Môi trường tương tác là gì

SPIKE có nghĩa là gì? Trên đây là một trong những ý nghĩa của SPIKE. Bạn có thể tải xuống hình ảnh dưới đây để in hoặc chia sẻ nó với bạn bè của bạn thông qua Twitter, Facebook, Google hoặc Pinterest. Nếu bạn là một quản trị viên web hoặc blogger, vui lòng đăng hình ảnh trên trang web của bạn. SPIKE có thể có các định nghĩa khác. Vui lòng cuộn xuống để xem định nghĩa của nó bằng tiếng Anh và năm nghĩa khác trong ngôn ngữ của bạn.

Ý nghĩa của SPIKE

Hình ảnh sau đây trình bày một trong những định nghĩa về SPIKE trong ngôn ngữ tiếng Anh.Bạn có thể tải xuống tệp hình ảnh ở định dạng PNG để sử dụng ngoại tuyến hoặc gửi hình ảnh định nghĩa SPIKE cho bạn bè của bạn qua email.

Ý nghĩa khác của SPIKE

Như đã đề cập ở trên, SPIKE có ý nghĩa khác. Xin biết rằng năm ý nghĩa khác được liệt kê dưới đây.Bạn có thể nhấp vào liên kết ở bên trái để xem thông tin chi tiết của từng định nghĩa, bao gồm các định nghĩa bằng tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương của bạn.

Định nghĩa bằng tiếng Anh: Science Planning Interactive Knowledge Environment

– Giữa nam châm với nam châm

– Giữa nam châm với dòng điện

– Giữa dòng điện với dòng điện

Cả 3 loại này gọi là tương tác từ. Lực tương tác giữa chúng gọi là lực từ

II – ĐỊNH NGHĨA TỪ TRƯỜNG

Từ trường là môi trường vật chất bao quanh các hạt mang điện chuyển động. Từ trường gây ra lực từ tác dụng lên các vật có từ tính đặt trong đó

Chú ý:

– Để phát hiện ra từ trường tồn tại trong một khoảng không gian người ta sử dụng một kim nam châm như hình:

– Quy ước: hướng của nam châm cân bằng theo hướng N – B

III – VÉCTƠ CẢM ỨNG TỪ

Để đặc trưng cho từ trường tại 1 điểm, người ta vẽ tại đó 1 véctơ \[\overrightarrow B \] : gọi là véctơ cảm ứng từ \[\overrightarrow B \] có:

+ Điểm đặt: đặt tại điểm đang xét

+ Phương: Cùng phương với nam châm thử khi cân bằng

+ Chiều: Từ nam sang bắc

IV – ĐƯỜNG SỨC TỪ

Đường sức từ là đường được vẽ trong từ trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó.

– Các tính chất của đường sức từ:

+ Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi.

+ Các đường sức từ là những đường cong kín

+ Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ mau hơn [dày hơn], nơi nào cảm ứng từ nhỏ hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ thưa hơn.

– Từ phổ:

+ Dùng mạt sắt rắc đều lên một tấm kính đặt trên nam châm, gõ nhẹ tấm kính ta nhận được từ phổ của nam châm.

+ Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

V – TỪ TRƯỜNG ĐỀU

Một từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là từ trường đều

VẬT LÝ 10 | VẬT LÝ 11 | VẬT LÝ 12 | TÀI LIỆU VẬT LÝ
TOÁN 10 | TOÁN 11 | TOÁN 12 | HỌC247

ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

I. Điện trường

1. Môi trường truyền tương tác điện 

Giả sử ta đặt hai quả cầu điện tích trái dấu trong một bình kín rồi hút hết không khí ra. Ta đã biết, lực hút của hai quả cầu không những yếu đi mà lại mạnh lên. Như vậy phải có một môi trường nào đó truyền tương tác điện giữa hai quả cầu. Môi trường đó là điện trường.

2. Điện trường

Điện trường là môi trường [dạng vật chất] bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Nơi nào có điện tích thì xung quanh điện tích đó có điện trường.

