Sự khác nhau giữa mt tự nhiên và mt nhân tạo

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Xem lời giải

1. Môi trường nhân tạo là gì?

Môi trường nhân tạo nói chung

Môi trường nói chung luôn bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Trong đó, môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hộ trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

– Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người, con người tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.

– Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

Môi trường nhân tạo trong đô thị – một dạng đặc biệt trong thời kỳ đổi mới

Xem thêm: Quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Môi trường nhân tạotrong đô thị là một yếu tố quan trọng tạo nên môi trường đô thị, là tất cả những gì con người tạo ra trong đô thị, bao gồm các thành phần vật chất và phi vật chất.

Các thành phần vật chất gồm các công trình xây dựng theo các chức năng đô thị và không gian đặc biệt như di tích, danh lam thắng cảnh.

Các thành phần phi vật chất bao gồm cách ứng xử, công ăn việc làm và ý thức. Ngoài ra, nó bao gồm kết quả tư duy do hoạt động của con người đưa lại những tư duy đó lại bị ảnh hưởng do tiếng ồn, rung động, từ trường…

– Thành phần vật chất của môi trường nhân tạo

a) Con người tạo nên các chức năng đô thị như sinh hoạt, sản xuất, nghỉ ngơi, đi lại cũng tức là tạo cho mình điều kiện ở, làm việc và nghỉ ngơi giải trí.

Giữa các chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nằm trong chu trình hoạt động hàng ngày của con người. Do đó, con người phải tạo ramôi trường nhân tạodựa trên các mối quan hệ này và luôn hòa đồng với môi trường tự nhiên vì môi trường tự nhiên là nền tảng cho mọi sự sống.

b) Cơ sở hạ tầng:

– Hạ tầng kĩ thuật: là một thành phần củamôi trường nhân tạo, là một bộ phận của hệ sinh thái, có nhiều mối quan hệ khác nhau của môi trường vật lí của đô thị, vùng, các điều kiện quyết định đầu tiên của tự nhiên và hạ tầng kĩ thuật.

Xem thêm: Báo cáo định giá trong định giá tài nguyên môi trường là gì? Hình thức báo cáo

– Hạ tầng xã hội: bao gồm các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học… đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần và vật chất cho con người.

– Thành phần phi vật chất của môi trường nhân tạo

Các thành phần phi vật chất bao gồm kinh tế xã hội, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, cách ứng xử, công ăn việc làm, ý thức cộng đồng và tư duy con người. Nó là kết quả của việc tổ chức cuộc sống đô thị, có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào khung cảnh sống và không gian đô thị do chính con người tạo ra.

Ba vấn đề kinh tế xã hội, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật của môi trường phi vật chất có tính chất quyết định sự phát triển của đô thị. Đối với các đô thị thì sự phát triển kinh tế xã hội có 2 mặt tích cực và tiêu cực.

Mặt tích cực của nó là làm thay đổi cuộc sống và bộ mặt đô thị nhanh chóng, nhưng mặt tiêu cực của nó là càng phát triển sản xuất, càng làm ra nhiều sản phẩm thì càng tiêu thụ nhiều tài nguyên, đời sống của dân đô thị càng cao, càng tiêu thụ nhiều hàng hóa, do đó thải ra môi trường nhiều chất thải hơn.