Túi ối sớm trong buồng tử cung là gì

Mách mẹ bầu thời gian đi siêu âm có thể nhìn thấy túi thai

[VOH] – Một trong những thắc mắc thường gặp ở các bà bầu lần đầu làm mẹ chính là 'túi thai là gì, túi thai xuất hiện vào tuần thứ mấy của thai kỳ',... Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau.

Có rất nhiều thuật ngữ y học dành cho mẹ bầu mà chỉ khi mang thai mới biết đến. Túi thai chính là một trong những thuật ngữ như vậy. Tuy nhiên, có không ít chị em phụ nữ cảm thấy xa lạ với thuật ngữ này và cũng không biết chính xác nó là bộ phận nào, có chức năng gì đối với sự phát triển của thai nhi.

1. Túi thai là gì?

Túi thai là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất ở lần siêu âm đầu tiên. Đây cũng chính là nơi nuôi dưỡng thai nhi ngay từ khi mới là hợp tử nhỏ xíu cho đến khi bé chào đời.

Hầu hết các mẹ đều chỉ biết quá trình thụ tinh diễn ra thành công sau khi nhận biết được những dấu hiệu có thai sớm nhất. Vấn đề trứng được thụ tinh như thế nào các mẹ chỉ được quan sát trên minh họa chứ không thể biết chính xác.

2. Thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai?

Trong y khoa, trứng được thụ tinh gọi là hợp tử, hợp tử di chuyển đến tử cung của mẹ và bắt đầu tiến vào nội mạc tử cung để làm tổ trong đó. Và thường vào khoảng ngày thứ 17 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể phát hiện ra túi thai bằng phương pháp siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo của người mẹ. Vào thời điểm này, kích thước túi thai khoảng 2 - 3mm.

Khoảng ngày thứ 17 của thai kỳ bác sĩ đã có thể phát hiện ra túi thai bằng phương pháp siêu âm đầu dò [Nguồn: Internet]

Nhiều trường hợp sau 17 ngày vẫn chưa nhìn thấy túi thai thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì thời gian xuất hiện túi thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Mẹ có thể đi kiểm tra lại vào tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, bởi lúc này siêu âm sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Bắt đầu từ tuần thứ 5 - tuần thứ 6 kể từ khi trứng được thụ tinh, túi thai được hình thành

3. Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai?

Khi túi thai đã được hình thành thì quá trình hình thành phôi thai sẽ được diễn ra trong tử cung, lúc này túi thai sẽ có kích thước 18mm và có phôi bên trong. Khi có phôi thai bé sẽ tiếp tục phát triển trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Nhưng sẽ có vài trường hợp siêu âm đầu dò không thấy túi thai, siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai mặc dù túi thai vẫn đang phát triển.

Do một phần phôi thai xuất hiện khá sớm trong giai đoạn thai kỳ nên nhiều chị em phụ nữ không cảm nhận rõ mình đã mang thai, nhưng mẹ bầu cũng nên quá lo lắng vì chỉ là do thai chưa về làm tổ và cần đợi thêm ít ngày nữa đi siêu âm sẽ thấy phôi thai.

4. Tìm hiểu về thuật ngữ Yolksac trong siêu âm

Yolksac là một thuật ngữ liên quan đến quá trình siêu âm thai ở những tuần đầu tiên, cụ thể là siêu âm túi thai. Hiểu đơn giản Yolksac chính là túi noãn hoàng và được hình thành khi hợp tử cấy vào bên trong buồng tử cung sau 5 tuần tuổi.

Đây là yếu tố quyết định sự hoàn tất của một phôi dâu và chuyển thành phôi thai. Nếu siêu âm thấy bên trong túi thai xuất hiện một vòng tròn nhỏ [Yolksac] thì mẹ có thể yên tâm rằng túi thai đã nằm trọn trong buồng tử cung, không sợ và lo lắng là thai nằm ngoài tử cung nữa.

Yolksac là cấu trúc đầu tiên được hình thành để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Yolksac cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai trong thời kỳ đầu khi mà túi thai chưa có phôi và chưa có nhau thai. Thông thường, khi siêu âm thai 5 tuần tuổi đã có thể nhìn thấy được túi noãn hoàng [yolksac] với kích thước khoảng 3 – 5mm.

Khi nhau thai hình thành và hoàn thiện thì chức năng nuôi dưỡng thai nhi sẽ được giao lại cho nhau thai. Vì vậy mà Yolksac chỉ tồn tại trong thời gian đầu, đóng vai trò tạo huyết và phát triển mạch máu, sau đó sẽ dần tiêu biến đi.

5. Có túi thai là có bầu chưa và thế nào là túi thai giả?

Túi thai thật thường nằm trong buồng tử cung sẽ được xác định thông qua siêu âm khi có Yolksac, phôi thai... Còn túi thai giả cũng có cấu trúc gần giống túi thai nhưng lại không có thành phần của thai.

Xét nghiệm beta hCG để xác định túi thai có thật hay không [Nguồn: Internet]

Vì vậy, để xác định một cách chính xác túi thai có phải thật hay không thì mẹ bầu cần phải tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ beta hCG, nếu kết quả dương tính thì chứng tỏ mẹ bầu đang có thai.

Lưu ý: Nếu trong giai đoạn đầu của thai kỳ mẹ bầu siêu âm thấy túi thai nhưng không có Yolksac và cấu trúc phôi thai thì đây có thể là dấu hiệu bất thường của tình trạng "trứng trống" – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thai không phôi ở mẹ bầu.

6. Vì sao cần theo dõi túi thai sớm?

Sau khi khám thai và phát hiện có túi thai, nếu mẹ có tiền sử sảy thai, nguy cơ sinh non hoặc khó có con, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi túi thai sớm. Bởi bất kỳ sự cố nào xảy ra trong thời điểm này cũng đều có thể khiến cho quá trình trứng thụ tinh và di chuyển vào buồng tử cung bị cản trở.

Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, sức đề kháng giảm sút, biểu hiện một sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm gây ra những xáo trộn như nôn ói, lạt miệng, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi, có thể bị sốt, ớn lạnh... nên mẹ cần phải theo dõi kỹ nhằm hạn chế tối đa những nguy hiểm đối với phôi thai trong thời kỳ đầu.

Ngoài ra, trong trường hợp túi thai gặp sự cố cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như hội chứng mang thai giả hoặc bóc tách túi thai... đe dọa đến phôi thai.

Vì vậy, lời khuyên dành cho các mẹ bầu là hãy thật cẩn thận và nên khám thai càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện có thai, để có thể theo dõi sát sao sự hình thành túi thai cũng như quá trình phát triển của phôi thai, giúp con yêu có thể khỏe mạnh chào đời.

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về quá trình hình thành của túi thai và phôi thai

Sau khi thụ tinh, trứng sẽ cần từ 7 đến 10 ngày để hoàn tất quá trình di chuyển vào tử cung của người phụ nữ và bắt đầu làm tổ.

Sau khi làm tổ sẽ hình thành túi thai thì lúc này phôi thai mới bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển tiếp. Tùy vào cơ địa của từng thai phụ mà quá trình này có thể lâu hơn, có thể cần từ 12 đến 14 ngày.

Thông thường, vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tức là sau khi chậm kinh được khoảng 1 tuần thì nồng độ HCG đạt chuẩn và bạn có thể siêu âm để nhìn thấy phôi thai.

Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng

2. Tại sao siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai, dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên mà chị em cần hết sức lưu ý:

2.1 Do tuổi thai nhi bị tính sai

Như đã nói ở trên, thời gian để cho trứng được thụ tinh di chuyển và làm tổ trong tử cung cần khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể là từ 12 đến 14 ngày. Thêm vào đó, việc xác định ngày trứng được thụ tinh cũng rất khó và tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bởi vậy mà tuổi thai cũng dễ bị xê dịch là điều không thể tránh khỏi.

Do đó, nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm. Bạn nên thử lại ở lần siêu âm tới và theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây cũng được xem là nguyên nhân thường gặp, do đó thai phụ không nên quá lo lắng, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.2 Nguyên nhân do thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng khá nguy hiểm trong thai kỳ, đây là hiện tượng mà trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ở bên ngoài, lúc này khi siêu âm bác sĩ sẽ không nhìn thấy được phôi thai trong túi ối.

Biểu hiện thường thấy của thai ngoài tử cung là: đau bụng dưới dữ dội, ra dịch màu đen… Do đó, nếu có biểu hiện trên thì chị em nên đi thăm khám sớm bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của chị em.

Nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm

2.3 Hiện tượng sảy thai

Khi siêu âm nhưng không thấy phôi thai trong túi thai mà kèm theo đó là các biểu hiện như: xuất huyết âm đạo, đau cứng bụng thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Lúc này, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra nồng độ HCG để xác định chính xác hơn.

2.4 Nguyên nhân do trứng trống

Sau khi được thụ tinh, trứng được di chuyển vào tử cung và làm tổ, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà trứng không thể tiếp tục phát triển và không hình thành phôi thai. Mặc dù vậy nhưng nhau thai vẫn tạo ra nội tiết tố trong cơ thể và khiến cho chị em vẫn xuất hiện các dấu hiệu mang thai, khi xét nghiệm hay dùng que thử cũng đều cho kết quả là đang mang thai.

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân nào chính thức xác định gây ra hiện tượng trứng trống, đây được xem như hình thức sảy thai và thường gặp ở tuần thứ 8 đến 13 của thai kỳ.

2.5 Nguyên nhân do mang thai trứng

Mang thai trứng là hiện tượng mà các tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh và khiến cho các mạch rốn không thể kết nối theo nhịp, gây phù nề. Lúc này, các gai nhau thai phù nề sẽ bị thoái hóa và tạo thành các túi dịch, chiếm diện tích tử cung. Hiện tượng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, do đó nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể khiến chị em bị băng huyết, chảy máu ồ ạt ở ổ bụng…

2.6 Quá trình thử que thử thai không chính xác

Hoạt động của que thử thai theo phương thức là đo nồng độ HCG trong nước tiểu, nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que sẽ hiện lên 2 vạch, thể hiện là bạn đã có thai. Nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó như: que thử thai hết hạn, người dùng sai quy cách, nước tiểu không tinh khiết… sẽ khiến cho que thử thai hoạt động không hiệu quả và cho kết quả không chính xác.

Do đó, dù que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai, điều này có nghĩa là bạn vẫn chưa có thai.

Có nhiều nguyên nhân dân tới que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai

3. Phải làm gì khi không có phôi thai trong túi thai?

– Nếu sau khi có dấu hiệu có thai mà siêu âm không thấy có phôi thai, kèm theo đó là các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng dưới, đau lưng, đau rút bụng, xuất huyết âm đạo, thở dốc… thì lúc này chị em cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.

– Thực hiện xử lý, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai, chị em không nên quá lo lắng, hãy theo chỉ định của bác sĩ

Trên hết, khi phát hiện túi thai chưa có phôi thai, chị em không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây sảy thai, nhất là giai đoạn đầu khi thai nhi mới hình thành. Thay vào đó, chị em nên lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề