Tiêm vắc xin covid cho bà bầu ở đâu

Với năng lực vượt trội về chăm sóc sản khoa, cũng như khả năng cung ứng và lưu trữ vắc xin, thực hành tiêm chủng an toàn, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh thực hiện việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho tất cả phụ nữ mang thai từ 13 tuần thai trở lên.

Tin vui cho tất cả mẹ bầu: Từ ngày 04/09/2021, BVĐK Tâm Anh TP.HCM mở rộng đối tượng chích vắc xin ngừa Covid-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần thai: KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ GÓI SINH, vẫn được chích vắc xin chất lượng, an toàn.

Mẹ bầu có thể đăng ký theo 6 cách:

Quy trình tiếp nhận Mẹ bầu đi chích vắc xin Covid-19:

  • Đăng ký theo 6 cách đơn giản như trên.
  • BVĐK Tâm Anh sẽ liên hệ để có lịch hẹn trước nhằm bảo đảm Mẹ bầu có thể lưu thông trên đường và không bị chờ lâu khi đến BV.
  • Mẹ bầu đến BV theo đúng hẹn, khai báo y tế và thực hiện test nhanh Covid-19 [không khuyến khích sử dụng kết quả từ nơi khác].
  • Mẹ bầu đăng ký khám sản khoa với các chuyên gia Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được đánh giá về tuổi thai, sức khỏe cả mẹ và bé [lầu 1, khu B.]
  • Nếu đủ điều kiện, bác sĩ cho chỉ định chích vắc xin Covid-19, tiến hành khám sàng lọc và tiêm chủng [lầu 2, khu B.]
    Theo dõi sau tiêm, khám kiểm tra trước khi ra về.

Chích vắc xin phòng Covid-19 nghĩa là Mẹ đã trang bị lá chắn vững chắc cho cả Mẹ và Con yêu trên hành trình Làm mẹ và nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh. Với năng lực vượt trội về chăm sóc sản khoa, thực hành tiêm chủng an toàn, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là lựa chọn tuyệt vời để Mẹ chích vắc xin ngừa Covid-19 và theo dõi thai kỳ.

Tất cả sản phụ mang thai từ 13 tuần sẽ được đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại BVĐK Tâm Anh

Xem thêm: TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO KHÁCH HÀNG ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN

Ngày 10/8/2021 Bộ Y tế vừa ban hành quyết định 3802/QĐ-BYT về việc mở rộng đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên và phụ nữ đang cho con bú được tiêm vắc xin phòng “đại dịch”. Đây là tin mừng cho hàng triệu bà mẹ vừa bắt đầu hành trình làm mẹ và nuôi con nhỏ.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM khuyến cáo: “Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm Covid-19 thì ngay cả khi không có triệu chứng cũng gây sốt, mệt mỏi, khó chịu… Bệnh chuyển biến ở thai phụ sẽ nặng hơn nhiều so với phụ nữ không mang thai. Gánh nặng dịch bệnh ở phụ nữ có thai gấp cả trăm lần so với không có thai, thai nhi có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm, mẹ phải thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… có thể đe dọa tính mạng, tốn kém chi phí điều trị. Đối với biến chủng virus SARS-CoV-2, có thể diễn biến bệnh ở người mẹ sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với người bình thường. Chích vắc xin phòng Covid-19 lúc này là vấn đề sinh tử, do đó, chúng tôi khuyến khích phụ nữ đang có thai, chuẩn bị mang thai phải phòng chống Covid-19, bằng mọi giá cần được chích ngừa, đừng trì hoãn, từ chối, hoặc kén chọn vắc xin”.

Khoảng 10% thai phụ mắc COVID-19 sẽ diễn tiến nặng rơi vào nguy kịch, tiêm phòng là nhu cầu bức thiết đặt ra để bảo vệ sinh mạng của cả mẹ và bé. BVĐK Tâm Anh được lựa chọn là một trong những bệnh viện được tiếp nhận và thực hành tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho tất cả phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên.

1. Phụ nữ đang có thai, mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?

Phụ nữ mang thai khi nhiễm Covid-19 có triệu chứng và biến chứng tăng nặng hơn so với phụ nữ không trong giai đoạn thai kỳ. Gánh nặng cho phụ nữ có thai gấp cả trăm lần so với không có thai, em bé có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm, mẹ thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… có thể đe dọa tính mạng, tốn kém chi phí điều trị. Đối với biến chủng virus SARS-CoV-2 hiện tại mẹ có thể diễn biến bệnh nặng nề hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai nếu mắc đái tháo đường thai kỳ, béo phì, nguy cơ bệnh nặng cũng cao hơn.

2. Có nên tiêm ngừa Covid-19 khi đang có thai không?

Phụ nữ đang mang thai từ tuần thai thứ 13 nên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Khi mang thai, khả năng đáp ứng miễn dịch của người mẹ sẽ suy giảm, cũng không còn khỏe mạnh như trước, vì phải vừa nuôi chính bản thân mình và còn nuôi thêm em bé. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2, phụ nữ đang mang thai cần tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, kịp thời.
Vắc xin có thể bảo vệ mẹ và con, ngăn nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm. Đến nay chưa thấy vắc xin có gây hại cho thai nhi.

3. Tiêm vắc xin Covid-19 có ảnh hưởng đến việc khám thai hay không?

Sau khi tiêm vắc xin, phụ nữ mang thai vẫn khám thai và thực hiện các xét nghiệm, tiêm ngừa các bệnh khác như một thai phụ bình thường. Có thể sẽ tinh giản số lần khám thai, kết hợp các lần thăm khám để thực hiện các điều cần thiết của việc khám thai. Nên hỏi bác sĩ đang khám và theo dõi, đừng tự ý bỏ khám.

4. Tiêm vắc xin Covid-19 xong mới biết mình có thai thì phải làm sao?

Mặc dù hiện tại chưa có dữ liệu nghiên cứu, nhưng thông qua ý kiến của các chuyên gia thì đây không phải là vắc xin sống giảm độc lực, không ảnh hưởng đến gen hình thành tế bào ở thai nhi. Do không có dữ liệu nên người ta không khuyến cáo, chứ không phải là chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Các quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, họ cũng tiêm vắc xin Pfizer hay Moderna cho phụ nữ mang thai ở bất cứ giai đoạn nào. Về việc theo dõi thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tuân thủ những hướng dẫn của Sản Phụ khoa, khám định kỳ như bình thường

5. Loại vắc xin nào được dùng cho phụ nữ đang mang thai?

Phụ nữ đang mang thai từ 13 tuần tuổi có thể tiêm bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 đạt chuẩn, được Bộ Y tế cấp phép, trừ vắc xin Sputnik V.

6. Đang muốn có thai tiêm được không?

Nếu đang mong thai, chị em hoàn toàn có thể tiêm vắc xin Covid-19. Hiện chưa có bất cứ bằng chứng cho thấy việc tiêm vắc xin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu tiêm mũi 1 và phát hiện có thai, chị em vẫn có thể tiêm tiếp luôn mũi 2 cho đủ liều để có hiệu quả bảo vệ cao nhất.

7. Mẹ bầu và cho con bú tiêm vắc xin xong cần theo dõi gì?

Sau khi tiêm về, tùy cơ địa của từng mẹ bầu mà có những triệu chứng khác nhau. Mẹ bầu sau tiêm có thể hơi mệt [đau cơ, nhức mỏi, mệt như bị cảm…] là bình thường, vài ngày sẽ hết. Nếu sốt có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol, Panadol, Efferalgan như hướng dẫn. Các nơi tiêm đều có hướng dẫn các dấu hiệu cần theo dõi, cần đi khám, nên chị em không cần lo lắng quá.

8. Người ta đồn vaccine gây tổn hại cơ thể, gây vô sinh, điều này có đúng không?

Tiêm vắc xin không làm chúng ta nhiễm Covid-19, không gây ra bệnh gì khác, không ảnh hưởng khả năng sinh sản. Phụ nữ trước khi mang thai thường được khuyến cáo tiêm một số loại vắc xin như: cúm mùa, sởi quai bị rubella, thủy đậu… để bảo vệ mẹ và bé trong thuốc thai kỳ. Vắc xin Covid-19 cũng tương tự như những loại vắc xin đó, giúp bảo vệ cơ thể thai phụ tránh khỏi biến chứng khôn lường có thể xảy ra nếu không may nhiễm bệnh. Đặc biệt, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm rằng vắc xin Covid-19 sẽ không làm ảnh hưởng đến trục hạ đồi tuyến yên buồng trứng, khả năng sinh sản, cho nên không cần lo lắng việc bị vô sinh khi tiêm vắc xin Covid-19.

9. Làm sao để bớt lo lắng, căng thẳng vì dịch bệnh?

Bình thường, một bà mẹ mang thai và sau sinh cũng có thể bị trầm cảm, stress, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng nổ như hiện nay. Vì vậy, mẹ bầu nên tự ý thức, tự động viên mình. Nếu buồn, lo lắng kéo dài mà không rõ lý do, chán chường, không muốn làm gì hết, không thiết tha ăn uống… thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ thuốc nếu cần thiết.

Một mẹo nhỏ cho mẹ bầu mùa dịch: Tránh đọc và xem các tin tức xấu, xem quãng thời gian này để làm những điều mình thích, cải thiện sức khỏe mùa dịch như tập thể dục, nấu ăn, tập các bài tập hít thở… trò chuyện với em bé trong bụng và nói chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân.

Xem thêm: HIỂU THẾ NÀO VỀ KHÁNG VACCINE COVID-19?

Hệ thống BVĐK Tâm Anh sẵn sàng đồng hành cùng thai phụ mang thai an toàn, sinh nở và nuôi con khỏe mạnh, hỗ trợ bệnh nhân giữa mùa dịch. ———————————————-

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 0287 102 6789
  • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1800 6858

Xem thêm: TIN TỨC VỀ BỆNH VIỆN TÂM ANH

Phụ nữ mang thai cần lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, vì nếu chưa có kháng thể bảo vệ, mẹ có nguy cơ mắc bệnh rất cao cũng như nguy cơ về lây nhiễm cho con.

Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao: lên tới 25-90%; đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95% [theo số liệu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương].

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thế kỷ 20, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ chết/mắc của uốn ván sơ sinh rất cao, có thể tới trên 80%, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/ mắc của uốn ván từ 10-90%, tỷ lệ chết cao nhất ở trẻ nhỏ và người có tuổi.

Bài viết sau đây với sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC – sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, giá tiêm và những điều cần lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

Bệnh uốn ván là một nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và các cơn co cứng, gây ra bởi một độc tố protein mạnh là tetanospasmin do Clostridium tetani tiết ra. Các vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng đi vào cơ thể qua các vết thương hở. Một khi các vi khuẩn tấn công vào da, chúng sẽ sản xuất ra một loại độc tố có tên là tetenospasmin đi vào trong máu. Độc tố này tấn công vào hệ thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập trong quá trình sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay bởi sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nhiễm trùng sơ sinh thường xảy ra thông qua các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng và gốc dây rốn khó lành.

Bệnh uốn ván sơ sinh thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu tiên sau sinh với một số triệu chứng điển hình cứng khớp và đau cơ, bỏ bú. Các chương trình tiêm chủng toàn cầu đã giảm gánh nặng toàn cầu về tử vong uốn ván sơ sinh. Ước tính cho thấy, năm 2000 có 146.000 ca tử vong con số này giảm xuống còn 58.000 ca tử vong trong năm 2010.

Tuy nhiên, vì bào tử uốn ván có mặt khắp nơi và tồn tại nhiều năm trong môi trường tự nhiên nên uốn ván vẫn đang gây nên những gánh nặng bệnh tật hiện hữu từng ngày. Trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa căn bệnh này nên trẻ không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ. Do đó, phụ nữ nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và sau khi mang thai.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ [có thai hoặc không có thai] đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Khi người mẹ được tiêm chủng đầy đủ, kháng thể sẽ truyền sang con giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ gây bệnh.

CDC khuyến cáo, với phụ nữ đang trong thai kỳ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng để tối đa hóa việc truyền và bảo vệ kháng thể thụ động khi sinh cho em bé mà không phải lo ngại vấn đề an toàn khi tiêm vắc xin trong thai kỳ vì vắc xin đã được kiểm tra độ tinh khiết, hiệu lực và an toàn khi sử dụng kể cả cho phụ nữ đang mang thai.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [15-35 tuổi] là 5 mũi, trong đó tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Lưu ý mũi tiêm vắc xin uốn ván thai kỳ trong lịch tiêm cần tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Cụ thể, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào các khoảng thời gian sau:

  • Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1 và tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
  • Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
  • Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2
  • Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1

Sau khi nhận được vắc xin phòng uốn ván, cơ thể của mẹ sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ và các kháng thể này một phần được truyền vào em bé trước khi sinh. Những kháng thể này cung cấp cho thai nhi một số bảo vệ ngắn hạn chống lại bệnh uốn ván trong thời kỳ đầu đời khi mà bé chưa đủ tuổi để có thể tạo miễn dịch chủ động bằng việc tiêm vắc xin.

Tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ [có thai hoặc không có thai] đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ chuẩn bị mang thai: Vắc xin Adacel – là vắc xin kết hợp 3 thành phần giải độc tố uốn ván hấp phụ; giải độc tố bạch hầu liều thấp hấp phụ và ho gà vô bào; vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván vô bào và vắc xin Boostrix [Bỉ] cũng phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà; và vắc xin giải độc tố uốn ván hấp phụ VAT [Việt Nam].

Vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu: với phụ nữ đang mang thai có thể tiêm vắc xin VAT[Việt Nam], và có thể xem xét tiêm vắc xin Boostrix [Bỉ] cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Lịch tiêm cụ thể từng loại vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu như sau:

Đối tượng Phụ nữ chuẩn bị mang thai Phụ nữ đang mang thai
Vắc xin Vắc xin VAT[Việt Nam] Vắc xin Adacel [Pháp] Vắc xin Boostrix [Bỉ] Vắc xin VAT[Việt Nam] Vắc xin Boostrix [Bỉ]
Lịch tiêm Lịch tiêm 5 mũi ở phụ nữ tuổi sinh đẻ [từ 15 – 44 tuổi]:
  • Ba mũi cơ bản
  • Mũi 4: 1 năm sau mũi 3
  • Mũi 5: 1 năm sau mũi 4
Lịch tiêm 1 mũi

Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

+ Lịch tiêm ở phụ nữ mang thai chưa từng tiêm vắc xin:
  • Mũi 1: Khi phát hiện có thai [thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ]
  • Mũi 2: Trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng

+ Lịch tiêm ở phụ nữ mang thai đã từng tiêm vắc xin:

  • Tiêm 1 mũi [nếu mũi cuối ≤ 5 năm]
  • Tiêm 2 mũi [nếu mũi cuối > 5 năm]
Xem xét: Tiêm 1 mũi trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Lịch tiêm 1 mũi
  • Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết để tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, người dân có thể tìm đến các bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng uy tín trên toàn quốc. Điều quan trọng là nên tìm hiểu về các địa điểm tiêm phòng uy tín, chất lượng, đảm bảo cung ứng nguồn vắc xin với chất lượng tốt nhất. Vì thế nên lựa chọn các cơ sở tiêm chủng thường xuyên cập nhật vắc xin, có dây chuyền bảo quản vắc xin tốt để đảm bảo chất lượng tối ưu khi sử dụng.

Đặc biệt, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC luôn đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất với hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, giúp bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vắc xin, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.

100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, được đào tạo đầy đủ kiến thức và thực hành an toàn tiêm chủng. Các quy trình thao tác trước, trong và sau tiêm được thực hiện và giám sát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cao. Toàn bộ bác sĩ, nhân viên được đào tạo bài bản về các quy trình, kiến thức xử trí phản ứng sau tiêm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng. 100% khách hàng đến tiêm đều được khám sàng lọc trước tiêm miễn phí và được chỉ định tiêm chủng bởi bác sĩ, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm chủng trước khi ra về.

“Tại VNVC, chúng tôi tiếp đón rất nhiều lượt khách là phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai, đã tin tưởng lựa chọn VNVC để tiêm chủng”, bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tiêm vắc xin uốn ván theo đúng phác đồ để phòng ngừa bệnh uốn ván cho cả mẹ cả bé

Xem thêm: VNVC có tiêm được uốn ván cho mẹ bầu không?

Hiện nay có khá nhiều loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, bao gồm vắc xin đơn giá [vắc xin chỉ phòng 1 bệnh duy nhất] và các vắc xin kết hợp có chứa thành phần uốn ván. Với bà bầu, vắc xin được sử dụng thường là vắc xin đơn giá. Giá tiêm phòng cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin.

Hiện nay, Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế Nha Trang [IVAC] đã sản xuất thành công vắc xin phòng uốn ván [vắc xin VAT] giúp phòng bệnh hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO, và giá thành cũng rẻ hơn các loại vắc xin khác. Vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu VAT luôn có sẵn tại trung tâm tiêm chủng VNVC.

Tham khảo giá vắc xin uốn ván cho bà bầu cũng như các loại vắc xin khác tại đây.

Đặc biệt, khi bà bầu tiêm vắc xin phòng uốn ván tại Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ được miễn phí kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Bên cạnh đó là các tiện ích bổ sung như đặt giữ vắc xin với giá ưu đãi; lưu giữ lịch sử tiêm chủng thông qua mã code định danh khách hàng; nhắc lịch tiêm tự động; thông báo tình hình dịch bệnh; thông báo cập nhật danh mục vắc xin…

Xem thêm: Tiêm phòng cho bà bầu hết bao nhiêu tiền

  • Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu, có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian [3-4 ngày], không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
  • 3 tháng đầu thai kỳ phụ nữ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy việc tiêm phòng uốn ván thường thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Và mũi 2 phải bảo đảm được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.
  • Trong một số trường hợp, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như: bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non…

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ, từ đó tránh những nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ đồng thời hỗ trợ cơ thể bé hạn chế nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.

Do đó, tiêm uốn ván trong thai kỷ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Mọi khách hàng được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc miễn phí trước khi tiêm tại VNVC

Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.

Bệnh uốn ván [còn được gọi là phong đòn gánh] là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván [Clostridium tetani] gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao [25 – 90%], đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.

Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian [3-4 ngày], không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Sau khi tiêm chủng tại VNVC, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:

  • Gọi điện thoại đến hotline 028 7300 6595 tư vấn bởi các bác sĩ VNVC;
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.

Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh sốc phản vệ sau khi tiêm.

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.

Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.

Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.

Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:

  • Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;
  • Hạn chế vận động mạnh;
  • Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;
  • Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.

Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.

Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.

Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ [tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén]. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.

Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván [mũi uốn ván thứ 3] cách mũi 2  vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.

Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:

  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

Trung tâm tiêm chủng VNVC được trang thiết bị và xây dựng theo quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đủ loại vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7300.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp.

Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy câp //shop.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.

Vinh Hà

Video liên quan

Chủ Đề