Tại sao con trai bám mẹ

Điều đáng sợ nhất của phụ nữ không phải là lấy phải người đàn ông không yêu mình. Mà đáng sợ nhất chính là khi lấy một người đàn ông xong rồi mới nhận ra anh ta chính là một cậu chàng “con trai của mẹ” chính hiệu. 

Một nàng dâu trẻ ứa nước mắt tâm sự chuyện gia đình trong 1 nhóm tâm sự. Chồng cô đã nay hơn 30 tuổi đầu nhưng việc gì cũng nghe theo mẹ.

Công việc hiện tại là do mẹ sắp xếp xin vào và anh ta cũng không muốn phấn đấu hơn nữa vì sợ khó khăn.

Mọi chuyện cưới hỏi của bản thân nhất nhất phải hỏi ý mẹ, trước đây cô cảm thấy anh ta là người hiếu thảo, và nghĩ rằng đó là người đàn ông lý tưởng của đời mình.

Những đứa trẻ 30 tuổi to xác bám mẹ mọị lúc mọi nơi, lỗi này có phải lỗi của mẹ?

Nhưng không phải, kể cả khi cô sinh con, mẹ chồng cũng muốn quản lý luôn việc chăm sóc cháu: Không được làm cái này cái kia.

Nàng dâu căng thẳng nên đã vùng lên và bỏ về nhà mẹ đẻ, nhưng 2 tháng đã trôi qua, anh chồng vẫn bặt tăm vì mẹ nói: “Có chân đi thì có chân về, mày bênh vợ mày thì đi luôn đừng về”.

Một bà mẹ khác cũng buồn bã chia sẻ hình ảnh phòng của cậu con trai 33 tuổi sau 5 ngày bà đi công tác. Đồ ăn vương vãi, quần áo máy tính chăn nệm lẫn lộn. Anh con trai còn trách mẹ sao đi công tác tận 5 ngày, chẳng ai dọn dẹp phòng hay chuẩn bị quần áo cho anh ta đi làm.

Người mẹ già lúc này ngớ người nhận ra gần như trong 33 năm làm mẹ, bà đã quá bảo bọc con trai mình, đặc biệt là từ khi chồng mất.

Nghe thật là buồn cười nhưng gần đây những trường hợp như trên không phải là ít. Một thế hệ các bé trai đang phát triển thành những đứa trẻ không chịu lớn.

Đến đây, cha mẹ lại tự hỏi mình đã gây ra lỗi lầm gì để con trai trở nên như vậy?

Dưới đây là 3 cách dạy dỗ con sai lầm khiến đàn ông trở thành đứa trẻ to xác, không tự lập và chủ động trong cuộc sống của mình: 

Quá bao bọc con mình khiến con trai ở nhà "bám váy mẹ", ra đường thì "bám váy vợ"

1. Quá quyến luyến con

Một người mẹ quá gần gũi con trai từ nhỏ đến lớn chưa hẳn đã là điều tốt. Nếu con trai quá quyến luyến mẹ, anh ta sẽ không học được cách hòa hợp với những người phụ nữ khác.

Những người đàn ông tin rằng mẹ là người phụ nữ duy nhất của cuộc đời mình. Họ ít giao tiếp, từ chối tiếp xúc với những người khác giới và không có ý định kết hôn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.

Nếu may mắn tìm được “ý trung nhân” của mình, họ hoàn toàn không có khái niệm "đàn ông và phụ nữ khác nhau".

Họ sẽ đối xử với những người phụ nữ khác theo cách tương tự như với mẹ khi bước vào xã hội. Đó nghĩa là ở nhà “bám váy mẹ”, còn ra đường thì “bám váy vợ”.

2. Luôn làm hộ con mọi việc

Không ít cha mẹ cho rằng con trai không cần phải làm việc nhà vì đây là những công việc dành cho chị em gái hoặc vợ tương lai của họ. Thế là con trai sẽ được mẹ chiều chuộng từ nhỏ dẫn đến không thể tự mình chăm sóc bản thân.

Khi làm hết việc nhà, các bà mẹ đang trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tự lập của người con khi trưởng thành. Sau này khi gặp bất kỳ khó khăn nào, những anh chàng này không có khả năng tự xử lý vấn đề.

3. Không dạy dỗ con về trách nhiệm

Dạy con sống có trách nhiệm không phải dạy ngày một ngày hai, hay 9 điều, 10 ý. Mà là một thái độ sống mà chúng ta cần phải tuân thủ.

Giống như đi học muộn bị phạt thì ta phải chịu trách nhiệm về điều đó bằng cách chịu phạt như quy định đã đưa ra.

Làm sai chưa đúng việc gì thì dũng cảm nhận trách nhiệm về mình chứ không đổ lỗi cho ai và cũng không để ai chịu trách nhiệm thay mình

Trên thực tế, không có cha mẹ nào mong muốn đứa trẻ mình nuôi lớn sẽ trở thành một "quái vật" như vậy.

