Tại sao bà bầu bị táo bón

Táo bón luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gián tiếp tác động đến thai nhi. Vậy mẹ bầu bị táo bón cần phải làm gi? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

1.    Chứng táo bón thai kỳ là gì?

    Táo bón thai kỳ là hiện tượng thường gặp khi mang bầu bởi lúc này dạ dày và hệ thống đường ruột bị chèn ép dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa. Chứng táo bón có thể khiến mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, bé sinh ra có thể nhẹ cân, còi cọc. Thậm chí, nếu mẹ dùng lực quá mạnh khi đi vệ sinh trong thời gian dài, dễ gây sảy thai, sinh non. 
    Ngoài ra, khi các chất độc, chất thải bị tích tụ lâu trong ruột mà không được đào thải ra ngoài sẽ bị hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.


Táo bón khi mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi

2.    Mang thai bao lâu thì bị táo bón?

    Chứng táo bón thai kỳ thường dễ xảy ra vào khoảng thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất. Bệnh khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi, ăn không ngon miệng. 
    Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là bạn có thể hoàn toàn đẩy lùi nỗi lo táo bón bằng một chế độ ăn uống khoa học và tập thể dục đều đặn.

3.    Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

  

 Bệnh táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của các mẹ bầu mà còn khiến chị em luôn trong tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mỏi mệt, chán ăn, ăn không tiêu, ợ hơi,... Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến em bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai như đã nói ở trên.     Bên cạnh đó, những chất độc hại tích tụ lâu trong ruột không được đào thải ra bên ngoài có thể ngấm vào máu, truyền đến thai nhi, gây hại cho em bé, khiến bé bị dị tật bẩm sinh, hoặc nguy hiểm hơn là thai chết lưu.     Về lâu dài, nếu tình trạng táo bón của chị em không được cải thiện thì rất dễ khiến mẹ bầu mắc phải các bệnh lý như trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng,... cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

    Chính vì vậy, ngay khi có những triệu chứng của bệnh táo bón, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống và vận động để hạn chế rủi ro cho cả mẹ và bé.    

4.    Tại sao phụ nữ thường bị táo bón khi mang thai?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em mắc chứng táo bón thai kỳ, một trong những lý do phổ biến có thể kể đến như:
Khi mang thai, hormone của mẹ thay đổi, đặc biệt là sự tăng tiết progesterone gây cản trở chức năng của hệ tiêu hóa, giảm nhu động ruột, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài cơ thể kém hơn. Thời gian đầu mang thai, mẹ thường cẩn thận, giữ gìn, ít vận động, hạn chế đi lại, khiến vấn đề táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Một số mẹ bầu bị nghén nặng, không ăn uống được nhiều hoặc ăn quá ít chất xơ, không đủ nhu động ruột di chuyển chất thải. Trong suốt thời gian thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm sắt và canxi, đây cũng là một trong những lý do gây nên hiện tượng táo bón.


Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp tránh tình trạng táo bón

Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón còn có thể do một số nguyên nhân khác như việc nôn nghén quá nhiều, làm giảm lượng nước tuần hoàn trong cơ thể, một số thực phẩm như phô mai, sữa, thịt đỏ,... cũng làm trầm trọng hóa vấn đề táo bón. 
Nếu bị táo bón khi mang thai quá nặng, mẹ bầg có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân vì chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử  dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đang cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói giúp chăm sóc sức khỏe mẹ bầu toàn diện, hạn chế các vấn đề thường gặp trong thai kỳ như chứng táo bón. Để biết thêm thông tin về dịch vụ, quý khách hàng quan tâm xin liên hệ theo số Hotline 091 585 0770Tổng đài 1900 599 858

Trong quá trình thai kỳ thì hầu như bà bầu thường gặp phải tình trạng táo bón. Biểu hiện của bệnh không quá trầm trọng nên khiến nhiều bà bầu và gia đình chủ quan. Bởi thế mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

1.    Hiện tượng táo bón thai kỳ là gì?

Trong thời kỳ mang thai, do rối loạn chức năng đường ruột nên nhiều mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón. Những mẹ bầu khi mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sẩy thai. Hơn nữa, các chất độc [như phenol, amoniac, indol…trong chất thải] bị tích tụ lâu trong ruột. Sau đó nó bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.


Mẹ bầu nên chú ý về hiện tượng táo bón trong thai kỳ

2.    Nguyên nhân gây nên táo bón ở bà bầu:

Sự thiếu hiểu biết về căn bệnh táo bón ở bà bầu, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến việc điều trị sai, làm bệnh thêm trầm trọng. Một vài nguyên nhân táo bón ở bà bầu: - Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn. - Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn. - Thai phụ bị mất nước do nôn nghén trong ba tháng đầu, gây chứng táo bón - Bà bầu rất dễ lười vận động, đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Điều này cũng dẫn đến táo bón ở bà bầu. - Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này này cũng sẽ gây táo bón. - Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao. - Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.

- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.

3.    Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và có thể là nguyên nhân góp phần gây ra xảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, ...
Táo bón nói chung và táo bón ở bà bầu nói riêng là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,... Cảm giác khi ấy rất khó chịu, cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn,..., táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn,... Tất cả làm ảnh hưởng rất không tốt đến cả mẹ và thai nhi.


Cần theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe với hiện tượng táo bón ở bà bầu 

Ngoài ra còn có một số hậu quả khó lường mà bạn cần biết nếu đang mắc căn bệnh táo bón trong thai kỳ: - Khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non. - Các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol... nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược. - Tâm lý người mẹ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.

- Suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.

4.    Phương pháp phòng tránh táo bón ở mẹ bầu:

Mẹ bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:

  • Uống nhiều nước hơn. Mỗi ngày uống đủ lượng 2,5 - 3 lít để dễ đi ngoài hơn
  • Bổ sung probiotic và prebiotic để tăng sức đề kháng với vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình lên men tại ruột già
  • Ngưng sử dụng thuốc, đồ ăn nhuận tràng, dầu khoáng
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh
  • Thay đổi tư thế ngồi khi đi ngoài: Nghiêng người về phía trước và chống khuỷu tay trên đầu gối
  • Sử dụng dung dịch thụt tháo, nhét hậu môn hay dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ
  • Vận động nhẹ nhàng như đi bơi,đi bộ, yoga trong thời gian có thai
  • Tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ để không bị rối loạn tiêu hóa, gây táo bón
  •  Giảm căng thẳng, bởi tâm trạng căng thẳng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên các mẹ bầu cần tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi như phomai, ngũ cốc, nước ép,... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón.
Như vậy, những kiến thức bổ ích về triệu chứng táo bón ở mẹ bầu sẽ giúp các mẹ bầu nhanh chóng vượt qua căn bệnh khó chịu này. Rất ít người quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc bệnh này trong thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu cần thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có được những lời khuyên và cách chữa trị đúng đắn cho cả mẹ và con.

Thấu hiểu những khó khăn vất vả trong thai kỳ của các mẹ, đồng thời mong muốn được đồng hành cùng mẹ và bé trên bước đường phát triển đầu tiên, từ ngày 02/11 - 23/11, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng ưu đãi cực hấp dẫn:

- Giảm 15% gói thai sản; 

- Giảm 20% gói thai sản cơ bản với khách hàng đăng ký gói Luxury [điều kiện phải thanh toán đủ gói Luxury]; 

- Tặng bộ quà sơ sinh cho mẹ và bé trị giá 1 triệu đồng; 

- Tặng bộ ảnh ngày con chào đời cho cả gia đình;

- Miễn phí giường sopha [giường gấp] cho người nhà.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những địa chỉ y tế uy tín được không ít các mẹ bầu tin cậy. Dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia Sản phụ khoa đầu ngành Hàn Quốc, với các phương pháp y khoa tiên tiến nhất hiện nay:

- Kẹp dây rốn  chậm, giúp giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột cho bé.

- Da tiếp da giúp kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé.

- Tia plasma lạnh sau sinh giúp giảm thiểu tối đa những đau đớn mẹ gặp phải.

- Tận hưởng không gian nghỉ dưỡng riêng tư và môi trường thăm khám đạt chuẩn dịch vụ y tế 5 sao.

- Chế độ chăm sóc từ trước khi sinh, trong khi sinh cho tới sau sinh giúp mẹ phục hồi nhanh chóng.

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Video liên quan

Chủ Đề