Sự khác nhau về tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất

Em hãy lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo ý tưởng của mình.

4. Em hãy lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo ý tưởng của mình.

Bài làm:

Nội dung
Giống nhau
  • Bùng nổ từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
  • Tính chất phi nghĩa, gây tổn hại nặng nề đế nhân loại.
  • Chiến tranh kết thúc, cả những nước thắng trận và thua trận đều phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
Khác nhau
  • Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh [Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a]. Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít [Đức, Nhật, I-ta-li-a].
  • Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô, Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ hòa bình thế giới.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản tham chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai có cả sự tham gia của phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Liên Xô.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới được quy định trong hòa ước Vecsai – Oasinhton, Chiến tranh thế giới thứ hai thì trật tự thế giới là trật tự hai cực lanta Xô – Mĩ.

Như vậy, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là sự tham chiến của Liên Xô.

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được chia làm 2 giai đoạn:

+ Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu [Giai đoạn 1939 – 1941]: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

+ Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn sau [Giai đoạn 1941 – 1945]: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

Tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2:

1.Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.

+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [1929-1933] đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.

2. Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Ita-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la..

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

3. Vai trò của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

+ Liên Xô, Mĩ và Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức [thời gian 1944 – 1945]. Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Mĩ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Philippin.

+ Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá huỷ lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm hoạ chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Lập bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai là hai cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử thế giới và để lại rất nhiều bài học sâu sắc.

Vậy chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai có điểm gì giống và khác nhau? Mời các bạn lớp 8 hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây để nắm được toàn bộ kiến thức về 2 cuộc chiến tranh này nhé. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để học tốt môn lịch sử.

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai đầy đủ

Đề bài: So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai

So sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

*Giống nhau

  • Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ.
  • Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.
  • Cả hai cuộc chiến tranh kết thúc thì tất cả tham chiến đều phải gánh chịu những hậu quả, tổn thất hết sức nặng nề, cụ thể là thiệt hại về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

*Khác nhau

- Phe tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của phe Liên Minh – phe Hiệp ước. Phe Liên minh gồm Đức, Áo Hung, I-ta-li-a và phe Hiệp ước gồm: Anh, Pháp, Nga.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai với sự tham gia của phe Phát xít – phe Đồng minh. Phe phát xít dẫn đầu là Đức, Italia, Nhật Bản. Phe đồng minh dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ.

- Thành phần các nước tham chiến:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa [Liên Xô]

- Phạm vi, quy mô

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia;

- Tính chất

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

- Hậu quả:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới.

Lập bảng so sánh chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai

Nội dung

Giống nhau

- Bùng nổ từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

- Tính chất phi nghĩa, gây tổn hại nặng nề đế nhân loại.

- Chiến tranh kết thúc, cả những nước thắng trận và thua trận đều phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

Khác nhau

- Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh [Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a]. Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít [Đức, Nhật, I-ta-li-a].

- Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô, Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ hòa bình thế giới.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản tham chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai có cả sự tham gia của phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Liên Xô.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới được quy định trong hòa ước Vecsai – Oasinhton, Chiến tranh thế giới thứ hai thì trật tự thế giới là trật tự hai cực lanta Xô – Mĩ.

Như vậy, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là sự tham chiến của Liên Xô.

Xem thêm: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

Cập nhật: 26/10/2021

Video liên quan

Chủ Đề