Tại sao đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng và bằng phẳng

Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.

* Vùng biển và thềm lục địa:

- Diện tích lớn gấp ba lần đất liền.

- Thềm lục địa phía Bắc và Nam đáy nông, mở rộng, có nhiều đảo ven bở. Thềm lục địa DH Nam Trung Bộ đáy sâu, bãi biển hẹp và có nhiều vũng vịnh.

- Thiên nhiên phóng phú và đa dạng.

* Vùng đồng bằng ven biển:

+ Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng nông, đồi núi lùi sâu vào đất liền
+ Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh phổ biến…

* Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc: Cảnh quan nhiệt đới gió mùa do hướng núi hình vòng cung, hút gió đông bắc tạo nên một màu đông lạnh đến sớm.

- Vùng núi Tây Bắc: Cảnh quan phân hóa:

+ Vùng núi Hoàng Liên Sơn cảnh quan giống vùng ôn đới do núi cao, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Vùng núi thấp phía nam cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng Trường Sơn Đông [DH miền Trung]: 

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn nên khô nóng. + Mùa đông phần phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc suy yếu.

+ Mưa vào thu đông, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

- Vùng Trường Sơn Tây [Tây Nguyên]: Mưa vào mùa hạ. Có một mùa khô sâu sắc.

b. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên:

 Độ nông - sâu, rộng –hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển, cụ thể:

- Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

- Nơi núi đồi ăn lan sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu như dải đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

05/07/2020 2,962

A. Đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.

Đáp án chính xác

B. Đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp.

C. Các dạng địa hình mài mòn rất phổ biến.

D. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.

Câu hỏi trong đề:   Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 !!

Chọn: A.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Page 2

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau...

Đề bài

Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau :

Lời giải chi tiết

Đặc điểm thiên nhiên

Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Nam Bộ

Địa hình

Khá bằng phẳng, đang tiếp tục mở rộng ra biển

Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Sông ngòi

- Mùa hạ mưa nhiều, nước các song dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng. 

- Nhân dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng

 Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Người dân nơi đây không đắp đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ.

Những tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Đất đai

Hệ thống đê làm cho phần lớn diện tích đất không được bồi đắp them phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.

Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, hai mùa mưa khô rõ rệt.

 Loigiaihay.com

phẳng?

Tại sao đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, thấp và bằng.

A.Hệ thống núi không ăn sát ra biển
B. Nhiều hệ thống sông ngắn dốc.
C. Thềm lục địa hẹp và sâu.
D. Nhiều vũng vịnh và đầm phá.

Câu hỏi:Tại sao đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, thấp và bằng

A.Hệ thống núi không ăn sát ra biển

B. Nhiều hệ thống sông ngắn dốc.

C. Thềm lục địa hẹp và sâu.

D. Nhiều vũng vịnh và đầm phá.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Nhiều vũng vịnh và đầm phá.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng, thấp và bằng là do có nhiều vũng vịnh và đầm phá.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên ở Việt Nam nhé!

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc [Từ dãy núi Bạch Mã trở ra]

- Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

-Nhiệt độ trung bình năm 22-240C.

-Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ.

-Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới.

-Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

b. Phần lãnh thổ phía Nam [từ dãy Bạch Mã vào]

-Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm.

-Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

-Phân thành 2 mùa là mưa và khô.

-Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo.

-Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây

- Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải:

+ Vùng biển và thềm lục địa

Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên.

Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có.

+ Vùng đồng bằng ven biển

Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi.

Dải đồng bằng ven biển Trung bộ, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến.

+ Vùng đồi núi.

Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy

núi.

Khi vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hạn, mùa hạ đến sớm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

- Nguyên nhân:

+ Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi cao chia cắt lãnh thổ thành các vùng.

+ Do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

a. Đai nhiệt đới gió mùa

- Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng [nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC]. Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

- Đất đai trong bao gồm:

+ Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các nhóm: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát….Trong đó có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa.

+ Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit. Trong đó tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m,phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có: các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tram trên đất phèn; hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn.

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

- Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m, ở miền Nam từ 900-1000m lên đến 2600m.

- Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

+ Ở độ cao từ 600-700m đến 1600-1700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có long dày như gấu, sóc, cầy , cáo…

+ Ở độ cao trên 1600-1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu vực Himalaya.

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên [chỉ có ở Hoàng Liên Sơn].

- Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt đới dưới 15oC, mùa đông xuống dưới 5oC; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh quyên, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

Video liên quan

Chủ Đề