Thế nào là thức ăn nghèo chất dinh dưỡng

Hãy kể tên và nêu những đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi?

Đề bài

Hãy kể tên và nêu những đặc điểm của một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh, thức ăn thô cho vật nuôi?

Lời giải chi tiết

* Một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi:

- Thức ăn tinh: Hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ bị ẩm mốc, sâu mọt phá hoại. Phù hợp làm thức ăn cho lợn và gia cầm.

- Thức ăn xanh: Chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ [vitamin E, C, chất khoáng,...].

- Thức ăn thô: dự trữ được lâu, tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Nên kiềm hóa hoặc ủ với ure, hay nghiền thành bột để nâng cao tỉ lệ tiêu hóa.

- Thức ăn hỗn hợp: Chế biến từ những công thức được tính toán đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn.

* Để có nhiều thức ăn tinh ta cần bảo quản cẩn thận, thức ăn xanh ta cần dùng biện pháp ủ yếm khí để dự trữ lâu dài, thức ăn thô vốn có thể dữ trữ rất lâu.

Loigiaihay.com

TTH.VN - Với 1/5 số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn kém chất lượng, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc [FAO] hôm qua đã công bố một báo cáo, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách giảm các tổn thất và chất thải thực phẩm để cải thiện khả năng tiếp cận với thực phẩm bổ dưỡng.

Một khu chợ thực phẩm ở Hungary. Ảnh: UN

Báo cáo, mang tên “Ngăn chặn sự mất chất dinh dưỡng và lãng phí trên hệ thống thực phẩm: hành động chính sách cho chế độ ăn chất lượng cao”, kết luận rằng ăn thường xuyên các thực phẩm kém chất lượng đã trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn hơn cả các bệnh sốt rét, lao hoặc sởi.

Trong khi đó, có đến khoảng 1/3 thực phẩm được sản xuất cho con người không được đưa lên bàn ăn. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau, hải sản và thịt rất dễ hỏng, khiến chúng dễ bị lãng phí trong các hệ thống sản xuất thực phẩm ngày càng phức tạp.

Theo báo cáo, mỗi năm hơn một nửa số trái cây và rau quả sản xuất trên toàn cầu bị vứt bỏ hoặc lãng phí. Khoảng 25% tổng số thịt được sản xuất, tương đương với 75 triệu con bò, cũng không đến được với người tiêu dùng.

"Để giải quyết tất cả các dạng suy dinh dưỡng và thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta cần phải làm tăng tính khả dụng của các hệ thống thực phẩm, đồng thời thúc đẩy tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng, tươi mới cho tất cả mọi người", ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc FAO nhấn mạnh.

Giảm việc lãng phí và vứt bỏ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, không chỉ có lợi về dinh dưỡng, mà còn góp phần vào Mục tiêu Phát triển Bền vững [SDGs], và là ưu tiên để cải thiện dinh dưỡng.

Để khắc phục điều này báo cáo đề xuất một loạt các hành động chính sách trên toàn bộ hệ thống thực phẩm, bao gồm cả giáo dục tất cả các bên liên quan; tập trung vào thực phẩm dễ hư hỏng; cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng và tư nhân; và thu hẹp khoảng cách dữ liệu về lãng phí thực phẩm và chất thải.

Dữ liệu của FAO cho thấy ở các nước có thu nhập thấp, lương thực chủ yếu bị tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển; trong khi ở các nước thu nhập cao, vấn đề nằm ở khâu bán lẻ và tiêu dùng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng calo và chất dinh dưỡng thực sự có sẵn.

Với giá trị lương thực toàn cầu bị lãng phí hàng năm, ước tính khoảng 1 nghìn tỷ USD, việc giảm thiểu lãng phí cũng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế lớn. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm đã được sản xuất sẽ tránh lãng phí nước, đất và năng lượng được dùng để sản xuất ra thực phẩm đó, FAO cho biết.

BẢO NGHI [Lược dịch từ UN]

Những loại quà vặt, thực phẩm dai, phải nhai nhiều có hại cho em bé hơn là so với người lớn. Bởi vì trẻ sơ sinh không cần quá nhiều calo nhưng lại cần cực nhiều chất dinh dưỡng. Với những đồ ăn vặt, lượng calo sẽ được cung cấp rất nhiều nhưng không hề có chút dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nào. Việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ.Vậy các bậc cha mẹ làm thế nào để nhận biết được các loại thực phẩm cần phải tránh xa ra? Dưới đây là danh sách 5 loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của trẻ.Soda Đây dường như là loại thực phẩm quá rõ ràng là có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, thế nhưng, không phải bố mẹ nào cũng biết để tránh cho con uống. Theo một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện trên 3000 gia đình, được Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ tiến hành, trẻ được cho uống soda khi mới 7 tháng tuổi.Cho dù đang thực hiện chế độ dinh dưỡng bình thường hay đang ăn kiêng thì nước ngọt cũng là loại thực phẩm không hề có chất dinh dưỡng. Soda thường chứa một lượng đường cực lớn, là thủ phạm tàn phá hàm răng sữa của trẻ. Cũng vì lượng đường quá nhiều nên dễ khiến trẻ đầy bụng, dẫn đến việc trẻ uống ít hoặc không uống các loại thực phẩm dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể.Nước ép hoa quả Chắc chắn loại nước này có nguồn gốc từ trái cây tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Các chất xơ trong trái cây tươi phần lớn đã bị mất đi trong quá trình ép, phần còn lại chỉ là nước và rất nhiều đường.Việc sử dụng một số loại nước trái cây – đặc biệt là táo và lê – để tăng thêm độ ngọt cho thức ăn của bé không phải là ý kiến hay. Lượng đường trong các loại nước ép có thể đẩy nhanh các loại thực phẩm đi qua đường tiêu hóa. Việc thức ăn chuyển hóa quá nhanh sẽ khiến cơ thể không có đủ thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở một số trẻ sơ sinh. Thay vì cho con uống nước ép trái cây để tăng cường vitamin C, bạn nên để bé ăn hoa quả.Các bậc cha mẹ nên cho con uống loại gì để thay thế? Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, hãy cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống thêm nước nhưng sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn được giữ là đồ uống chính của bé. Sau 1 tuổi, bé có thể uống thêm sữa bò.Bánh quy Nếu con bạn đã có thể cắn và nhai được thức ăn thì đây là loại thức ăn nhẹ vô cùng thuận tiện, nhưng sẽ khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn và quá no để có thể ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Ngoài ra, việc cho bé ăn những đồ ngọt sẽ khiến bé thích đồ ngọt nhiều hơn, cho bé ăn nhiều muối sẽ khiến bé thích đồ mặn. Một khảo sát được thực hiện tại hội nghị ADA 2009 cho thấy rằng, gần ba phần tư trẻ đang ở độ tuổi tập đi hàng ngày ăn nhiều muối hơn giới hạn cho phép rất nhiều.Những chiếc bánh quy hình con cá mà bé vô cùng yêu thích cũng nằm trong danh sách cần hạn chế. Thay vì cho con ăn bánh, hãy thay thế bằng một loại trái cây nào đó để bé ăn nhẹ. Và nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức ăn nhẹ để thay thế thì các loại ngũ cốc ít đường có giá trị dinh dưỡng lớn hơn so với bánh quy.Thực phẩm chế biến sẵn Trong quá trình chế biến thức ăn sẵn, chúng ta thường đánh mất những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và thêm vào các chất phụ gia, bảo quản khác. Càng nhiều quá trình chế biến thì chất dinh dưỡng càng mất đi nhiều hơn, và lượng đường, muối, chất béo trong thức ăn càng được tăng lên.Bố mẹ cũng nên nhớ không nên cho bé ăn mỳ gói, mỳ hộp… vì chúng thường chứa quá nhiều muối. Thay vào đó, bạn có thể tự nấu một ít mì lên, nghiền cà chua rồi cho vào.Món thạch/ rau câu tráng miệngCó rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng thạch là một món tráng miệng vừa ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, đó thực sự là một sai lầm. Nhiều người cho rằng, thạch chứa protein, có lẽ bởi vì nó được chế biến từ xương động vật và sụn. Nhưng hóa ra, những gì bé nhà bạn ăn chỉ có đường, màu nhân tạo và mùi vị nhân tạo.Đó là sự thật, thạch tuy là thức ăn rất dễ nuốt cho trẻ nhưng bạn có thể lựa chọn cho con món tráng miệng khác lành mạnh hơn, món táo nghiền nhừ nướng, rải thêm một ít quế lên trên chẳng hạn. Chất đường trong táo ngọt tự nhiên, lại đảm bảo chất xơ, vitamin, ngon miệng và rất dễ nuốt.

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu nguy?

Thức ăn thực vật nghèo dinh dưỡng nhưng các động vật nhai lại như trâu, bò vẫn phát triển bình thường. Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây là đúng?
[1] Số lượng thức ăn lấy vào nhiều.
[2] Các vi sinh vật được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp protein cho động vật.
[3] Lượng nitơ được tái sử dụng triệt để không bị mất đi qua nước tiểu.
[4] Các vi sinh vật tiết enzim tiêu hóa xenlulozo cung cấp dinh dưỡng cho động vật.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Video liên quan

Chủ Đề