Phế quản ở đâu

SKĐS - Thời tiết giao mùa, nhất là ở các tỉnh miền Bắc tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp tăng cao. Phổ biến là cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi... Trong đó viêm phế quản cấp là hay gặp nhất.


Viêm phế quản cấp là gì?
Phế là phổi, quản là cái ống, phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi. Hệ thống phế quản trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Trong đó có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và trái. Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm...

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Viêm phế quản cấp thường là do virut, vi khuẩn. Các virut hay gặp gồm: Adenovirus, corona virus, virut cúm A, B, metapneumovirus, RSV, rhinovirus... Vi khuẩn hiếm gặp hơn có thể là: Ho gà, chlamydia pneumonia, mycoplasma pneumonia...
Cũng như các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp phổ biến nhất, viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết [nước mũi, nước miếng, đờm...] mà người bệnh thải ra, người khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi.
Mùa đông xuân là mùa có thời tiết thích hợp cho sự phát triển của virut nên đỉnh cao của bệnh rơi vào mùa này.


Dấu hiệu của viêm phế quản
Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng khi hỏi bệnh và thăm khám nếu cần thiết có thể chỉ định một số xét nghiệm khác nhau.
Ho: Là một triệu chứng không đặc hiệu, nó thể hiện có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi. Tuy nhiên với các nhà lâm sàng có kinh nghiệm có thể nghe tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp. Ho có thể là ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng...
Sốt: Sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.
Viêm long hô hấp trên: Sổ mũi, nghẹt mũi.
Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virut.
Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản... Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng. Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra. Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt. Tiếng khò khè trong bệnh viêm phế quản khác với khò khè trong hen phế quản ở chỗ khò khè này không hoặc đáp ứng kém với thuốc khí dung [salbutamol].
Các triệu chứng khác: Thở nhanh- khó thở ít gặp đối với viêm phế quản thông thường. Nếu có thở nhanh - khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như: Viêm phổi, hen, dị vật đường thở...
Khi khám phổi bác sĩ có thể phát hiện một số tiếng bất thường như: Rale ẩm tạo ra do đờm tiết ra trong lòng phế quản, đờm di chuyển trong lòng ống phế quản mỗi khi không khí di chuyển trong lòng ống tạo thành tiếng. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm như: Công thức máu [tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao so với lứa tuổi là một chỉ điểm của tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn], CRP [là một loại protein phản ứng, nó tăng trong các phản ứng viêm do vi khuẩn], Procalcitonin [là một xét nghiệm chuyên biệt và đặc hiệu hơn CRP trong việc đánh giá tình trạng viêm là do virut hay vi khuẩn], chụp X-quang tim phổi, nội soi phế quản [chỉ nội soi khi tình trạng viêm kéo dài điều trị không thấy thuyên giảm hoặc để phân biệt với nguyên nhân khác]...

Điều trị như thế nào?

Hơn 90% viêm phế quản là do virut do đó trong nhiều trường hợp, viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh.
Liệu pháp kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng, hoặc đờm mủ, hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch; người trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm thêm hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau bệnh nhân nhập viện trong 1 năm trước, có đái tháo đường typ 1 hoặc typ 2, tiền sử suy tim xung huyết, hiện đang dùng corticoid uống.

Điều trị triệu chứng và chăm sóc:

Sốt: Có hai loại thuốc hạ sốt quan trọng là acetaminophen [paracetamol] và ibuprofen. Với ibuprofen chỉ dùng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao [từ 38,5 độ trở lên]. Với những trẻ có bệnh lý tim, phổi, thần kinh... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt. Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em, người bị hen, người bị loét dạ dày - tá tràng.... Lau mát hạ sốt không được khuyến cáo thường quy.
Ho: Ho là một phản xạ có lợi để tống đờm, vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ... Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm. Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm. Người bệnh không nên dùng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.
Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.
Sổ mũi, nghẹt mũi: Không dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông khô mũi vì nguy cơ tác dụng phụ cao. Việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý được khuyến khích. Phun hơi ẩm trong phòng ở có thể giúp giảm khô mũi. Đối với trẻ em, không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không có khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
Thuốc làm loãng đờm: Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ dính của đờm như acetylcystein, bromhexin, carbocystein... Tuy nhiên hiệu quả của những thuốc này ở trẻ em khá hạn chế. Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước. Mà nước bản thân nó đã là thuốc loãng đờm tốt nhất, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là biện một pháp điều trị hỗ trợ quan trọng.
Khí dung thuốc giãn phế quản: Có thể dùng thuốc giãn phế quản khí dung, tuy nhiên chỉ khí dung nếu tình trạng khò khè có cải thiện phần nào sau khí dung, do vậy cần thiết khí dung tại cơ sở y tế và bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của thuốc. Không nên sử dụng các thuốc giãn phế quản đường uống vì hiệu quả thấp mà lại có tác dụng phụ như: run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ mặt...
Thuốc kháng virus: Không khuyến cáo sử dụng thường quy, tuy nhiên bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ tác nhân là virut cúm, thuốc kháng virut cúm nếu cho cần cho sớm trong 36 giờ đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng.
Khoáng chất và vitamin: Vitamin C được chứng minh là không giúp ích gì trong điều trị đợt cấp của viêm nhiễm hô hấp. Kẽm có thể có tác dụng nhưng rất ít và tác dụng phụ của kẽm là gây buồn nôn.
Hầu hết các trường hợp bệnh tự giới hạn và khỏi sau 2-3 tuần. Một số có biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi. Những trường hợp này cần dùng kháng sinh để điều trị.

Phòng bệnh sao cho hiệu quả?

Phòng bệnh viêm phế quản cấp bao gồm: Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, huấn luyện ho [khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng bằng vạt áo]...
Vệ sinh các bề mặt: Vi khuẩn có thể dính trên bề mặt bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, áo quần... do đó cần thiết vệ sinh thường xuyên những vật dụng này.
Uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa đông.
Bổ sung vi chất: Nếu muốn bổ sung kẽm, vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng cường dinh dưỡng: Ăn đa dạng thực phẩm và tiêm phòng vaccin phòng bệnh.

Theo SKĐS.

Viêm phế quản không điều trị sớm sẽ gây ra khó thở

Viêm phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, khi bị viêm, niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra khó thở, ho và có thể kèm theo đờm đặc.

Viêm phế quản được chia thành 2 dạng là cấp tính [≤ 6 tuần] và mạn tính [tái phát thường xuyên trong vòng hơn 2 năm]. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị viêm phế quản , niêm mạc phế quản có thể bị co thắt và gây nên tình trạng khó thở kiểu cơn hen gọi là viêm phế quản dạng hen.

Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn không thể lại di chứng. Nguyên nhân gây bệnh thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.

Triệu chứng của viêm phế quản cấp tính

  • Sốt: Người bệnh có thể không sốt, một số trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Ho:những ngày đầu thường ho khan, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng.
  • Khạc đờm: đờm có thể màu trắng trong hoặc đờm có màu vàng, xanh hoặc đục như mủ.

Viêm phế quản mạn tính

Là tình trạng ho khạc lâu ngày, bệnh diễn tiến nặng thường phải được điều trị đều đặn. Viêm phế quản mạn tính thường do một hoặc nhiều yếu tố như: nhiều đợt viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại nhiều lần, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với khói bụi, nghiện thuốc lá nặng... là những nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mạn.

Triệu chứng của viêm phế quản mạn tính

  • Triệu chứng ban đầu ho và khạc đờm. Ho xảy ra nhiều trong một năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ.
  • Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh…

Điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của viêm phế quản, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Quá trình điều trị như thế nào, dùng thuốc ra sao là phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị viêm phế quản cấp tính

  • Nghỉ ngơi, thư giãn, giữ ấm, bỏ thuốc lá
  • Dùng thuốc giảm ho, thuốc long đờm
  • Bổ sung đủ nước, chất dinh dưỡng
  • Không dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người binh thường. Việc dùng thuốc kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định khi có ho kéo dài, ho khạc đờm mủ rõ. 

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Việc điều trị cần hết sức kiên trì và phải có phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trẻ em, cần hết sức tuân theo yêu cầu của bác sĩ.

Nếu bệnh viêm phế quản mạn tính ở dạng đơn thuần tức là chỉ ho, khạc đờm mức độ vừa phải, đờm không có mủ thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, nếu bệnh có biểu hiện chuyển sang giai đoạn nặng hơn như khó thở, tức ngực thì việc điều trị khỏi hẳn là rất khó.

Hiện nay, điều trị viêm phế quản mạn tính có nhiều cách như: dùng kháng sinh thế hệ mới, thuốc chống viêm trực tiếp vào đường thở. Trong quá trình chữa bệnh không sử dụng thuốc giảm ho bởi có thể gây chất bẩn, di vật, đờm nhầy ứ động lại trong phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nguy hiểm.

Bệnh nhân cũng được khuyên uống nhiều nước để việc cải thiện dấu hiệu ho, khạc đờm nhiều. Có thể dùng thuốc long đờm, thuốc giảm ho,… khi được chỉ định.

Dùng thuốc điều trị viêm phế quản phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa 

Khám và điều trị viêm phế quản ở đâu tốt

Hiện nay ở hầu hết bệnh viện tuyến Huyện, Tỉnh nào đều có thể thăm khám và đều trị bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, với những trường hợp viêm phế quản mạn tính chuyển nặng gây ra biến chứng nguy hiểm thì người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các bệnh viện tuyến trung ương, bởi ở đây có hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Người bệnh tại Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận, khi mắc viêm phế quản có thể đến khám và điều trị tại:

1. Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 6 nhà P - Bệnh viện Bạch Mai - số 78 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 8686 986, số máy lẻ: 3631

Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai thực hiện chức năng khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, tràn dịch màng phổi…

Trung tâm đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật can thiệp trong chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản như:

  • Nội soi phế quản ống mềm chẩn đoán
  • Nội soi phế quản
  • Nội soi phế quản can thiệp
  • Nội soi can thiệp
  • Nội soi phế quản bằng ống soi mềm
  • Nội soi phế quản ống mềm chẩn đoán…

Trung tâm hội tụ những bác sĩ giỏi về Hô hấp như:

  • Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Quý Châu
    • Phó Giám đốc bệnh viện kiêm Giám đốc Trung tâm
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Thị Kim Hạnh
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thu Phương

2. Khoa Hô Hấp - Bệnh viện Phổi Trung ương

  • Địa chỉ: Số 463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

Tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh chủ yếu mắc những bệnh của phổi, phế quản, một loại hình bệnh tật đa dạng, phức tạp, chẩn đoán và điều trị khó.

Các bác sĩ tại khoa ngoài khám chữa bệnh còn tham gia nghiên cứu khoa học và có nhiều đóng góp cho nền y học nước nhà. Hiện khoa được Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc làm Trưởng khoa.

3. Khoa Hô hấp - Dị ứng - Bệnh viện Hữu Nghị

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, khoa ngày càng phát triển đã thực hiện chẩn đoán, điều trị chuyên khoa sâu về chuyên ngành Hô hấp và Dị ứng cho rất nhiều bệnh nhân nội trú và ngoại trú.

Bên cạnh đó khoa cũng đã thực hiện được nhiều kĩ thuật chẩn đoán và thăm dò chức năng trong khám chữa bệnh viêm phế quản như: đo chức năng hô hấp, test phục hồi phế quản, nội soi phế quản,…

4. Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện đa khoa Thu Cúc

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc thực hiện thăm khám và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Với sự đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống phòng Lab sinh học phân tử định lượng virut, máy chụp X quang tim phổi, máy đo chức năng hô hấp, máy xét nghiệm vi khuẩn lao, máy MSCT 64… giúp tầm soát phát hiện chính xác các bệnh lý hô hấp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Chuyên khoa có Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Văn Sáng - với hơn 40 năm kinh nghiệm, sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh về viêm phế quản cấp - mạn tính, viêm phổi…

5. Phòng khám đa khoa Đông Đô

  • Địa chỉ: Số 61, Đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám Đông Đô được thành lập từ năm 2004 với mục đích xây dựng một dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp.

Sau 10 năm hoạt động, phòng khám Đông Đô đã xây dựng thương hiệu và khẳng định chất lượng dịch vụ hoàn hảo với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại.

Bệnh nhân mắc viêm phế quản đến với phòng khám Đông Đô sẽ được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám như:

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Anh
    • Phó giám đốc Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai
    • Chuyên gia hàng đầu về các bệnh lý hô hấp, từng tu nghiệp nhiều năm tại Cộng hòa Pháp
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Đặng Hùng Minh
    • Bác sĩ công tác tại Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai
    • Được đào tạo chuyên sâu về các bệnh lý hô hấp tại Nhật Bản
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Chu Thị Kim Hạnh
    • Phó giám đốc Trung tâm Hô Hấp- Bệnh viện Bạch Mai
    • Chuyên gia hàng đầu về các bệnh lý hô hấp, từng tu nghiệp nhiều năm tại Cộng hòa Pháp, Nga.

6. Bệnh viện 16A Hà Đông

  • Địa chỉ: Lô 150 Khu Giãn Dân, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

Chuyên khoa Ngoại Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp [viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản...] được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Với sự đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc hiện đại như máy sinh hóa, huyết học, hệ thống phòng Lab sinh học phân tử định lượng virut, máy chụp X quang tim phổi, máy đo chức năng hô hấp,… giúp tầm soát phát hiện chính xác các bệnh lý hô hấp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Đội ngũ các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng các trang thiết bị y khoa hiện đại, Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông tin tưởng là lựa chọn hoàn hảo, uy tín cho mọi khách hàng tới thực hiện thăm khám chẩn đoán bệnh lý hô hấp.

Video liên quan

Chủ Đề