Phát mại tài sản thế chấp là gì

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp cụm từ “phát mại” trên thời sự, báo chí, internet… Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu phát mại là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung, thậm chí những nhiều người còn không biết câu trả lời. Hãy cùng ACC tìm hiểu phát mại là gì và những vấn đề liên quan nhé!

Phát mại là gì?

Phát mại được hiểu là hoạt động đơn vị hoặc ngân hàng thực hiện cho vay vốn tiến hành công bố và bán những tài sản bảo đảm do khách hàng đặt khi vay vốn một cách công khai theo những thủ tục pháp luật quy định bởi khách hàng vay vốn không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả và thanh lý hợp đồng vay vốn mà khách hàng đã ký kết. Do vậy, phát mại tài sản được hiểu là việc công bố và bán tài sản một cách công khai theo những thủ tục, trình tự pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ của khách hàng.

Hiện nay, theo quy định pháp luật, nếu người thế chấp tài sản không thể thực hiện được nghĩa vụ hoặc ai đó đã vi phạm những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ thực hiện việc phân loại tài sản thế chấp thông qua những hình thức được quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015:

– Bán đấu giá tài sản: đây là hình thức ngân hàng bán tài sản thông qua việc trả giá công khai giữa nhiều chủ thể muốn mua, người trả giá cao nhất sẽ là người được sở hữu tài sản. “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này”.

– Bên nhận bảo đảm tự mình thực hiện bán tài sản: việc này sẽ dựa vào thỏa thuận giữa các bên

– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc bên bảo đảm  không thực hiện nghĩa vụ: việc này sẽ dựa vào thỏa thuận giữa các bên

– Phương thức khác: đây là phương pháp các bên có thể tự thỏa thuận về cách thức xử lý. Trường hợp các bên không thỏa thuận thì tài sản sẽ được bán đấu giá theo quy định pháp luật

Sau khi tìm hiểu phát mại là gì, hiện nay rất nhiều người quan tâm về các thủ tục và trình tự phát mặt tài sản. Hãy cùng ACC tìm hiểu thủ tục phát mại tài sản hiện nay nhé!

Thủ tục phát mại tài sản gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Khi xử lý tài sản, bên nhận bảo đảm sẽ ra văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm bao gồm những nội dung: nêu lý do phát mãi tài sản, mô tả những thông tin về tài sản, những nghĩa vụ bảo đảm và các thông tin về địa điểm, thời gian, phương thức xử lý tài sản.

Bước 2: Định giá

Nếu các bên chưa thỏa thuận trong hợp đồng thì cần phải định giá tài sản thông qua tổ chức định giá hoặc bên bảo đảm. Giá trị của tài sản phải đảm bảo sự khách quan, phù hợp với giá thị trường

Bước 3: Bán tài sản

Khi bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên nhận tài sản có thể bán tài sản

Bước 4: Thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý phát mại

Sau khi bán tài sản và thu được một khoản tiền nhất định, nếu số tiền thu được sau khi thanh toán những chi phí về thu giữ, bảo quản mà nhỏ hơn giá trị tài sản thế chấp thì bên vay sẽ phải tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Nếu tài sản bảo đảm sau khi bán và trừ những phí bảo quản, thu giữ mà lớn hơn giá trị nghĩa vụ bên vay cần phải trả thì phần chênh lệch sẽ được trả cho người sở hữu tài sản.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người đã mua lại tài sản bảo đảm

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về phát mại là gì và những vấn đề liên quan tới phát mại tài sản để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

Phát mại tài sản là gì? Phát mại tài sản là một hình thức không còn quá xa lạ gì với mọi người. Đây là một hình thức thanh toán nợ bằng tài sản được quy định theo pháp luật về dân sự. Vậy khái niệm phát mại tài sản là gì? Khi nào ngân hàng thực hiện phát mại tài sản? Cùng theo dõi bài viết sau đây để cập nhật các thông tin pháp lý có liên quan đến chủ đề này ngay nhé.

Phát mại tài sản là gì

Phát mại tài sản là tên gọi chung của việc công khai và áp dụng phương thức xử lý tài sản thế chấp. Nói một cách cụ thể hơn thì phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm của người vay một cách công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà người đó không có khả năng chi trả.

Trong các hợp đồng thế chấp, các bên sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu [i] đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc [ii] Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì bên còn lại có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định. Trường hợp không tự nguyện bàn giao tài sản thì có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận lựa chọn một trong phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ áp dụng phương thức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Căn cứ theo quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”

Có thể thấy, chủ thể đứng ra thực hiện việc đấu giá tài sản là doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, chủ sở hữu của tài sản bán đấu giá, bên nhận bảo đảm tài sản đấu giá, hoặc là cơ quan thi hành án. Khi đã tham gia đấu giá thì người trả giá cao nhất trong số những người tham gia đấu giá sẽ mua được tài sản đó với điều kiện giá mua tài sản mà họ đã trả bằng hoặc cao hơn giá khởi điểm.

Xét về trường hợp vay với Ngân hàng, theo nguyên tắc, khi khách hàng vay Ngân hàng với hình thức vay có tài sản bảo đảm thì khách hàng phải ký hợp đồng thế chấp tài sản [có thể là thế chấp tài sản của bên thứ ba hoặc thế chấp tài sản của chính khách hàng vay] và khi khách hàng không chi trả nợ, không trả đủ nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký thì Ngân hàng có quyền phát mại tài sản hay còn gọi xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phát mại tài sản là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Video liên quan

Chủ Đề