Một điện tích Q nằm tại một điểm trong không gian sẽ gây ra xung quanh nó một điện trường. Một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng một lực điện và ngược lại, q cũng tác dụng lên Q một lực đối [hình 3.1]

II. Cường độ điện trường

1. Khái niệm cường độ điện trường

Giả sử có một điện tích điểm Q nằm tại điểm O. Điện tích này tạo ra một điện trường xung quanh nó. Để nghiên cứu điện trường của Q tại điểm M, ta đặt tại đó một điện tích điểm q, gọi là điện tích thử và xét lực điện tác dụng lên q [Hình 3.2]. Theo định luật Cu-lông, q càng nằm xa Q thì lực điện càng nhỏ. Ta nói điện trường tại các điểm càng xa Q càng yếu. Vì thế cần phải xây dựng một khái niệm đặc trưng cho sự mạnh, yếu của điện trường tại một điểm. Khái niệm đó là cường độ điện trường.

2. Định nghĩa.

Thực nghiệm chứng tỏ rằng lần lượt các điện tích thử q1, q2,… khác nhau tại một điểm thì:

\[\dfrac{F_{1}}{q_{1}}=\dfrac{F_{2}}{q_{2}}=...\]

Ta có thể thấy độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q = +1C để đặc trưng cho cường độ điện trường tại điểm mà ta xét. Tuy nhiên theo công thức [1.1], độ lớn F của lực điện tỉ lệ thuận với q, nên thương số  \[\frac{F}{q}\] chính là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích 1C. Do đó, ta sẽ lấy thương số này làm số đo của cường độ điện trường. Vậy  ta có định nghĩa sau:

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q [dương] đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

\[E=\dfrac{F}{q}\]                  [3.1]        

3. Vectơ cường độ điện trường

Vì lực F là đại lượng vectơ, còn điện tích q là đại lượng vô hướng, nên cường độ điện trường E cũng là một đại lượng vectơ.

Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vectơ gọi là vectơ cường độ điện trường. Từ công thức [3.1], ta có:

Vectơ cường độ điện trường \[\overrightarrow{E}\] có:

+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.

+ Chiều dài [môđun] biểu diễn độ  lớn của cường độ điện trường theo một tỉ lệ xích nào đó.

4. Đơn vị đo cường độ điện trường.

Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn trên mét [kí hiệu là V/m].

5. Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm

Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm Q:

\[E= \dfrac{F}{q}=k.\dfrac{|Q|}{\varepsilon .r^{2}}\]                   [3.2]

6. Nguyên lí chồng chất điện trường

Giả sử có hai điện tích điểm Q­1­ và Q2­ gây ra tại điểm M hai vec tơ cường độ điện trường \[\overrightarrow{E_{1}}\] và \[\overrightarrow{E_{2}}\].

Nguyên lí chồng chất điện trường: Các điện trường E1 và E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau. Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng hợp của \[\overrightarrow{E_{1}}\] và \[\overrightarrow{E_{2}}\].

\[\overrightarrow{E}=\overrightarrow{E_{1}}+\overrightarrow{E_{2}}\]                              [3.3]

Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành.

III. Đường sức điện

1. Hình ảnh các đường sức điện

Người ta chứng minh được rằng, các hạt nhỏ đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo phương của lực điện. Tập hợp các hạt nhỏ sẽ nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm nằm theo phương của vectơ cường độ điện trường tại đó. Mỗi đường đó gọi là một đường sức điện.

2. Định nghĩa

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.

3. Các đặc điểm của đường sức điện

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.

+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức  điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

+ Tuy các đường sức từ là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy tắc sau : Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

4. Điện trường đều

Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, cùng chiều, và cùng độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.

Điện trường trong một điện môi đồng chất nằm ở giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và điện tích bằng nhau, trái dấu là một điện trường đều.

Sơ đồ tư duy về điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

Chủ Đề