Sáng kiến kinh nghiệm về phát triển du lịch

Trong phiên chuyên đề thảo luận về chính sách, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch diễn ra sáng nay tại thị xã Cửa Lò trong chương trình Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp đã bày tỏ quan điểm, định hướng phục hồi và phát triển du lịch ngành kinh tế non trẻ nhưng đầy triển vọng.

Các diễn giả trao đổi trong phiên chuyên đề tại Hội thảo

Du lịch phải đảm bảo 3 điều kiện để khôi phục

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Hà Văn Siêu cho rằng để du lịch phát triển phải đảm bảo An toàn mở - đồng bộ

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Hà Văn Siêu thì để du lịch khôi phục thì phải đảm bảo 3 điều kiện An toàn mở - đồng bộ. Vấn đề cần thiết hiện nay là phải xây dựng và hình thành điểm đến an toàn cho du khách có như vậy khách du lịch mới có mong muốn trở lại các điểm du lịch. Cùng với đó, phải có các chính sách mở cho doanh nghiệp phát triển; mở ca hàng không, mở cửa các cửa khẩu để thu hút các du khách đến. Để khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thì không thể cách ly du khách mà chỉ thực hiện theo dõi sức khỏe đối với du khách thì mới thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách phòng, chống dịch COVID-19 phải nhất quán, đồng bộ giữa các địa phương trong toàn quốc.

Bên cạnh đó, cần phải cơ cấu lại ngành Du lịch theo xu hướng mới. Phải xây dựng các sản phẩm du lịch sạch, thiên nhiên và du lịch chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm du lịch phải đa dạng, trải nghiệm sâu, giá trị hiệu quả. Đồng thời khai thác văn hóa Việt Nam đưa vào du lịch, đây là thế mạnh của Việt Nam, đây là tài nguyên vô tận. Phát triển kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn.

Ông Phùng Quang Thắng Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist đề nghị cần xây dựng các tuyến du lịch an toàn, du lịch xanh

Ông Phùng Quang Thắng Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist cho rằng thời điểm hiện nay chính là thời điểm ngành du lịch bước sang giai đoạn mới. Để phục hồi nhanh ngành Du lịch thì mọi hoạt động du lịch phải đảm bảo an toàn. Mức độ phục hồi của du lịch phụ thuộc vào mức độ dễ dàng di chuyển của du khách. Trong quá trình di chuyển nếu đảm bảo thực hiện đầy đủ 5K và tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ thì việc di chuyển của du khách sẽ đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó cần xây dựng các tuyến du lịch an toàn, du lịch xanh. Trong bối cảnh hiện nay, du khách nội địa đang hướng đến du lịch nghỉ dưỡng. Đối với du khách quốc tế cần mở cửa quốc tế, mở các tour du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các tour du lịch văn hóa; kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với du lịch văn hóa.

Phục hồi du lịch thì doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy cần có chương trình đánh giá năng lực các doanh nghiệp du lịch để có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chính xác, đúng và hiệu quả.

PGS, TS Phạm Trương Hoàng Trưởng khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng để phát triển du lịch thì cần vượt qua nỗi sợ COVID-19

Theo PGS, TS Phạm Trương Hoàng Trưởng khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân thì để du lịch phát triển cần vượt qua nỗi sợ của dịch COVID-19 đặc biệt đối với du khách, phải thay đổi cách tuyên truyền cho du khách nhận thấy hiện nay du lịch an toàn. Các cơ quan chuyên môn cần xây dựng bộ tiêu chuẩn an toàn phòng chống dịch COVID-19 được áp dụng tại các điểm đến, các địa phương. Xây dựng các tour du lịch ngắn ngày để tập cho du khách bớt sợ COVID-19. Xây dựng các cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở,... để khởi động, kích hoạt lại ngành Du lịch

Cần đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào lĩnh vực được hưởng chính sách ưu đãi thuế

Bà Nguyễn Thị Cúc Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế trao đổi

Nói về câu chuyện thuế phí dưới góc nhìn không xem thuế là nguồn thu mà là nguồn lực, đòn bẩy để phát triển; với kinh nghiệm của người có 48 năm làm việc trong ngành Thuế, bà Nguyễn Thị Cúc Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế bày tỏ đồng thuận với đề xuất kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp. Có thế xóa tiền thuế, tiền thuê đất chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm. Cùng với đó, giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án từ cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích đất không gian cảnh quan để thúc đẩy du lịch phát triển. Trong đó, cần phân biệt đơn giá thuê đất đối với đất thực tế có cơ sở hạ tầng, đất lưu không, cây xanh, mặt nước, cảnh quan. Giá thuê đất đối với diện tích đất này chỉ nên bằng khoảng 30-50% đất thực tế hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch.

Theo bà Cúc, cần đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào lĩnh vực được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi theo thuế suất thấp hơn thuế suất phổ thông 20%; không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phí phục vụ du lịch; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định với hoạt động kinh doanh du lịch, không hạn chế doanh thu thực tế và doanh thu so với năm trước.

Ông Cao Trí Dũng Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng trao đổi

Trao đổi tại hội thảo, ông Cao Trí Dũng Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh, vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay là làm sao để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch không bị đóng cửa, phá sản, có thể trụ vững và phục hồi. Ông Cao Trí Dũng cho rằng Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 cho giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 với điều kiện doanh thu không quá 200 tỷ đồng là không công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện nay quá khó khăn, kiệt quệ không còn sức chống chịu nếu không kịp thời điều chỉnh về chính sách này thì khả năng doanh nghiệp phải đóng cửa và phá sản.

Về phục hồi du lịch, theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kịch bản khả quan nhất phải đến năm 2024 du lịch Việt Nam mới bắt kịp tăng trưởng của năm 2019. Ông mong muốn phải có cạnh tranh quốc gia, cần phải trao đổi song phương với các nước trên thế giới. Doanh nghiệp sẵn sàng sản phẩm nhưng không có nguồn lực, để giúp doanh nghiệp có nguồn lực cần phải có Quỹ xúc tiến hoạt động du lịch, do đó đề nghị cho phép thành lập Quỹ và sớm kích hoạt hoạt động quỹ này.

Quỳnh - Thúy

Video liên quan

Chủ Đề