Tại sao dán chữ phúc ngược

Vào mỗi dịp lễ tết, khai trương hay đám cưới, người Hoa ở khắp nơi trên thế giới đều treo ngược chữ Phúc trong nhà.Theo phong tụcvăn hóa Trung Quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Tuy nhiên,chữ “Phúc” này lại được dán ngược. Theo quan niệm của họ,chữ phúc dán ngược nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.

Chữ Phúcthường được viết bằng mực vàng trên giấy đỏ, treo trên các cánh cửa khắp đất nước bởi người Trung Quốc hy vọng may mắn cho năm mới. Đồ trang trí dịp Tết thường được để lại cả năm, không gỡ bỏ cho tới trước thềm năm mới tiếp theo.

Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng.

Chữ Phúc dán ngược trên cửa nhà của người Trung Quốc. Ảnh:Sara Naumann.

Vậy vì sao chữ Phúc lại thường được dán ngược trong mỗi dịp đầu năm? TheoVnExpress, dân gian truyền miệng, hoàng đế dưới thời nhà Minh [1368–1644] chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ "Phúc" lên cửa nhà để đón Tết Âm lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình mù chữ đã dán ngược chữ "Phúc".

Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng chữ "Phúc" treo ngược đọc là "Phúc đảo". Đây là phép chơi chữ, trong đó đảo [倒] là từ đồng âm với đáo [到] - do đó chữ treo ngược trở thành "Phúc đáo", nghĩa là phúc đến nhà.

Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên. Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.

Ngoài ra, người Trung Quốc còn chuộng dùng phép chơi chữ cho một số món ăn cầu may dịp Tết Nguyên đán. Ví dụ, cá là một món ăn truyền thống trong năm mới, do từ cá đồng âm với dư giả, thể hiện mong cầu năm mới sung túc.

Những phong tục thú vị ở các nước đón Tết nguyên đán giống Việt Nam

Cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác vẫn giữ tục lệ ăn Tết nguyên đán với nhiều tục lệ truyền thống. Mỗi nước có những phong tục mang đến nhiều điều...

Bấm xem >>

Theo Huyền Thanh [Dân Việt]

Chữ Phúc đảo ngược mang may mắn đến

Việt Nam cũng có tục dán chữ Phúc ở cửa nhà vào dịp tết, mục đích là cầu mong năm mới có nhiều phúc lành tới nhà, nhiều vận may, nhiều sức khỏe.

Tuy nhiên nếu để ý, người Việt thường dán chữ Phúc thẳng, còn ở Trung Quốc người ta dán chữ Phúc ngược, quay đầu xuống dưới.

Chữ Phúc dán ngược, phúc đến cửa nhà

Trong tiếng Hán, chữ Phúc mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là " phúc đảo" đồng âm với từ " phúc đáo" nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành  "phúc đáo tiền môn - phúc đến trước cửa"

 

Có một thành ngữ rất quen thuộc mà ta thường được nghe chúc vào ngày tết "Ngũ phúc lâm môn", vậy ngũ phúc là gồm những gì?

Có quan niệm đó là phúc, lộc, thọ, hỉ, và tài, cũng có quan niệm ngũ phúc là: phú, quý, thọ, khang và ninh.

Trong quan điểm chính thống của Kinh Thư, thì luận bàn ngũ phúc như sau:

Phúc thứ nhất là “trường thọ”, phúc thứ hai là “phú quý ”, phúc thứ ba là “khang ninh ”, phúc thứ tư là “hiếu đức”, phúc thứ năm là “thiện chung”. 


Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài. 


Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý. 


Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn. 


Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh. 


Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.

 

Trong phong thủy, chữ Phúc còn được kết hợp với hình ảnh khác để tăng thêm sự cát tường và phong phú trong bài trí như dưới đây:

Dơi - bình an, ngũ phúc từ trời đến

Con dơi sở dĩ trở thành biểu tượng may mắn có thể nói do cách phát âm tên nó mang lại. Trong tiếng Hán con dơi được gọi là "Biên Bức", cách phát âm chữ "bức" lại giống với chữ " phúc". Phạm vi ứng dụng của hình ảnh dơi rất rộng rãi, nó xuất hiện trong các tranh cát tường như: ngũ phúc bổng thọ, bình an ngũ phúc tự thiên lai...

 

Treo hình năm con dơi, tượng trưng cho ngũ phúc. Treo dơi lộn ngược cũng có ý nghĩa tương tự chữ Phúc dán ngược.

Bách phúc đồ

Một bức thư họa [tranh chữ] viết 100 chữ phúc khác nhau, gọi là "Bách phúc". Đây là bức tranh rất phổ biến trong dân gian.

 

Fuko [TH]

Nói về chữ Phúc treo ngược, viết ngược của người Hoa, có rất nhiều giai thoại khác nhau. Xin được kể về 2 giai thoại khá nổi tiếng.

Trong cuộc sống chúng ta luôn được nghe nhắc đi nhắc lại rất nhiều về chữ Phúc. Đặc biệt chữ Phúc còn được mọi người dùng để treo trong nhà và dành tặng cho nhau mỗi khi gặp gỡ hay Tết đến Xuân về, thể hiện sự chúc phúc, chúc mọi điều tốt lành, giàu có cho gia chủ. Tục treo chữ “Phúc” trong nhà khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay được du nhập từ văn hóa Trung Hoa xưa. Nhưng người Trung Hoa lại luôn treo chữ Phúc ngược trong nhà. Tại sao lại có tục lệ này?

Nói về chữ Phúc treo ngược, viết ngược của người Hoa, có rất nhiều giai thoại khác nhau. Xin được kể về 2 giai thoại khá nổi tiếng.

Giai thoại đầu tiên tương truyền, việc dán chữ “Phúc” là có liên quan đến Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Vào một đêm Tết Nguyên tiêu, Chu Nguyên Chương đã cởi áo long bào giả trang làm một ông chủ, đi dạo trên đường Nam Kinh ngắm hoa đăng. 

Minh Thái Tổ thấy dân chúng trong kinh thành nhà nào nhà nấy đều cắt hoa giấy, treo đèn lồng, dán câu đối, tất cả đều là cảnh tượng ăn mừng vui vẻ nên trong lòng rất vui. Nhưng sau khi đi qua vài dãy phố, ông phát hiện thấy trên cổng của một nhà có dán bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, ôm trái dưa hấu lớn. 

Cho rằng đây là bức tranh châm chọc xuất thân bần hàn của bậc Mẫu nghi thiên hạ - Mã Hoàng hậu. Chu Nguyên Chương thấy có lý liền hạ lệnh cho kẻ dưới dán một chữ “Phúc” lên cổng của nhà kia để làm dấu hiệu, ngày hôm sau trừng trị. 

Mã Hoàng hậu biết chuyện. Bà nhanh chóng lệnh cho tất cả các nhà trong thành đều phải dán một chữ “Phúc” trên cổng trước bình minh. Tuy nhiên trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ đã đem chữ “Phúc” dán ngược.

Ngày hôm sau, người của Chu Nguyên Chương phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ “Phúc”. Giận cá chém thớt, họ lệnh cho cấm quân tịch thu hết tài sản của nhà dán chữ “Phúc” ngược và bắt giữ  “kẻ phạm tội”. 

Mã Hoàng hậu thấy sự tình không hay liền vội vàng nói với Chu Nguyên Chương: “Chữ Phúc dán ngược là “phúc đảo”, mà “đảo” là đồng âm với “đáo”. Người nhà kia biết hôm nay Hoàng thượng tới chơi, nên đã cố ý dán ngược chữ Phúc để tỏ ý tứ là Phúc đến”.  

Hoàng đế Chu Nguyên Chương vừa nghe thì liền thấy có đạo lý nên lập tức hạ lệnh thả người. Một trận đại họa bởi vậy mà cuối cùng đã được tiêu trừ.

Từ đó về sau, để tưởng nhớ đến tấm lòng nhân từ của Mã Hoàng hậu, và cũng là để hướng đến những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán ngược chữ “Phúc” ở ngoài cổng nhà mình

Giai thoại thứ 2 cũng bắt nguồn từ câu chuyện xảy ra vào thời nhà Minh. Ngày ấy có một ông thầy rất giỏi về nghề mộc. Những bông hoa gỗ do ông chạm khắc chẳng khác nào hoa thật, những phòng ốc do ông tạo ra, bất chấp mưa sa bão táp vẫn vững như bàn thạch, mọi người cảm phục tài nghệ của ông nên gọi ông là Thái Sơn. Một lần, nhà kia muốn mở một cửa hiệu và đã mời ông đến chủ trì việc xây cất. Ông dắt theo đám đồ đệ đến cùng làm. Chẳng bao lâu cửa hiệu đã hoàn thành. 

Ngày khánh thành, ông chủ giết mấy đầu lợn để đãi thầy trò Thái Sơn và các bạn hữu đến chúc mừng nhà mới. Chủ nhân tốt bụng nên đã gói thịt và cả lòng, gan để thầy trò người thợ trên đường về có sẵn thức ăn. 

Nhưng ông Thái Sơn không biết đó là ý tốt của chủ nhà, thấy trên bàn hết sạch cả lòng, gan... và cho rằng chủ nhà đã ăn hết nên trong bụng giận lắm, cứ lẩm nhẩm hoài: “Thái Sơn ta đến đâu, ở đó đều tiếp như khách quý, tiếp đãi đàng hoàng. Nay người có mắt mà chẳng biết Thái Sơn, được thôi, ta sẽ cho nhà ngươi biết tay!”.

Ăn cơm tối xong, nhân lúc trời tối, ông chỉ cho các đồ đệ làm ngược hết các cột hiên và cột chính của phòng lớn, muốn qua đó để triển khai phép thuật làm cho việc buôn bán sẽ thua lỗ. Sáng sớm hôm sau, chủ nhân mời mọi người ăn chút điểm tâm, rồi đưa cho họ một gói lớn đồ ăn, nói là để ăn dọc đường. 

Đi được nửa đường, thầy trò nghỉ ăn trưa và ngạc nhiên  phát hiện trong bọc ngoài cơm ra còn có khá nhiều lòng, gan và thịt lợn đã nấu chín. Thấy thế, ông Thái Sơn vô cùng cảm động và hối hận thật sự. 

Ăn được một lát, ông lấy từ trong rương mấy tờ giấy hồng rồi vẽ chữ Phúc lên đó, sai đồ đệ lập tức chạy ngay về nhà chủ tiệm dán ngược chúng lên những khung cửa đã bị đặt ngược để mọi người khi đi qua nhìn thấy đều nói là “Phúc đáo”[Phúc đến]. 

Các đồ đệ chạy đến nơi thì đúng lúc chủ tiệm đang đốt pháo chúc mừng ngày khai trương. Họ liền dán ngược chữ Phúc lên các cửa. Mọi người nghi hoặc không hiểu tại sao dán ngược thì được giải thích rằng: Đây không phải là dán ngược mà là “Phúc đáo”. Mọi người hãy cùng niệm mấy câu này thì sẽ phát tài lớn. Sau đó, mọi người đều đọc như vậy, chủ hiệu sau này quả nhiên phát tài lớn. 

Mọi người không hiểu sự kỳ diệu bên trong, chỉ cho rằng đó là cái duyên cớ để “phúc đến”. Thế là từ đó, cứ dịp khai trương cửa hiệu hay Xuân về, mọi người đều muốn dán ngược chữ Phúc nơi cổng nhà mình hay cửa hiệu để cầu phúc và lâu dần trở thành phong tục.

Thế Phúc

Video liên quan

Chủ Đề