Sức mua của tiền thay đổi như thế nào

Bộ đề thi trắc nghiệm [có đáp án] môn Kinh tế vĩ mô. Nội dung bao gồm 788 câu hỏi trắc nghiệm [kèm đáp án] được phân thành 8 phần như sau:

Các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày [lỗi chính tả, dấu câu…] và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm. Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 6 gồm 99 câu trắc nghiệm + đáp án bên dưới.

MACRO_2_P6_1: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 1.000. Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 3 ● 4 ○ 5

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_2: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 20%; Cung tiền [tỉ đồng] 3.000. Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ● 1.000 tỉ đồng. ○ 600 tỉ đồng. ○ 3.000 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_3: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 2.000; Với số liệu trên, cung tiền là: ○ 6.000 tỉ đồng. ● 8.000 tỉ đồng. ○ 10.000 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_4: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr]20%; Cung tiền [tỉ đồng] 6.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ● 3 ○ 4 ○ 5

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_5: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 30%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 41915 ● 2 ○ 2,5

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_6: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 7%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 5.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ● 4,1 ○ 4,3 ○ 14,3

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_7: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 5 ● 5,5 ○ 10

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_8: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cung tiền [tỉ đồng] 14.000; Với số liệu trên, số nhân tiền là: ○ 10 ○ 2,5 ● 2,8

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_9: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 1.000; Với số liệu trê, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần: ○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ. ○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ. ○ Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

● Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_10: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 20%; Cung tiền [tỉ đồng] 3.000; Với số liệu trên, muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần: ○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. ● Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. ○ Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

○ Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ

MACRO_2_P6_11: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 2.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần: ○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ. ○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ. ● Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

○ Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_12: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 20%; Cung tiền [tỉ đồng] 6.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ○ 1.500 tỉ đồng. ● 2.000 tỉ đồng. ○ 6.000 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_13: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 30%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 5.000; Với số liệu trên, muốn giảm bớt cung tiền 1 tỉ đồng NHTW cần: ○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. ○ Bán 1 tỉ triệu đồng trái phiếu chính phủ. ○ Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

● Bán 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

MACRO_2_P6_14: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 7%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 5.000; Với số liệu trên, cung tiền là: ○ 5.000 tỉ đồng. ● 20.500 tỉ đồng. ○ 21.500 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_15: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 30%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 10.000; Với số liệu trên, muốn tăng cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần: ○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. ○ Bán 1 tỉ đồng đồng trái phiếu chính phủ. ● Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_16: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 23%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 7%; Cung tiền [tỉ đồng] 41.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền là: ● 10.000 tỉ đồng. ○ 41.000 tỉ đồng. ○ 20.500 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_17: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cung tiền [tỉ đồng] 14.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ là: ○ 1.400 tỉ đồng. ● 5.000 tỉ đồng. ○ 5.600 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_18: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Với số liệu trên, giả sử NHNW bán 600 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra lượng cung tiền: ○ Cung tiền tăng 600 tỉ đồng. ○ Cung tiền tăng 3.300 tỉ đồng. ● Cung tiền giảm 3.300 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_19: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 40%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Với số liệu trên, giả sử NHTW mua 100 tỉ đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra với lượng cung tiền: ○ Cung tiền tăng 250 tỉ đồng. ● Cung tiền tăng 280 tỉ đồng. ○ Cung tiền tăng 1.000 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_20: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 10%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cung tiền [tỉ đồng] 22.000; Với số liệu trên, cơ sở tiền tệ của nền kinh tế là: ○ 2.200 tỉ đồng. ○ 4.400 tỉ đồng. ● 4.000 tỉ đồng.

○ Không phải các kết quả trên.


MACRO_2_P6_21: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 10%; Cơ sở tiền tệ [tỉ đồng] 1.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn giảm lượng cung tiền, NHTW cần: ○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. ● Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. ○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.

○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộclà 40%.

MACRO_2_P6_22: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 20%; Cung tiền [tỉ đồng] 3.000; Với số liệu ở trên, điều gì xảy ra với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%: ○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng. ○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm. ● Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.

○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.

MACRO_2_P6_23: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi [cr] 20%; Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM [rr] 20%; Cung tiền [tỉ đồng] 6.000; Với số liệu ở trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền, NHTW cần: ● Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. ○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%. ○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.

○ Không phải các kết quả trên.

MACRO_2_P6_24: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của: ○ Giá cả của một số loại hàng hóa thiết yếu. ○ Tiền lương trả cho công nhân. ● Mức giá chung.

○ GDP danh nghĩa.

MACRO_2_P6_25: Giảm phát xảy ra khi: ○ Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể. ○ Tỉ lệ lạm phát giảm. ○ Mức giá chung ổn định

● Mức giá chung giảm.

MACRO_2_P6_26: Sức mua của tiền thay đổi: ○ Tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát. ● Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát. ○ Không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát.

○ Khi cung về vàng thay đổi.

MACRO_2_P6_27: Nếu mức giá tăng nhanh hơn thu nhập danh nghĩa của bạn và mọi thứ khác vẫn như cũ, thì mức sống của bạn sẽ: ● Giảm. ○ Tăng. ○ Không thay đổi.

○ Chỉ không thay đổi khi mức giá tăng với tỉ lệ ổn định hàng năm.

MACRO_2_P6_28: Giả sử rằng mọi người dự đoán rằng tỉ lệ lạm phát là 10%. Nhưng trên thực tế lạm phát chỉ là 8%. Trong trường hợp này: ○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 8%. ○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 10% ○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 2%.

● Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là -2%.

MACRO_2_P6_29: Lạm phát được dự tính trước: ○ Gây ra nhiều tổn thất hơn so với lạm phát không được dự tính trước. ○ Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm. ● Không gây ra nhiều tổn thất như trong trường hợp lạm phát không được dự tính trước.

○ Làm tăng lãi suất ít hơn so với lạm phát không được dự tính trước.

MACRO_2_P6_30: Lạm phát cao hơn mức được dự tính trước có xu hướng phân phối lại thu nhập theo hướng có lợi cho: ○ Những người có thu nhập cố định. ○ Những người cho vay theo lãi suất được ấn định trước. ● Những ngườiđi vay theo lãi suất được ấn định trước.

○ Những người tiết kiệm.

MACRO_2_P6_31: Một sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát hoàn toàn được dự tính trước: ● Không gây tác hại lớn bởi vì hợp đồng về các biến danh nghĩa có thể được điều chỉnh thích ứng. ○ Có lợi cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp. ○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay.

MACRO_2_P6_32: Nhận định nào dưới đây là sai? ○ Khi tỉ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng nội tệ giảm. ○ Lạm phát không được dự kiến trước gây ra phân phối lại thu nhập và của cải. ○ Lạm phát cao hơn được dự kiến trước có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

● Khi tỉ lệ lạm phát là dương, mọi người chi ít tiền hơn.

MACRO_2_P6_33: Mức sống giảm xảy ra khi: ○ Thu nhập bằng tiền giảm. ○ CPI tăng. ● Tốc độ giảm giá chậm hơn tốc độ giảm thu nhập bằng tiền.

○ Tốc độ tăng giá chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bằng tiền.

MACRO_2_P6_34: Tỉ lệ lạm phát được dự kiến trước gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì nó: ○ Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch. ○ Làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. ● Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.

○ Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.

MACRO_2_P6_35: Nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ: ○ Lớn hơn 0. ○ Không âm. ● Nhỏ hơn 0.

○ Không dương.

MACRO_2_P6_36: Điều nào dưới đây là nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo: ● Tăng chi tiêu chính phủ cách phát hành tiền. ○ Giá dầu thế giới tăng. ○ Tăng thuế giá trị gia tăng [VAT].

○ Giảm xu hướng tiêu dùng cận biên của các hộ gia đình.

MACRO_2_P6_37: Trong trường hợp lạm phát do cầu kéo: ○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng. ○ Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm. ● Lạm phát có xu hướng tăng, trong khi thất nghiệp giảm.

○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

MACRO_2_P6_38: Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy: ● Cả lạm phát và thất nghiệp đều có xu hướng tăng. ○ Thất nghiệp tăng, trong khi lạm phát giảm. ○ Lạm phát tăng, trong khi thất nghiệp giảm.

○ Cả lạm phát và thất nghiệp đều giảm.

MACRO_2_P6_39: Để kiềm chế lạm phát, NHTW cần: ○ Giảm lãi suất ngân hàng. ○ Mua trái phiếu trên thị trường mở. ○ Tăng tốc độ tăng của cung tiền.

● Giảm tốc độ tăng của cung tiền.

MACRO_2_P6_40: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên của: ○ Giá cả của một số loại hàng hóa cụ thể. ○ Lương trả cho công nhân. ● Mức giá chung.

○ GDP danh nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề