Tại sao không đưa tăm trực tiếp

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những cây tăm bằng đồng, bạc trong các ngôi mộ thời tiền sử ở miền Bắc nước Ý, ở dãy Ðông Alps và vùng Lưỡng Hà [1]. Ðến thế kỷ 17, tăm còn được làm bằng kim loại quý và đá đắt tiền, được các nghệ nhân chế tác tỉ mỉ, cách điệu và tráng men nghệ thuật, trở thành một thứ đồ dùng cao cấp và có giá trị tương đương như một món đồ trang sức quý giá.

Ðó là cây tăm của giới quý tộc, của các nhà quyền thế và những người giàu. Người nghèo ngày xưa cũng biết xỉa răng, nhưng tăm của họ được làm bằng tre, trúc, cây phong, xương động vật hoặc các loại gỗ thích hợp…

Hiện nay, ở Việt Nam ta, cây tăm vẫn được dùng phổ biến để làm sạch răng, tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến vấn đề văn hoá và vệ sinh khi xỉa răng. Nhiều người không biết che miệng khi xỉa răng, thậm chí còn hay phun bừa chất bám răng xuống sàn nhà! Không ít người uống nước [hoặc uống trà] khi còn ngậm cây tăm trong miệng, vừa tạo ra một “hình ảnh không đẹp”, vừa có nguy cơ… uống luôn cây tăm.

Cũng không ít người đi ăn phở, cơm tấm, sau khi xỉa răng, thuận tay vứt luôn cây tăm vào tô, đĩa thức ăn còn thừa. Có người xỉa răng xong cứ ngậm luôn cây tăm mà đi về nhà, có lẽ để khoe rằng “tui vừa ăn sáng xong đây bà con”! Lại có người vừa ngậm tăm vừa trò chuyện với người đối diện, trông ghê ghê gớm gớm thế nào.

Cũng có người ăn cơm xong, lên giường hoặc võng nằm xỉa răng, ngậm tăm trong miệng rồi ngủ quên đi, đã có trường hợp nuốt tăm vào bụng…

***

Ở các nhà hàng ăn uống tại Seoul [Hàn Quốc] hiện nay, người ta không bày hũ [ống, bịch, hộp] tăm trên bàn ăn nữa mà đặt tại quầy thu ngân, thực khách ăn xong đến quầy thu ngân trả tiền cho bữa ăn, ai có nhu cầu xỉa răng thì tự lấy một vài chiếc tăm tại quầy rồi đi ra cửa luôn. Ðiều làm nhiều du khách Việt Nam ngạc nhiên là không thấy cây tăm bằng tre, gỗ [loại tăm ta quen dùng] mà chỉ thấy toàn tăm làm bằng một thứ chất dẻo có màu xanh lá.

Trên đường về khách sạn, có du khách đem “những điều trông thấy” về “cây tăm Seoul” hỏi hướng dẫn viên người Hàn gốc Việt, chị giải thích như sau: cũng giống như ở Việt Nam ta, người Hàn Quốc thường dùng thức ăn thừa để nuôi gia súc. Trước đây, các nhà hàng cũng để tăm tre, gỗ tại bàn ăn.

Một số khách ăn xong, xỉa răng và tiện tay vứt cây tăm vào các đĩa, tô thức ăn thừa, hậu quả là nhiều gia súc đã chết vì bị tăm tre, gỗ đâm thủng bao tử, ruột non. Do vậy mà có quy định từ chính quyền: các nhà hàng không để tăm tại bàn ăn, mà để tại quầy tính tiền. Sau đó, người ta thống kê hằng năm thấy gia súc chết [do nuốt phải những cây tăm tre, gỗ] ít hơn trước rất nhiều.

Ðể cho cây tăm xỉa răng có tầm vóc văn hoá hơn nữa, người Hàn Quốc đã ứng dụng công nghệ Oobleck [2] sản xuất ra cây tăm bằng bột bắp [ngô] có màu xanh lá như nói ở trên. Mục đích: Một là, không làm hỏng men chân răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng [nếu dùng tăm tre].

Hai là, tránh nguy hiểm cho con người và gia súc vì nuốt, ăn, giẫm phải cây tăm tre, gỗ chuốt nhọn. Ba là, góp phần vào việc bảo vệ rừng, gìn giữ và phát triển bền vững màu xanh cho hành tinh.

Rất khoa học, rất nhân văn! Phải không, thưa bạn đọc?

THIÊN HẠ

-------------

[1] Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

[2] Hỗn hợp bột ngô [bắp] và nước tạo ra loại dung dịch dẻo rắn, gọi là chất lỏng hoá­­ rắn Oobleck, khoa học gọi là loại “chất lỏng phi Newton”.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

1. Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì. Thông thường một số người đang gặp hạn người ta giải hạn bằng cách vứt bỏ những thứ ấy xem như vứt bỏ cái xui của họ, nếu mình nhận lấy thì sẽ lãnh lại cho họ.

Đi đường nếu gặp tiền lẻ hay những vật dụng cá nhân của người khác không nên lượm lặt dù là mục đích gì.

2. Trong nhà có người chết vì treo cổ, thì khi lấy tử thi xuống phải lấy sợi dây đó đốt ngay. Đây là câu chuyện có thật, nếu nhà nào đó có người treo cổ chết nhưng không đốt sợi dây đó đi thì một năm sau cũng nhà đó có người chết treo cổ củng ở ngay vị trí ấy, chính vì thế đó được coi là sợi dây oan nghiệt, nếu không đốt đi thì nó vẫn luẩn quẩn quanh nhà đó và cứ mỗi năm thay phiên nhau chết.

3. Nếu đi đám ma lỡ người quá cố ấy có xinh gái hay đẹp trai thì không được khen, vì nếu khen thì họ sẽ đi theo mình. 

4. Người khắc tuổi với người chết trong lúc động quan hoặc hạ huyệt thì không được dòm dù là người thân. Vì như vậy sẽ làm cho người chết khó siêu thoát.

5. Ban đêm không được đánh son môi, làm mặt rồi đi ngủ, bởi hồn sẽ sợ chạy mất.

Ban đêm không được đánh son môi, làm mặt rồi đi ngủ, bởi hồn sẽ sợ chạy mất.

6. Rớt đồ xuống sông phải nhặt lên, nếu không là bị mắc đằng dưới.

7. Người nào có tang [khăn tang] trong người thì không nên tới nhà những người bạn hay người thân vì sẽ "lây" cái tang và đem điều không may đến cho họ.

8. Sau khi an táng, trong vòng 1 tháng ban đêm có ai gọi tên mình thì tuyệt đối không được trả lời, không được mở cửa, không được thưa gởi gì hết. Thông thường người chết vì quá thương tiếc người thân của mình nên về bắt người thân đi theo. 

9. Buổi tối, không chơi năm mười, hay còn gọi là cút bắt [trốn tìm] sau 10h, bởi khi chơi, xui xẻo sẽ bị ma dấu.

10. Đi ngủ cũng vậy. Cái đầu không được hướng ra đường, hoặc ngủ quay đầu vô bàn thờ. Bởi có hai lý do ,một là đầu hướng ra đường đó là tư thế nằm của người chết.hai là khi ngủ hồn của ta xuất ra nếu hướng ra đường thì hồn của ta sẽ đi luôn ra đường.

11. Không mặc đồ trắng quá 12h, bởi dễ bị vong theo.

12. Không phơi đồ ngoài sân vào ban đêm, bởi nếu không các linh hồn lang thang sẽ bị cám dỗ "gắn bó" với quần áo và "ám" những người mặc chúng, hơn nữa dễ bị sương gió ngoài trời thấm vào và gây nên bệnh. Việc giặt và treo nên được thực hiện khi có ánh nắng mặt trời vì chúng rất có lợi.

13. Không được gõ chén khi ăn, bởi người ta quan niệm rằng khi ăn mà gõ chén sẽ gọi ma đói tới.

14. Không bao giờ được mang những quả lê làm quà khi đến thăm người bệnh trong bệnh viện vì đây là một biểu tượng liên quan đến sự chia lìa, chết chóc.

15. Không tặng quà với số lượng bốn, vì số bốn có âm thanh như "cái chết". Nếu bạn muốn mang quà khi đi thì nên chọn các loại bánh kẹo hoặc sôcôla.

16. Chưa ăn không được để đũa trên chén, vì giống cúng người khuất mặt.

17. Tránh huýt sáo vào ban đêm: Bạn có thể đi bộ và cảm thấy hạnh phúc, khi đó bạn có thể bắt đầu một cách vô thức huýt sáo một giai điệu nào đó. Theo những người lớn tuổi, làm như vậy chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của những linh hồn lang thang, sau đó bám theo bạn về nhà.

18. Không chải tóc lúc nửa đêm: Quan niệm của ông bà ta, khi chải tóc lúc nửa đêm là chải cho ma xem.

19. Trước khi cúng không được ăn vụng.

Trước khi cúng không được ăn vụng.

20. Không mua bán đinh vào ban đêm: Các bạn cứ thử vào 7h tối tới tiệm tạp hóa mua đinh, đảm bảo chủ quán sẽ ko bán.

21. Đi vào nơi có mồ mả không được nói bậy: Cho nên thường đi thanh minh hay tảo mộ,người ta kỵ không cho con nít theo,vì con nít còn nhỏ thường thắc mắc tò mò, đôi khi lại nói bậy, người lớn cũng vậy khi vào nơi mồ mã cũng không nên nói bậy.

22. Không ngủ chung mèo đen bởi nó sẽ không cho hồn bạn nhập vào xác bạn.

23. Không soi gương chải đầu trên xe bởi bạn sẽ mang lại sự rắc rối cho nhà xe và tất cả mọi người trên xe.

24. Không lật mình cá: Tài xế, người đi biển nếu bạn để ý thì họ ăn cá như sau: Ăn xong một bên mình con cá thì họ rút xương con cá lên ăn tiếp chứ không có lật mình con cá lại vì lật mình con cá theo những người làm tài xế thủy thủ sẽ có điềm gở, lật xuồng, lật xe, lật tàu.

25. Đừng bao giờ thề thốt hay hứa hẹn với người đã chết rồi không làm.

26. Khi đi dự đám tang về nên hơ người bằng lửa ấm, thay quần áo và hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ.

27. Với các bạn nữ vào những ngày “ấy” không nên đi đến những nơi linh thiêng, xem bói và không nên qua lại trước bàn thờ.

28. Những ngôi nhà bằng gỗ khi có máu [cả người hay động vật] bám trên thân gỗ thì nên thay đổi, hoặc không nên ngủ gần đó.

29. Ai đã lầm lỡ phá bỏ thai nhi con mình thì hãy đặt cho bé cái tên và đem lên chùa gửi.

30. Nếu trước nay chưa cúng cô hồn bao giờ do không có điều kiện thì không cúng luôn, chớ nên cúng rồi lại bỏ.

31. Đặc biệt với con gái, phụ nữ nên hạn chế để quần áo ngoài trời vào ban đêm, đặc biệt là đồ “nhỏ” => Dễ mắc duyên âm.

32. Vào ban đêm tránh soi mình dưới mặt nước.

33. Thực hiện làm ăn hay làm những việc mang tính chất đại sự nên xem ngày để tránh nhằm vào ngày Tam Nương => Tan nát, bất thành.

34. Có câu: Chim sa cá luỵ, thế nên gặp những con vật trong hoàn cảnh đó không nên chiếm hữu nó và đem về nhà.

35. Cây đa là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

Video liên quan

Chủ Đề