Hai cách dạy con trai nên người 

Làm như thế nào phụ huynh có thể giáo dục con cái phát triển khỏe mạnh cả về hình dáng bên ngoài lẫn tâm lý bên trong? Hãy làm theo 2 cách dưới đây:

Dù là người lớn hay trẻ con thì vẫn sẽ gặp những vấn đề của riêng mình trong cuộc sống. Đối với trẻ thì việc tự giải quyết vấn đề của mình khá khó khăn. Tuy nhiên không phải vì vậy là bố mẹ luôn sẵn sàng làm hết giúp con.

Đây rõ ràng là một cách tiếp cận sai lầm và sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc.

Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng bỏ hết mọi lỗi lầm của con. Thế là con cái của họ trượt dài trong những lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, nghĩ mình luôn đúng và không “lớn” lên được.

Hãy cho phép con mắc lỗi và sẵn sàng phân tích những sai lầm để con hiểu. Điều quan trọng là con tự nhận ra và học hỏi được từ các sai lầm, để có được kinh nghiệm cho riêng mình. Hãy nhớ rằng những sai lầm, vấp ngã, sự thất vọng là một phần của cuộc sống.

Làm như thế nào để dạy con tự lập là một câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ chú ý đến cách tiếp cận như trên sẽ giúp con bạn mạnh mẽ hơn, tự làm chủ bản thân và tự tin bước vào cuộc sống chứ không phải là những đứa trẻ mãi không chịu lớn.

Gần đây, trên mạng xã hội nhiều người đang chú ý một đoạn video, khi một người mẹ đi làm về thì cậu con trai 18 tuổi ra mở cửa. Sau đó, người mẹ nhảy lên ôm con trai, con trai cũng quay mẹ một vòng nhìn vô cùng vui vẻ và đầm ấm.

Tuy nhiên, không ít cư dân mạng cho rằng, con trai ở tuổi này không nên gần gũi với mẹ như thế. Nếu hai mẹ con cứ giữ thói quen như vậy, tương lai cuộc hôn nhân của cậu con trai có thể sẽ gặp không ít vấn đề.

Người Trung Quốc xưa có câu rằng: “con trai tránh mẹ, con gái tránh cha”. Thực tế, câu nói này là sự hướng dẫn về giáo dục giới tính để những đứa trẻ ngay từ nhỏ có thể hiểu được sự khác biệt giữa nam và nữ, biết bảo vệ quyền riêng tư và bản thân mình. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ cảm xúc và tính cách, câu nói trên chỉ được coi là đúng một nửa. Tức là, con trai cần tránh mẹ nhưng con gái không cần tránh cha, 

Tại sao con trai lớn cần tránh mẹ?

Khi còn nhỏ, việc bé trai duy trì mối quan hệ mật thiết với mẹ là vô cùng quan trọng. Tình yêu của mẹ rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhưng khi con trai lớn lên, người mẹ cũng phải từ từ buông tay để con dần tự lập và trưởng thành.

Tuy nhiên, vẫn có những bà mẹ quan tâm và bảo bọc con mình quá mức, giúp con giải quyết nhiều vấn đề khác nhau. Vì yêu con, thương con mà họ bọc con mình vào một chiếc kén, sợ con ra ngoài sẽ chịu khổ, chịu vấp ngã. Điều này với các bé trai là vô cùng tai hại, nó chẳng khác nào bẻ đi đôi cánh của con. Trẻ thiếu sự tò mò, khám phá sẽ trở nên phụ thuộc, lười biếng, yếu đuối và ỷ lại.

Khi gặp vấn đề gì, những đứa trẻ này cũng chỉ trực chờ xin ý kiến cha mẹ, sống không có chính kiến, không có trách nhiệm, gặp khó khăn là sẵn sàng đầu hàng, từ bỏ. Chưa kể, con trai khi lớn rồi vẫn quá thân với mẹ có thể trở nên thiếu nam tính.

Bên cạnh đó, con trai quá bám mẹ còn ảnh hưởng đến hôn nhân sau này. Nhiều người mẹ không thể rời được con trai sẽ mong muốn cả chồng và con trai đều phải yêu thương mình, sợ con dâu sẽ cướp con trai mình đi mất. Cũng vì thế, họ tham gia quá sâu vào cuộc sống hôn nhân của con, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc của những người trẻ tuổi.  

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, từ khi 3 tuổi trẻ đã có khả năng nhận thức về giới tính. Khi ý thức này dần nảy mầm, chúng sẽ bắt đầu xác định mình là con trai hay con gái. 

Tại sao con gái không cần rời cha?

Xét về mặt tâm lý, các bé gái thường cảm thấy không an toàn. Người cha chính là người đàn ông đầu tiên trên thế giới giúp con có cảm giác an toàn. Cha cũng là người có ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành, lựa chọn bạn đời và hôn nhân của con.

Nếu quan hệ cha con tốt, con gái sẽ trở nên vui vẻ và tự tin hơn. Con không cần tìm kiếm giá trị của mình trên người khác giới, sau này mối quan hệ hôn nhân cũng dễ dàng điều hòa hơn. Gia đình nào mà con gái thiếu tình thương của cha thường rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp với đàn ông và dễ gặp phải những người đàn ông xấu.

Vì thế, đây cũng là thời điểm cha mẹ cần cẩn trọng hơn trong các mối quan hệ với con cái. “Con trai lớn cần tránh mẹ”, tức là không chỉ rời mẹ về mặt thể chất, mà quan trọng hơn còn phải tách biệt về mặt tâm lý. “Con gái lớn không cần rời cha” là nói về mặt tâm lý, cảm xúc, nhưng về thể chất vẫn cần có sự tách biệt.

Xem thêm: Nằm lòng nguyên tắc giáo dục con cái thông minh: Tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Ngọc Huyền 2022-02-13 16:20

- Cùng tìm hiểu xem vì sao bé luôn bám mẹ, bạn nhé!

Tin liên quan

Khi trẻ ở trong bụng mẹ trong vài tháng thì dây rốn sẽ kết nối tình yêu thương của người mẹ, và mối quan hệ giữa mẹ và con đã tồn tại. Mặc dù dây rốn được cắt sau khi em bé được sinh ra, nhưng mối liên kết tự nhiên giữa em bé và mẹ không dễ bị phá vỡ khi cho con bú.

Theo cơ chế sinh học, người mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu sinh tồn của đứa trẻ kịp thời hơn những người khác. Và đứa trẻ sẽ dựa vào mẹ để được ăn và chăm sóc theo bản năng. Mối liên hệ giữa đứa trẻ và người mẹ có thể yếu đi hoặc tăng cường khi đứa trẻ lớn lên. Tất nhiên, nó cũng có thể yếu đi hoặc tăng cường trong một khoảng thời gian, đó là điều bình thường.

Vì vậy, việc trẻ nhỏ bám mẹ là điều bình thường, mẹ đừng ngạc nhiên. Ngay cả những đứa trẻ ở độ tuổi mẫu giáo [thường từ 3 đến 6 tuổi] còn đang trong giai đoạn còn non yếu, chưa cân bằng về thể chất và tinh thần thì mối quan hệ giữa chúng với mẹ vẫn rất khăng khít.

Xác nhận thông tin bảo mật

Nhiều mẹ sẽ thấy trước khi ra ngoài, đứa trẻ sẽ quấy khóc và không muốn mẹ rời đi. Thực tế, bé bám mẹ là cần mẹ xác nhận thông tin an toàn trước khi ra ngoài. Nếu một người mẹ nói với con mình rằng “Mẹ đi rồi, con đừng khóc, mẹ sẽ nuôi con như thế nào nếu mẹ không đi làm”, những lời như vậy sẽ chỉ làm cho đứa trẻ thêm buồn và tội lỗi. Trước khi mẹ đi, đứa trẻ cần một “viên thuốc trấn an” từ người mẹ. Trước khi đi làm, mẹ chỉ cần dặn trẻ: “Mẹ đi làm, khoảng 5 giờ chiều về đến nhà, con ngủ trưa rồi chơi thì mẹ về”. Vì vậy, trước khi ra ngoài, mẹ hãy cho bé biết mình sẽ đi đâu và thời gian ước chừng bạn sẽ quay lại theo cách mà trẻ có thể hiểu được.

Tìm kiếm sự đồng hành

Một số bà mẹ đã phàn nàn như thế này: “Tôi thường đi cùng con tôi, nhưng nó dường như bám tôi hơn! Điều gì đã xảy ra?” Bé bám mẹ vì muốn mẹ đồng hành. Đó là giao tiếp từ trái tim đến trái tim, không chỉ bao gồm giao tiếp bằng mắt chân thành, tương tác ngôn ngữ mà còn cả sự chung sống tự nhiên. Những ánh mắt khích lệ, những lời động viên nhẹ nhàng và những cái chạm tay ân cần của người mẹ đều có thể giúp bé được nhận sự đồng hành.

Tìm thấy tình yêu và sự tự tin

Mô hình mối quan hệ giữa các cá nhân của Erickson chia cuộc sống của con người thành 7 giai đoạn, trong đó trẻ em ở giai đoạn thứ hai [khoảng 2 đến 5 tuổi] là giai đoạn vừa tự tin vừa xấu hổ. Trẻ dần nhận ra mình là một cá thể độc lập và bắt đầu muốn khám phá thế giới. Trong giai đoạn này bé tự tin nhưng cũng tự ti, trong lòng luôn nghi ngờ liệu mình có được công nhận và yêu thương hay không.

Vì vậy, trẻ trong giai đoạn này có xu hướng dựa dẫm vào mẹ nhiều hơn, điều này khiến trẻ như được trở về trong bụng mẹ, thật ấm áp và an toàn. Mẹ giống như một trạm sạc cho con cái, nơi an nghỉ vĩnh hằng của chúng và là nguồn cung cấp năng lượng vĩnh cửu.

Trên đời không có hai chiếc lá giống nhau, và không có hai đứa trẻ giống hệt nhau. Có thể có nhiều lý do khác nhau khiến bé bám mẹ. Đó có thể là sự kết nối thể xác, tìm kiếm cảm giác an toàn hoặc có thể trẻ không được đồng hành và hy vọng có được tình yêu thương và sự tự tin.

Ngọc Huyền – Theo sohu

Video liên quan

Chủ Đề