Tại sao không được rung chân

Thích ngáp, lười tắm, thích rung chân, cắn móng tay… là một số thói quen được cho là xấu nhưng lại tốt cho sức khỏe, giúp bạn sống thọ hơn.

Mục lục của bài viết

  • Thích ngáp
  • Lười tắm
  • Không gấp chăn khi ngủ dậy
  • Thích rung chân
  • Đi tiểu khi tắm
  • Khạc nhổ
  • Nhai kẹo cao su
  • Cắn móng tay

Thích ngáp

Một người trung bình sẽ ngáp khoảng 250.000 lần trong suốt cuộc đời. Mỗi lần ngáp của con người kéo dài khoảng 6 giây. Nhắc tới ngáp chúng ta sẽ nghĩ ngay tới sự mệt mỏi, bơ phờ, buồn ngủ.

Tuy chỉ 6 giây ngắn ngủi nhưng khoảng thời gian ngáp đó cũng giúp ích cho não, mắt, gan, thận, giúp cho con người tỉnh táo, giảm khô mắt, giãn cơ. Thậm chí là giúp tăng khả năng tình dục của con người.

Vì vậy, khi mệt mỏi và kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần bạn cũng có thể chủ động ngáp.

Lười tắm

Kết quả của một vài nghiên cứu cho thấy, bỏ tắm vài ngày giúp ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bỏ tắm khiến cơ thể tiếp xúc với bụi bẩn lâu cũng lại không tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tắm mỗi ngày nhưng không cần quá kỹ nhé để giữ lại lớp dầu tự nhiên, giữ lại vi khuẩn có lợi trên da, giúp da khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

Không gấp chăn khi ngủ dậy

Theo những nghiên cứu mới nhất, gấp chăn sau khi ngủ dậy sẽ có hại cho cơ thể.

Cơ thể vẫn trao đổi chất khi chúng ta ngủ, những lớp tế bào chết ở da sẽ lưu lại trên chăn. Vì vậy, nếu ngủ dậy mà đắp chăn luôn sẽ khiến độ ẩm của chăn tăng lên, giúp vi khuẩn sinh sôi, không tốt cho sức khỏe.

Thích rung chân

Rung chân, đặc biệt là rung chân chỗ đông người được xem là một thói quen xấu. Tuy nhiên, động tác rung chân đúng lại có ích cho sức khỏe với người ngồi hoặc đứng lâu bởi sẽ giúp giảm bớt chấn thương.

Tư thế ngồi rung chân đúng là:

  • Ngồi thẳng lưng, vuông góc 90 độ.
  • Chạm ngón chân xuống đất, nhấc hai gót chân lên.
  • Khi rung chân, nắm chặt cả hai tay và đung đưa theo hai bên đùi.

Rung chân đúng tư thế trong 3 phút có tác dụng tương đương với 20 phút đi bộ.

Đi tiểu khi tắm

Đi tiểu khi tắm không chỉ giúp tiết kiệm nước mà axit uric và amoniac trong nước tiểu còn có thể giúp ngăn ngừa nấm ngón chân. Với những lợi ích này thì chúng ta ngần ngại gì mà không đi tiểu khi tắm chứ.

Khạc nhổ

Khạc nhổ ở nơi công cộng là hành động kém văn minh. Tuy nhiên, khi tập thể dục, chúng ta thường thở bằng miệng khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn gây khó khăn cho việc thở. Vì vậy, việc khạc nhổ loại bỏ chất nhờn tiết ra giúp sẽ bạn thở dễ hơn. Nhưng hãy nhớ khạc nhổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng tới người xung quanh nhé.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không đem lại bất kỳ lợi ích dinh dưỡng nào nhưng sẽ giúp bạn tập trung, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng và cân bằng nội tiết tố, giảm cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi.

Cắn móng tay

Cắn móng tay là thói quen xấu bởi sẽ khiến một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hệ miễn dịch sản xuất tế bào bạch cầu, chống vi khuẩn và ghi nhớ vi khuẩn đó. Vì vậy, nếu loại vi khuẩn này lần thứ hai xâm nhập vào cơ thể có thể sẽ bị các tế bào bạch huyết đánh bại.

Một nghiên cứu của các chuyên gia thuộc ĐH Otagao, New Zealand tiến hành với 1.000 trẻ em cho thấy, những đứa trẻ hay đưa ngón tay vào miệng khi trưởng thành ít bị dị ứng với những thứ vụn vặt như mạt bụi, cỏ, vật nuôi và nấm trong không khí.

  • Nhảy dây 100 cái giảm bao nhiêu calo?
  • Nhảy dây có tác dụng gì? Cách nhảy dây đúng cách giúp giảm cân, chân thon, tăng chiều cao
  • Cách đeo khẩu trang y tế theo phương pháp 'Knot and tuck' để tăng hiệu quả sử dụng

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn không quá lo lắng về tình trạng của mình, để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang gặp, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Run chân là gì?

2. Phân loại run chân

3. Nguyên nhân gây run chân

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Run chân là gì?

Run [Tremors] là tình trạng cử động các cơ theo hướng qua lại [Oscillations] và không có chủ đích ở một hay nhiều bộ phận khác trên cơ thể, trong đó có chân. Tình trạng run chân [tên tiếng Anh là Leg Tremors] có thể mắc phải do người bệnh có các bệnh về hệ thần kinh trung ương hoặc các vấn đề ở tuyến giáp. Việc lạm dụng caffeine, chất có cồn, hay tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây run chân. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng không thể tìm ra được nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng này. Người ở lứa tuổi trung niên hay lớn tuổi hơn thường có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi run chân. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này gặp ở mọi đối tượng, bất kể giới tính và độ tuổi nào.

2. Phân loại run chân

Rung chủ ý [Cerebellar Tremors/ Intention Tremors]: Tình trạng rung này xuất hiện ở mọi phần trên cơ thể. Nguyên nhân chính là do tiểu não [cerebella] bị tổn thương do đột quỵ hay uống quá nhiều rượu. Lạm dụng chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây rung chủ ý.

Rung do trương lực cơ: Người có tình trạng rối loạn trương lực cơ thường có tình trạng rung này, người bệnh có thể phục hồi khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc.

Rung vô căn [Essential Tremors]: Là một trong những nguyên nhân chính gây run chân. Rung vô căn có thể ở dạng tiến triển [progressive] hay không tiến triển [non-progressive], đồng thời làm rung tay và các cơ quan như đầu, thân, giọng nói và lưỡi.

Rung ở tư thế đứng thẳng [Orthostatic Tremors]: Như tên gọi, tình trạng này diễn ra khi một bệnh nhân đứng lên đột ngột khiến chân và thân mình bị run lên bất ngờ. Rất khó để chẩn đoán và điều trị loại rung này vì không có một dấu hiệu hay triệu chứng báo trước và đặc hiệu nào.

Rung do sinh lý [Physiologic Tremors]: Đa số mọi người đều đã trải qua tình trạng này. Rung do sinh lý không rõ ràng và có thể thấy bằng mắt thường, dạng run này sẽ trầm trọng hơn nếu có mệt mỏi, xúc động quá mức, nhược giáp, hạ đường huyết hay ngưng dùng caffeine hay chất có cồn.

Rung do tâm lý [Psychogenic Tremors]: Loại run này thường diễn tiến tự nhiên và xảy ra ở mọi phần của cơ thể. Tình trạng này là sự phối hợp của một loại hành động, tư thế và rung khi nghỉ ngơi, bệnh nhân có thể giảm thiểu tình trạng này khi bị đánh lạc hướng ra khỏi chủ đề họ đang suy nghị và quan tâm.

Phân biệt tình trạng run chân với hội chứng chân không yên

Triệu chứng run chân có thể bị nhầm lẫn với hội chứng chân không yên [Restless Leg Syndrome - RLS] dù cả hai tình trạng này không quá tương đồng nhau. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do bản thân người bệnh lo lắng quá độ, ngoài ra còn do các yếu tố di truyền, biến chứng của bệnh Parkinson hay bệnh lý thần kinh ngoại biên là yếu tố nguy cơ có RLS. Người có RLS thường bị ảnh hưởng đến phần chi dưới [chân] và có thể ở các bộ phận khác trên cơ thể. Triệu chứng của RLS bao gồm trạng thái bồn chồn [Restlessness], sởn gai ốc [Creepy-Crawling] hay bị châm chích [Pins and Needles] ở chân vào ban đêm, nhưng có thể triệu chứng xuất hiện vào ban ngày khiến bản thân người bệnh không thể ngồi được và gây khó khăn khi họ phải ngồi xe hay đi máy bay.

Đa số bệnh nhân có RLS thường có thêm các chuyển động ở tay chân khi ngủ, như hành động đá chân liên tục. Các triệu chứng của RLS có thể thuyên giảm như giãn cơ hay massage, đi bộ hay thực hiện các bài tập chân. Ngoài ra một số loại thuốc cũng giúp người bệnh điều trị triệu chứng khi có RLS.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng run chân

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng run chân bao gồm:

  • Bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương như bệnh Parkinson
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Các loại thuốc theo toa như thuốc trị hen suyễn, lithium, thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống co giật có thể gây run chân
  • Một số vấn đề bệnh lý không liên quan: chẳng hạn như các vấn đề ở tuyến giáp
  • Di truyền
  • Vô căn

Ngoài ra, còn một số nguyên do sau đây có thể không là nguyên nhân, nhưng lại làm trầm trọng thêm tình trạng run chân, như:

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp một trong số các tình trạng sau:

  • Nếu bạn bất thình lình bị run chân và tình trạng này ngày một nặng hơn
  • Tình trạng này làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động trong xã hội của bạn
  • Khi bạn nghi ngờ rằng nguyên nhân là do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang dùng

Bạn Ngọc thân mến, tình trạng của bạn có thể do mệt mỏi mà gây ra tình trạng run chân nên bạn không cần quá lô lắng. Bạn nên có chế độ dinh dưỡng đủ chất và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng run chân của bạn ngày một trầm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề