ độc khi ăn là rất cao. Vậy dị ứng nhộng tằm là gì, biểu hiện của tình trạng này ra sao?

Dị ứng nhộng tằm là hiện tượng thường gặp ở nhiều người

Dị ứng nhộng tằm là hiện tượng cơ thể phản ứng tiêu cực với nhộng tằm do không chấp nhận một thành phần nào đó trong thực phẩm. Dị ứng nhộng tằm cũng tương tự với hiện tượng dị ứng các thức ăn khác như đậu phộng, trứng, sữa, thịt bò, hải sản… 

Nhộng tằm rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng rất dễ gây dị ứng, ngộ độc dẫn đến tử vong do chất đạm bị phân hủy. Trong nhộng tằm có nhiều đạm, khoáng chất như canxi, photpho và các vitamin A, B1, B2, C…. Đặc biệt, trong bột nhộng tằm có tới 73,5 hàm lượng protein chứa nhiều axit amin quan trọng. Đây chính là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến do cơ thể sinh ra phản ứng với một hoặc một số axit amin có trong đạm của nhộng tằm. 

Ngoài ra, cũng có những trường hợp dị ứng với chất bảo quản natri sunfit, được dùng để bảo quản nhộng. Hoặc do mua phải nhộng tằm để lâu đã bị ôi hỏng, chất đạm bị phân hóa trở nên độc hại. Cũng có thể do ăn phải nhộng tằm bị ngâm hóa chất để chúng trở nên căng, thu hút hơn.

Dị ứng nhộng tằm là hiện tượng thường gặp ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Các biểu hiện nhận biết của tình trạng này có thể kể đến như:

  • Dị ứng nhẹ: Ở người dị ứng nhộng tằm mức độ nhẹ thường xuất hiện các triệu chứng về hệ tiêu hóa và biểu hiện ngoài da như nổi mề đay, phát ban, mặt đỏ bừng, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau quặn bụng… Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ xuất hiện các biểu hiện về hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản.
  • Dị ứng nặng: Ngoài một hoặc một số hiểu hiện trên còn có thêm hiện tượng sốc phản vệ, trụy tim mạch đe dọa tính mạng. Các biểu hiện sốc phản vệ thường là co thắt, thắt chặt cơ của đường hô hấp, khó thở, cổ họng bị sưng, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mạch đập nhanh và thậm chí là mất ý thức, ngất xỉu.

Tùy vào số lượng, mức độ mẫn cảm mà ở từng người sẽ có những phản ứng khác nhau. Để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, có thể xử lý như sau:

Mật ong pha nước ấm sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng

Đối với trường hợp nhẹ, khi có biểu hiện dị ứng, trước hết cần gây nôn đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra ngoài cơ thể để cải thiện tình trạng dị ứng. Để giảm ngứa và các triệu chứng khác, nên pha một ít mật ong với nước ấm hoặc cho bệnh nhân uống một cốc nước chanh ấm. 

Đối với trường hợp da nổi ban đỏ mề đay, có thể đập dập 1 nhánh gừng hoặc lấy vài lát gừng pha với nước ấm, uống từng ngụm nhỏ để xoa dịu bụng. Đối với trường hợp tiêu chảy buồn nôn, không dùng thuốc cầm tiêu chảy mà nên để cơ thể đào thải độc tố ra ngoài. Có thể sử dụng dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

Đối với trường hợp nặng có tụt huyết áp, chóng mặt, ù tai, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, tay chân lạnh thì nên nhanh chóng gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi, nên đặt người bệnh ở tư thế chân cao hơn đầu, tiến hành hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu bệnh nhân trụy tim mạch, mạch đập nhanh, khó thở, ngạt thở.

Tùy theo mức độ dị ứng mà sẽ có những cách xử lý khác nhau. Với các trường hợp nhẹ người bệnh có thể xử lý tại nhà, tuy nhiên nếu muốn nhanh chóng cải thiện các triệu chứng thì nên đến bệnh viện để được điều trị. 

Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh, kem bôi với những phản ứng nhẹ. Nếu phản ứng nặng hơn, cần phối hợp thuốc kháng histamin với các loại thuốc uống, tiêm hoặc truyền.

Căn cứ vào tình trạng, mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng cho các trường hợp dị ứng

Với các biểu hiện nhẹ, chỉ là mề đay cấp, phát ban, tiêu chảy nôn, có thể sử dụng:

  • Thuốc kháng histamin chống dị ứng như cetirizin, clorpheniramin,loratadin…
  • Kết hợp sử dụng cùng các loại kem bôi chống ngứa, làm dịu da có chứa menthol, phenol, sulfat kẽm…

Lưu ý: Tránh sử dụng Clorpheniramin cho người cần sự tỉnh táo như làm việc trên cao, lái xe… Lý do là loại thuốc này thường dễ gây ra hiện tượng ngủ gà, an thần… Với loratadin, cetirizin nếu sử dụng với liều cao có thể gây đau đầu, khô miệng. Tuyệt đối không nên gãi khi bị mề đay, ngứa vì càng gãi sẽ càng ngứa, tăng sẩn nề.

Ngoài phối hợp sử dụng các loại thuốc kháng histamin đã đề cập, người bệnh còn được điều trị bằng một số thuốc uống hoặc tiêm như: 

  • Epinephrine: Tiêm nhanh trong vòng 1 phút sau phản ứng dị ứng, áp dụng với trường hợp có nguy cơ suy tim, trụy tim mạch cấp.
  • Thuốc Corticoid đường uống hoặc tiêm áp dụng với trường hợp co thắt hoặc đề phòng sốc phản vệ.
  • Thuốc chống co thắt phế quản: Được dùng cho người bị phù thanh quản, bị hen.

Lưu ý: Các loại thuốc này thường có tác dụng phụ, sử dụng không đúng liều lượng có thể gây tai biến, chóng mặt… Riêng với corticoid, nếu điều trị dài ngày có thể gây rối loạn chuyển hóa, teo da, phù mặt. 

Với trường hợp dị ứng nhẹ có thể sử dụng kinh giới để hỗ trợ điều trị

 Thường được áp dụng với trường hợp dị ứng không quá nghiêm trọng. Chỉ sử dụng khi có các biểu hiện như nổi mề đay, phát ban, mẩn ngứa. Một số bài thuốc thường dùng là:

  • Lấy 24g kinh giới sao vàng, sắc lấy nước để uống. Để giảm ngứa, có thể sử dụng một ít kinh giới sao vàng với cám gạo chà nhẹ lên da 2 – 3 lần/ngày.
  • Lấy 20g lá đơn tướng quân, 15g kim ngân hoa, 14g nhọ nồi, 13g thổ phục linh, 10g sài đất, 10g xích thược sắc với 400ml nước. Thấy còn một chén nước thì chắt uống, sử dụng 1 thang/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Lấy 15g cỏ mần trầu, 14g kinh giới, 14g bạc hà, 12g cam thảo đất, 10g ké đầu ngựa, 10g bèo tai tượng. Cho tất cả vào ấm, sắc với nửa lít nước uống trong ngày. 

Để hạn chế dị ứng, ngộ độc khi sử dụng nhộng tằm, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chọn nhộng tằm đúng cách sẽ giảm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc loại thực phẩm này. Cụ thể:

  • Không ăn nhộng quá to: Nhộng quá to dễ chứa hóa chất độc hại do thương lái tẩm vào để nhộng căng tròn, bắt mắt.
  • Không ăn nhộng chết: Nhộng chết thường chuyển sang màu vàng nhạt, các đốt trên thân rời rạc, thâm đen, không dính chắc vào nhau.
  • Nhộng mua về nên chế biến ngay, nấu chín và sử dụng trong ngày hoặc bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C.
Không ăn quá nhiều nhộng tằm để tránh ngộ độc

Ăn quá nhiều nhộng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dễ ngộ độc. Vì thế cần lưu ý:

  • Không dùng quá nhiều nhộng tằm, không ăn quá 2 – 3 bữa/tháng. 
  • Không chế biến một lần để ăn nhiều bữa vì dễ sinh ra chất độc.
  • Với trẻ em, nên cho ăn từng chút một để thăm dò trước nếu không có dấu hiệu dị ứng mới được tiếp tục cho ăn lần sau.

Không biết cách chế biến, bảo quản và sử dụng phù hợp sẽ khiến nhộng tằm bị nhiễm độc, nghiêm trọng hơn người sử dụng có thể bị tử vong vì sử dụng nhộng nhiễm độc. Để tránh ngộ độc:

  • Không ăn nhộng tằm sống hoặc mới qua sơ chế.
  • Phải được rửa kĩ trước khi chế biến, không dùng chung với tôm cá hoặc rửa, sơ chế, chế biến cùng tôm cá.

Không phải bất cứ ai cũng có thể dùng nhộng tằm, một số đối tượng không nên sử dụng là:

  • Người bệnh gout: Nhộng tằm có chứa nhiều đạm, vì thế người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn vì hàm lượng purin vượt quá mức cho phép sẽ khiến bệnh tái phát ngay lập tức.
  • Người có tiền sử dị ứng: Những người đã dị ứng nhộng tằm thì không nên sử dụng nhộng tằm hoặc thức ăn có chứa nhộng tằm vì cơ địa đã không hợp với một số chất có trong loại thực phẩm này.

Có thể thấy, dị ứng nhộng tằm cũng giống như hiện tượng dị ứng các thực phẩm khác. Đều là do cơ thể sinh ra phản ứng dị ứng kháng một hoặc một số chất có trong các thực phẩm này. Khi có các dấu hiệu dị ứng nên ngừng sử dụng ngay lập tức và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề