So sánh gạo lứt đen và gạo lứt huyết rồng

Gạo lứt có ngoại hình giống gạo huyết rồng nhưng tác dụng của chúng lại hoàn toàn khác nhau nên việc nhầm lẫn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn.

Hãy cùng luongthuc.org khám phá sự khác biệt giữa hai loại gạo này nhé.

1. Hình thức giữa chúng có phân biệt được không?

Gạo lứt thường có lớp vỏ ngoài màu nâu. Loại gạo này chính là loại gạo trắng chúng ta ăn hàng ngày hoặc gạo huyết rồng nhưng chỉ được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài.

Gạo lứt huyết rồng giống gạo màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ, gạo nấu cơm thơm ngậy.Nếu gạo huyết rồng chỉ được xay sơ, còn lớp vỏ cám thì sẽ được gọi là gạo lứt huyết rồng.

2. Công dụng của gạo lứt có giống với gạo huyết rồng ?

Vì thành phần dinh dưỡng của từng loại gạo là khác nhau nên chắc chắn công dụng của chúng là hoàn toàn khác biệt.

Gạo lứt có các thành phần như carbohydrate phức. lipid, glucid, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9 có khả năng giúp phòng và chữa bệnh loãng xương, bệnh tiêu hoá, giảm cholesterol, các bệnh về tim mạch và đặc biệt là rất hiệu quả cho những người muốn giảm cân bằng gạo lứt, bệnh nhân đái tháo đường.

Trong khi đó gạo lứt huyết rồng cũng có thành phần gồm nhiều chất chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…các acid như: paraaminobenzoic [PABA], Folic [vitamin M], phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione [GSH], kali và natri giúp giảm nguy cơ và phòng ngừa các căn bệnh như ung thư vú, tim mạch, loãng xương, thoái hoá xương khớp,…Với chỉ số đường huyết cao lên tới 75,1 thì gạo huyết rồng không hề phù hợp với những bệnh nhân đái tháo đường.

Cả hai loại gạo đều có những công dụng riêng, nên khi chọn lựa sản phẩm người mua cần xem xét kĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3. Cách nấu gạo lứt và gạo lứt huyết rồng ra sao?

Vì cấu tạo của hai loại gạo là khác nhau nên cách nấu cũng có sự khác biệt. Vậy làm thế nào để ra được hạt cơm thơm ngon ?
Gạo lứt có cấu tạo rất cứng nên trước khi nấu cần được ngâm kĩ vài tiếng đồng hồ trước khi nấu và khi nấu phải để hầm lâu thì hạt cơm mới dẻo bùi và càng nhai vị càng đậm. Và khi ăn cần nhai kĩ để việc tiêu hoá được dễ dàng hơn.

Trong khi việc nấu gạo huyết rồng lại dễ dàng hơn vì giống gạo không cứng, nên có thể nấu mà không cần ngâm gạo trước, ăn thơm ngon, dẻo và bùi, càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi.

Tóm lại, gạo lứt và gạo lứt huyết rồng là hai loại gạo hoàn toàn khác biệt Luongthuc.org hi vọng bạn sẽ là người tiêu dùng thông minh để lựa chọn loại gạo thật tốt phù hợp với sức khỏe từng thành viên trong gia đình bạn.

  • Xem thêm: Thực đơn giảm cân bằng gạo lứt hiệu quả

GỌI NGAY CHÚNG TÔI QUA HOTLINE 

0979 832 695 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI HHK VIỆT NAM
  • Hotline: 0979 832 695 [lẻ] - 0946 922 686 [sỉ - gọi nhận mẫu miễn phí]
  • Kho gạo Hà Nội: Số 10AQ2, ngõ 106 Nguyễn An Ninh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

[PLO]- Gạo lứt có chỉ số đường huyết trung bình, phù hợp với người tiểu đường, người ăn kiêng, trong khi đó gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết cao.

Hiện nay gạo lứt được biết đến như món ăn lành mạnh cho người ăn kiêng hoặc người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nhiều người dùng đang nhầm lẫn giữa gạo lứt và gạo huyết rồng, gây ra một số tác dụng không mong muốn trong sử dụng.

Gạo lứt thường có nguồn gốc từ các loại gạo thông thường nhưng được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp màng [lớp cám] bao bọc bên ngoài, lớp cám này chứa đầy các chất dinh dưỡng bên trong.


Gạo lứt có thể được làm từ nhiều giống lúa khác nhau, theo công nghệ chà tách vỏ, giữ lại lớp cám. Ảnh: Hà Phương

Gạo lứt có màu nâu đỏ, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta thường ăn hằng ngày.

Trong khi đó gạo huyết rồng là một loại giống lúa cổ truyền, trước đây được trồng nhiều ở Đồng Tháp Mười. Cũng như gạo lứt, gạo huyết rồng có màu nâu đỏ, hạt mẩy hơn hình dáng hạt lúa bình thường và cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.


Gạo huyết rồng là một giống lúa cổ truyền. Ảnh: H.Q

Tuy nhiên theo các chuyên gia, có thể biệt bằng cách bẻ đôi hạt gạo. Với gạo lứt, khi bẻ đôi sẽ thấy vỏ ngoài nâu đỏ lõi trắng, còn vỏ nâu và đỏ lõi đỏ là gạo huyết rồng.

Theo Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, gạo lứt và gạo huyết rồng còn khác nhau về cả thành phần dinh dưỡng, dẫn tới khác nhau về cả công dụng và mục đích sử dụng. Cụ thể, trong gạo lứt chứa chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình, chứa nhiều chất xơ. Nó phù hợp với người bệnh tiểu đường và đối tượng béo phì ăn kiêng, vì giúp cơ thể tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết.

Trong khi đó, gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết khá cao. Do đó loại gạo này không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, vì nếu dùng thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết, gây tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Theo đó loại gạo này tốt cho phụ nữ cho con bú, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng...

H. QUYÊN

Có nhiều loại gạo lứt khác nhau. Việc thay đổi chế độ ăn với nhiều loại gạo lứt sẽ cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho các thành viên trong gia đình.

Gạo lứt là loại gạo trắng nhưng vẫn còn nguyên lớp cám bên ngoài. Lớp cám này có nhiều dưỡng chất nên gạo lứt được coi là lựa chọn lành mạnh hơn so với gạo trắng. Gạo lứt ăn có tác dụng gì? Loại gạo này giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cải thiện hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Gạo lứt giúp cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.

XEM THÊM: Ăn gạo lứt có tốt và có giảm cân không?

Có bao nhiêu loại gạo lứt? Có nhiều loại gạo lứt mà người dùng có thể lựa chọn để thêm vào trong thực đơn dinh dưỡng của gia đình mình. Đó là gạo lứt huyết rồng, gạo lứt hữu cơ, gạo lứt tím than, gạo lứt nếp, gạo lứt đen,... Các loại gạo này giúp thực đơn mỗi ngày của gia đình thêm phong phú và bắt mắt hơn.


Có các tiêu chí phân loại gạo lứt như sau:

2.1 Phân loại theo chất gạo

Gồm có gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.

Gạo lứt tẻ

Giống với các loại gạo nấu cơm hằng ngày và chỉ có điểm khác là gạo lứt vẫn còn lớp cám màu ngà bên ngoài. Gạo lứt tẻ có nhiều loại khác nhau: Gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài.

Gạo lứt tẻ với màu cám màu ngà bên ngoài dễ dàng nhận biết

Khi nấu cơm gạo lứt tẻ, cần ngâm gạo trước để rút ngắn thời gian nấu và giúp tiêu hóa dễ hơn. Khi nấu, cần vo gạo kỹ, đổ nước vào nồi cơm với tỷ lệ nước : gạo là 2:1. Sau đó bật nồi ở chế độ nấu gạo lứt. Cách nấu từng loại gạo lứt như sau:

  • Gạo lứt hạt ngắn là các hạt nhỏ, có kết cấu khá dính khi nấu chín [phù hợp với các món tráng miệng hoặc bánh gạo]. Gạo cần ngâm qua đêm, thời gian nấu khoảng 25 phút;
  • Gạo lứt hạt vừa có hạt to và đầy đặn hơn so với loại hạt nhỏ. Khi nấu chín, cơm ẩm và mềm hơn nên loại gạo này thích hợp dùng cho các món súp hay món ăn phụ. Để chế biến, cần ngâm gạo ít nhất 4 giờ, nấu trong khoảng 15 - 20 phút;
  • Gạo lứt hạt dài là loại gạo lứt quen thuộc nhất, hơi cứng hơn gạo thường. Gạo lứt hạt dài được sử dụng trong nhiều món ăn, đặc biệt là cơm. Gạo cần nấu trong khoảng 45 phút.

Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp có nguồn gốc từ các giống nếp khác nhau như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than, nếp ngỗng,... Gạo thường dẻo, có thể dùng nấu xôi, chè hoặc làm bánh. Gạo lứt nếp cũng có thể dùng để nấu rượu nếp.

XEM THÊM: Các loại gạo khác nhau và cách sử dụng phù hợp

2.2 Phân loại theo màu sắc

Gạo lứt thường có 3 màu chính là trắng ngà, đỏ và đen. Màu sắc của gạo do lớp vỏ cám bên ngoài quyết định. Cụ thể:

Gạo lứt trắng

Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất, thích hợp với nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Gạo lứt đỏ

Gạo thường có màu đỏ nâu và khi nấu chín khá dẻo. Gạo lứt đỏ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid,... Loại lương thực này thích hợp với người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người lớn tuổi, người ăn chay, bệnh nhân đái tháo đường,...

Gạo lứt đỏ chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho người dùng

Khi mua gạo lứt đỏ, cần phân biệt loại gạo này với gạo huyết rồng vì tác dụng của chúng khác nhau. Chỉ số đường huyết của gạo lứt đỏ ở mức trung bình, không làm đường huyết tăng cao sau ăn. Ngược lại, chỉ số đường huyết của gạo huyết rồng khá cao nên nó không thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.

Gạo lứt đen

Gạo lứt đen [gạo lứt tím than] có chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, đồng thời rất ít đường. Bên cạnh đó, gạo lứt đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Do đó, đây là loại lương thực rất lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

Có nhiều loại gạo lứt khác nhau và chúng đều rất giàu dưỡng chất. Các gia đình nên đa dạng hóa loại lương thực này trong thực đơn hằng ngày để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: livestrong.com, saveur.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề