Phân tử ADN có 6000 nucleotit thi chiều dài của phân tử ADN này là bao nhiêu

Một phân tử ADN có tổng số nucleotit là 6000 nucleotit Tìm chiều dài của phân tử ADN.

Một phân tử ADN có tổng số nucleotit là 6000 nucleotit Tìm chiều dài của phân tử ADN.

A. 0,51 µm

B. 0,408 nm

C. 1,02 µm

D. 0,306 mm

Chiều dài của một phân tử ÁDN là 6800 Ả, ADN đó có tổng số nuclêôtit là:


Câu 79889 Vận dụng

Chiều dài của một phân tử ÁDN là 6800 Ả, ADN đó có tổng số nuclêôtit là:


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Chiều dài gen [hay ADN]: [L là chiều dài gen, N là số nuclêôtit của gen].

Phương pháp giải bài tập về ADN và gen --- Xem chi tiết
...

Bài tập gen và mã di truyền có đáp án chi tiết

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ GEN & ADN

Bài 1: Một phân tử ADN có tổng số 60000 nuclêôtit. Hãy xác định chiều dài và số chu kì xoắn của ADN này.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N thì số chu kì xoắn $=\frac{N}{20}$; Chiều dài của ADN $=\frac{N}{2}\times 3,4$[tính theo đơn vị Å].

Giải thích lí thuyết:

- ADN có cấu trúc xoắn kép, trong đó mỗi chu kì xoắn có chiều dài 34Å và có 10 cặp nuclêôtit. Do đó, cứ 1 cặp nuclêôtit thì tương đương độ dài 3,4Å.

- Vì vậy, một phân tử ADN có N nuclêôtit thì sẽ có chiều dài $L=\frac{N}{2}\times 3,4$.

- Một phân tử ADN có N nuclêôtit thì sẽ có số chu kì xoắn $=\frac{N}{20}$.

Áp dụng công thức giải nhanh vào bài toán, ta có:

- Chiều dài của ADN này $=\frac{N}{2}\times 3,4=\frac{60000}{2}\times 3,4=102000$ [Å].

- Số chu kì xoắn của ADN $=\frac{N}{20}=\frac{60000}{20}=3000$ [chu kì xoắn].

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1: Một phân tử ADN có chiều dài 9160 nm. Hãy xác định tổng số nuclêôtit của ADN và số chu kì xoắn của ADN này.

Lời giải chi tiết

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

- Chiều dài của ADN, $L=\frac{N}{2}\times 3,4\to N=\frac{L\times 2}{3,4}$

- ADN có chiều dài 9160 nm = 91600Å.

$\to $ Tổng số nuclêôtit của ADN là $=\frac{91600}{3,4}\times 2=48000$ [nu].

- Số chu kì xoắn của ADN $=\frac{N}{20}=\frac{48000}{20}=2400$ [chu kì xoắn].

Bài tập 2: Một gen có 220 chu kì xoắn. Hãy xác định tổng số nuclêôtit và chiều dài của gen này.

Lời giải chi tiết

Gen là một đoạn ADN cho nên áp dụng công thức giải````` nhanh của ADN, ta có:

- Chiều dài của ADN, L $=$ số chu kì xoắn $\times 34=220\times 34=7480$ [Å].

- Tổng số nuclêôtit của ADN là $=$ số chu kì xoắn $\times 20=220\times 20=4400$ [chu kì].

Bài 2: Một phân tử ADN có tổng số 480000 nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 22% tổng số nuclêôtit của ADN. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại và tổng liên kết hiđrôcủa ADN này.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh

Tổng số 2 loại nuclêôtit không bổ sung luôn chiếm 50% tổng số nuclêôtit của ADN. A + G = A + X = T + G = T + X = 50%.

Tổng số liên kết hiđrôcủa phân tử ADN là = 2A + 3G = Tổng số nuclêôtit của ADN + Gcủa ADN.

Giải thích lí thuyết:

- Vì $A+T+G+X=100%$.

Mà $A=T$ và $G=X$ cho nên $A+T=2A;\,\,G+X=2G$.

$\to A+T+G+X=2A+2G=100%.\,\,\,\to A+G=50%$.

- Trên phân tử ADN mạch kép, A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Do đó, ở đâu có A và T thì ở đó có 2 liên kết hiđrô, ở đâu có G và X thì ở đó có 3 liên kết hiđrô. $\to $ Số liên kết hiđrô$=2A+3G$.

- $H=2A+3G=2A+2G+G$.

Vì $2A+2G=N$.

$\to H=N+G$.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

$\,\,\,\,\,\,\,G=22%\to A=50%-22%=28%$.

- Số nuclêôtit loại $A=T=28%\times 480000=134400$

- Số nuclêôtit loại $G=X=22%\times 480000=105600$

- Số liên kết hiđrôcủa ADN là

$\,\,\,\,\,H=2A+3G=N+G=480000+105600=585600$ [liên kết]

Bài 3: Một phân tử ADN có tổng số 310000 nuclêôtit và 390000 liên kết hiđrô. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của ADN này.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N; tổng liên kết hiđrôlà H thì số nuclêôtit loại G = H – N; số nu loại A = 1,5N – H.

Giải thích:

a] Chứng minh G luôn $=H-N$.

Tổng số nuclêôtit của ADN là $N=2A+2G$.

Tổng liên kết hiđrôcủa ADN là $H=2A+3G$.

Vì vậy, nếu lấy $H-N$ thì ta có: $H-N=2A+3G-\left[ 2A+2G \right]=G$.

$\to $ Số nuclêôtit loại G luôn $=H-N$.

b] Chứng minh A luôn $=1,5N-H$.

$N=2A+2G.\to 1,5N=3A+3G$.

Do đó, $1,5N-H=3A+3G-\left[ 2A+3G \right]=A$.

$\to $ Số nuclêôtit loại A luôn $=1,5N-H$.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

$\,\,\,\,\,N=310000;\,\,H=390000$.

$\to A=T=H-N=390000-310000=80000$.

$\to G=X=1,5N-H=1,5\times 310000-390000=465000-390000=75000$.

Bài tập vận dụng:

Một gen có tổng số 5100 nuclêôtit và 6050 liên kết hiđrô. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen này.

Lời giải chi tiết

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

$\,\,\,\,\,\,\,N=5100;\,\,H=6050$.

$\to A=T=H-N=6050-5100=950$.

$\to G=X=1,5N-H=1,5\times 5100-6050=7650-5100=2550$.

Bài 4: Trên mạch một của một phân tử ADN có tỉ lệ $\frac{A+G}{T+X}=\frac{1}{4}$. Tỉ lệ này ở mạch thứ hai là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Ở phân tử ADN mạch kép, nếu tỉ lệ hai loại nuclêôtit không bổ sung ở mạch thứ nhất $=\frac{a}{b}$thì tỉ lệ của hai loại nuclêôtit này ở mạch thứ 2 $=\frac{b}{a}$.

Minh họa công thức:

- Nếu $\frac{{{A}_{1}}+{{G}_{1}}}{{{T}_{1}}+{{X}_{1}}}=\frac{a}{b}$ thì tỉ lệ $\frac{{{A}_{2}}+{{G}_{2}}}{{{T}_{2}}+{{X}_{2}}}=\frac{b}{a}$.

- Nếu $\frac{{{A}_{1}}+{{X}_{1}}}{{{T}_{1}}+{{G}_{1}}}=\frac{a}{b}$ thì tỉ lệ $\frac{{{A}_{2}}+{{X}_{2}}}{{{T}_{2}}+{{G}_{2}}}=\frac{b}{a}$.

- Nếu $\frac{{{T}_{1}}+{{X}_{1}}}{{{A}_{1}}+{{G}_{1}}}=\frac{a}{b}$ thì tỉ lệ $\frac{{{T}_{2}}+{{X}_{2}}}{{{A}_{2}}+{{G}_{2}}}=\frac{b}{a}$.

Giải thích:

$\frac{{{A}_{1}}+{{G}_{1}}}{{{T}_{1}}+{{X}_{1}}}=\frac{a}{b}$thì $\frac{{{A}_{2}}+{{G}_{2}}}{{{T}_{2}}+{{X}_{2}}}=\frac{b}{a}$.

- Vì hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau cho nên A của mạch này $=T$ của mạch kia; G của mạch này $=X$ của mạch kia.

Do đó, ${{A}_{2}}+{{G}_{2}}={{T}_{1}}+{{X}_{1}};\,\,{{T}_{2}}+{{X}_{2}}={{A}_{1}}+{{G}_{1}}$.

- Ta có $\frac{{{A}_{2}}+{{G}_{2}}}{{{T}_{2}}+{{X}_{2}}}=\frac{{{T}_{1}}+{{X}_{1}}}{{{A}_{1}}+{{G}_{1}}}=\frac{\frac{1}{{{A}_{1}}+{{G}_{1}}}}{{{T}_{1}}+{{X}_{1}}}=\frac{\frac{1}{a}}{b}=\frac{b}{a}$.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có tỉ lệ $\frac{A+G}{T+X}$ ở mạch 2 $=\frac{4}{1}$.

Bài tập vận dụng:

Trên mạch một của một gen có tỉ lệ $\frac{A+X}{T+G}=0,3$. Tỉ lệ này ở mạch thứ hai là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

Gen là một đoạn ADN, cho nên áp dụng công thức giải nhanh của ADN, ta có:

Mạch 1 có tỉ lệ $\frac{A+X}{T+G}=0,3=\frac{3}{10}$ thì ở mạch 2, tỉ lệ $\frac{A+X}{T+G}=\frac{10}{3}$.

Bài 5: Một phân tử ADN có tổng số 24000 nuclêôtit và trên mạch 2 của ADN này có tỉ lệ $A:T:G:X=4:6:5:9$. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của ADN này.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN mạch kép có tổng số nuclêôtit là N và trên mạch 1 của ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X = a : t : g : x, thì số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1 là:

${{A}_{1}}=\frac{a\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$; $\,{{T}_{1}}=\frac{t\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$;

${{G}_{1}}=\frac{g\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$; ${{X}_{1}}=\frac{x\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$.

Chứng minh công thức:

- Tổng số nuclêôtit của mạch 1 $=\frac{N}{2}$.

- Tỉ lệ ${{A}_{1}}:{{T}_{1}}:{{G}_{1}}:{{X}_{1}}=a:t:g:x$.

$\to \frac{{{A}_{1}}}{a}=\frac{{{T}_{1}}}{t}=\frac{{{G}_{1}}}{g}=\frac{{{X}_{1}}}{x}=\frac{{{A}_{1}}+{{T}_{1}}+{{G}_{1}}+{{X}_{1}}}{a+t+g+x}=\frac{\frac{N}{2}}{a+t+g+x}=\frac{N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$

$\to {{A}_{1}}=\frac{a\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$; ${{T}_{1}}=\frac{t\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$;

${{G}_{1}}=\frac{g\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$; ${{X}_{1}}=\frac{x\times N}{2\left[ a+t+g+x \right]}$

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{1}}=\frac{4\times 24000}{2\left[ 4+6+5+9 \right]}=\frac{96000}{48}=2000$;

${{T}_{1}}=\frac{6\times 24000}{2\left[ 4+6+5+9 \right]}=\frac{144000}{48}=3000$;

${{G}_{1}}=\frac{5\times 24000}{2\left[ 4+6+5+9 \right]}=\frac{120000}{48}=2500$;

${{X}_{1}}=\frac{9\times 24000}{2\left[ 4+6+5+9 \right]}=\frac{216000}{48}=4500$

Bài tập vận dụng:

Bài tập 1:Một gen có tổng số 2400 nuclêôtit và trên mạch 2 của gen này có tỉ lệ $A:T:G:X=1:3:4:4$. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen này.

Cách tính:

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{2}}=\frac{1\times 2400}{2\left[ 1+3+4+4 \right]}=\frac{2400}{24}=100$;

${{T}_{2}}=\frac{3\times 2400}{2\left[ 1+3+4+4 \right]}=\frac{7200}{24}=300$;

${{G}_{2}}=\frac{4\times 2400}{2\left[ 1+3+4+4 \right]}=\frac{9600}{24}=400$;

${{X}_{2}}=\frac{4\times 2400}{2\left[ 1+3+4+4 \right]}=\frac{9600}{24}=400$.

Bài tập 2:Một gen có chiều dài 510nm và trên mạch 1 của gen này có tỉ lệ $A:T:G:X=3:5:4:3$. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này.

Cách tính:

- Gen có chiều dài 510nm $\to $ Tổng số nuclêôtit của gen $=\frac{5100}{3,4}\times 2=3000$.

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{1}}=\frac{3\times 3000}{2\left[ 3+5+4+3 \right]}=\frac{9000}{30}=300$;

${{T}_{1}}=\frac{5\times 3000}{2\left[ 3+5+4+3 \right]}=\frac{15000}{30}=500$;

${{G}_{1}}=\frac{4\times 3000}{2\left[ 3+5+4+3 \right]}=\frac{12000}{30}=400$;

${{X}_{1}}=\frac{3\times 3000}{2\left[ 3+5+4+3 \right]}=\frac{9000}{30}=300$

Bài 6:Một đoạn phân tử ADN có tổng số 1200 nuclêôtit và trên mạch 1 của đoạn ADN này có tỉ lệ $A:T:G:X=2:3:1:4$.

a. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN.

b. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Hai mạch của phân tử ADN có chiều ngược nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung, cho nên
AADN= TADN= A1+ T1; GADN= XADN= G1+ X1.

Giải thích:

- ADN có 2 mạch cho nên số nuclêôtit loại A của cả ADN bằng tổng số nuclêôtit loại A trên mạch 1 với loại A trên mạch 2 $={{A}_{1}}+{{A}_{2}}$.

- Vì 2 mạch của ADN liên kết bổ sung cho nên số nuclêôtit loại A của mạch 2 bằng số nuclêôtit loại T của mạch 1 $\left[ {{A}_{2}}={{T}_{1}} \right]$.

$\to {{A}_{ADN}}={{A}_{1}}+{{A}_{2}}={{A}_{1}}+{{T}_{1}}$.

Suy luận tương tự như trên, ta có ${{G}_{ADN}}={{G}_{1}}+{{G}_{2}}={{G}_{1}}+{{X}_{1}}$.

a. Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN này:

${{A}_{1}}=\frac{2\times 1200}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{2400}{20}=120$.; ${{T}_{1}}=\frac{3\times 1200}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{3600}{20}=180$;

${{G}_{1}}=\frac{1\times 1200}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{1200}{20}=60$; ${{X}_{1}}=\frac{4\times 1200}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{4800}{20}=240$.

b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{ADN}}={{T}_{ADN}}={{A}_{1}}+{{T}_{1}}=120+180=300$

${{G}_{ADN}}={{X}_{ADN}}={{G}_{1}}+{{X}_{1}}=60+240=300$

Bài tập vận dụng:Một gen có tổng số 120 chu kì xoắn và trên mạch 2 của đoạn gen này có tỉ lệ $A:T:G:X=2:3:1:4$. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.

Cách tính:

- Gen có 120 chu kì xoắn.

$\to $ Tổng số nuclêôtit của gen $=120\times 20=2400$.

- Muốn xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen thì phải tính số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1. Vận dụng công thức giải nhanh, ta có số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen này:

${{A}_{1}}=\frac{2\times 2400}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{4800}{20}=240$; ${{T}_{1}}=\frac{3\times 2400}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{7200}{20}=360$;

${{G}_{1}}=\frac{1\times 2400}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{2400}{20}=120$; ${{X}_{1}}=\frac{4\times 2400}{2\left[ 2+3+1+4 \right]}=\frac{9600}{20}=480$.

- Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen

Vận dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{ADN}}={{T}_{ADN}}={{A}_{1}}+{{T}_{1}}=240+360=600$

${{G}_{ADN}}={{X}_{ADN}}={{G}_{1}}+{{X}_{1}}=120+480=600$

Bài 7:Một gen có tổng số 3900 liên kết hiđrôvà trên mạch 2 của đoạn gen này có tỉ lệ $A:T:G:X=1:3:2:4$. Hãy xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Một phân tử ADN có tổng số liên kết hiđrôlà H; có tỉ lệ các loại nuclêôtit trên mạch 1 là A:T:G:X=a:t:g:x thì:

- Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1 là:

${{A}_{1}}=\frac{a.H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]};\,\,{{A}_{1}}=\frac{a.H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]};$

${{G}_{1}}=\frac{g.H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]};\,\,{{X}_{1}}=\frac{x.H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]}$.

- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là:

${{A}_{ADN}}={{T}_{ADN}}=\frac{\left[ a+t \right].H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]};\,\,{{G}_{ADN}}={{X}_{ADN}}=\frac{\left[ g+x \right].H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]}$.

Chứng minh công thức:

- Tỉ lệ ${{A}_{1}}:{{T}_{1}}:{{G}_{1}}:{{X}_{1}}=a:t:g:x.\to \frac{{{A}_{1}}}{a}=\frac{{{T}_{1}}}{t}=\frac{{{G}_{1}}}{g}=\frac{{{X}_{1}}}{x}$.

Đưa các đại lượng ${{T}_{1}},\,\,{{G}_{1}},\,{{X}_{1}}$ về ẩn ${{A}_{1}}$.

Ta có: ${{T}_{1}}=\frac{t.{{A}_{1}}}{a};\,\,{{G}_{1}}=\frac{g.{{A}_{1}}}{a};\,\,{{X}_{1}}=\frac{x.{{A}_{1}}}{a}$.

- Tổng liên kết hiđrôcủa ADN $=2A+3G$.

Mà ${{A}_{ADN}}={{A}_{1}}+{{T}_{1}}={{A}_{1}}+\frac{t.{{A}_{1}}}{a}=\frac{a.{{A}_{1}}+t.{{A}_{1}}}{a}=\frac{{{A}_{1}}}{a}\left[ a+t \right]$

${{G}_{ADN}}={{G}_{1}}+{{X}_{1}}=\frac{g.{{A}_{1}}}{a}+\frac{x.{{A}_{1}}}{a}=\frac{g.{{A}_{1}}+x.{{A}_{1}}}{a}=\frac{{{A}_{1}}}{a}\left[ g+x \right]$

$\to $ Tổng liên kết hiđrôcủa ADN

$H=2A+3G=2.\frac{{{A}_{1}}}{a}\left[ a+t \right]+3.\frac{{{A}_{1}}}{a}\left[ g+x \right]=\frac{{{A}_{1}}}{a}\left[ 2a+2t+3g+3x \right]$.

- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của ADN là:

${{A}_{1}}=\frac{a.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]};\,\,{{T}_{1}}=\frac{t.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]};$

${{G}_{1}}=\frac{g.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]};\,\,{{X}_{1}}=\frac{x.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}$.

- Số nuclêôtit mỗi loại của ADN là:

${{A}_{ADN}}={{T}_{ADN}}=\frac{a.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}+\frac{t.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{\left[ a+t \right].H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]};$

${{G}_{ADN}}={{X}_{ADN}}=\frac{g.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}+\frac{x.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{\left[ g+x \right].H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}$.

Cách tính:

Ta có $H=3900;\,\,a=1;\,\,t=3;\,\,g=2;\,\,x=4$.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có số nuclêôtit mỗi loại của gen là:

${{A}_{ADN}}={{T}_{ADN}}=\frac{\left[ a+t \right].H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]}=\frac{\left[ 1+3 \right]\times 3900}{2\times \left[ 1+3 \right]+3\times \left[ 2+4 \right]}=\frac{15600}{26}=600$.

${{G}_{ADN}}={{X}_{ADN}}=\frac{\left[ g+x \right].H}{2\left[ a+t \right]+3\left[ g+x \right]}=\frac{\left[ 2+4 \right]\times 3900}{2\times \left[ 1+3 \right]+3\times \left[ 2+4 \right]}=\frac{23400}{26}=900$.

Bài tập vận dụng:Môt đoạn phân tử ADN có tổng số 1288 liên kết hiđrôvà trên mạch một của đoạn ADN này có số nuclêôtit loại $T=1,5A$; có $G=A+T$; có $X=T-A$. Hãy xác định:

a. Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN.

b. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN.

Lời giải chi tiết

$H=1288$;

${{T}_{1}}=1,5{{A}_{1}};\,\,{{G}_{1}}={{A}_{1}}+{{T}_{1}};\,\,{{X}_{1}}={{T}_{1}}-{{A}_{1}}$

$\to {{G}_{1}}={{A}_{1}}+1,5{{A}_{1}}=2,5{{A}_{1}}.{{X}_{1}}=1,5{{A}_{1}}-{{A}_{1}}=0,5{{A}_{1}}$.

$\to $ Tỉ lệ các loại nuclêôtit trên mạch 1 là

$={{A}_{1}}:{{T}_{1}}:{{G}_{1}}:{{X}_{1}}={{A}_{1}}:1,5{{A}_{1}}:2,5{{A}_{1}}:0,5{{A}_{1}}=1:1,5:2,5:0,5$.

a. Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của đoạn ADN.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

${{A}_{1}}=\frac{a.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{1\times 1288}{2\times 1+2\times 1,5+3\times 2,5+3\times 0,5}=\frac{1288}{2+3+7,5+1,5}=\frac{1288}{14}=92$.

${{T}_{1}}=\frac{t.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{1,5\times 1288}{2\times 1+2\times 1,5+3\times 2,5+3\times 0,5}=\frac{1932}{2+3+7,5+1,5}=\frac{1932}{14}=138$.

${{G}_{1}}=\frac{g.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{2,5\times 1288}{2\times 1+2\times 1,5+3\times 2,5+3\times 0,5}=\frac{3220}{2+3+7,5+1,5}=\frac{3220}{14}=230$.

${{X}_{1}}=\frac{x.H}{\left[ 2a+2t+3g+3x \right]}=\frac{0,5\times 1288}{2\times 1+2\times 1,5+3\times 2,5+3\times 0,5}=\frac{644}{2+3+7,5+1,5}=\frac{644}{14}=46$.

- Số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 là:

${{A}_{1}}=92;\,\,{{T}_{1}}=92\times 1,5=138$;

${{G}_{1}}=92\times 2,5=230;\,\,{{X}_{1}}=92\times 0,5=46$.

b. Số nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN.

$A=T={{A}_{1}}+{{T}_{1}}=92+138=230$.

$G=X={{G}_{1}}+{{X}_{1}}=230+46=276$.

Bài 8:Một phân tử ADN có tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên mạch 1 là 15%A; 20%T; 32%G; 33%X. Hãy xác định tỉ lệ % các loại nuclêôtit của ADN.

Lời giải chi tiết

Công thức giải nhanh:

Tỉ lệ % số nuclêôtit loại A của ADN bằng trung bình cộng tỉ lệ % số nuclêôtit của A và T trên một mạch.

$\%{{A}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{A}_{1}}+\%{{T}_{1}}}{2}$; $\,\%{{G}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{G}_{1}}+\%{{X}_{1}}}{2}$

Chứng minh:

Về số lượng, ta có ${{A}_{1}}+{{T}_{1}}={{A}_{A\text{D}N}}$.

Gọi N là tổng số nuclêôtit của cả ADN thì tổng số nuclêôtit trên một mạch $=\frac{N}{2}$

Ta có: $\%{{A}_{1}}+\%{{T}_{1}}=\frac{{{A}_{1}}}{N/2}+\frac{{{T}_{1}}}{N/2}=\frac{{{A}_{1}}+{{T}_{1}}}{N/2}=\frac{2\left[ {{A}_{1}}+{{T}_{1}} \right]}{N}=\frac{2{{A}_{A\text{D}N}}}{N}=2.\%{{A}_{A\text{D}N}}$

$\to \%{{A}_{1}}+\%{{T}_{1}}=2.\%{{A}_{A\text{D}N}}\to \%{{A}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{A}_{1}}+\%{{T}_{1}}}{2}$.

$\%{{G}_{1}}+\%{{X}_{1}}=\frac{{{G}_{1}}}{N/2}+\frac{{{X}_{1}}}{N/2}=\frac{{{G}_{1}}+{{X}_{1}}}{N/2}=\frac{2\left[ {{G}_{1}}+{{X}_{1}} \right]}{N}=\frac{2{{G}_{A\text{D}N}}}{N}=2.\%{{G}_{A\text{D}N}}$

$\to \%{{G}_{1}}+\%{{X}_{1}}=2.\%{{G}_{A\text{D}N}}\to \%{{G}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{G}_{1}}+\%{{X}_{1}}}{2}$.

Áp dụng công thức giải nhanh, ta có:

$\%{{A}_{A\text{D}N}}=\%{{T}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{A}_{1}}+\%{{T}_{1}}}{2}=\frac{15\%+20\%}{2}=17,5\%$.

$\%{{G}_{A\text{D}N}}=\%{{X}_{A\text{D}N}}=\frac{\%{{G}_{1}}+\%{{X}_{1}}}{2}=\frac{32\%+33\%}{2}=32,5\%$.

Bài tập vận dụng:Trên mạch hai của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit $A:T:G:X=1:3:2:4$. Hãy xác định tỉ lệ \% các loại nuclêôtit của gen.

Cách tính:

$\%{{A}_{A\text{D}N}}=\%{{T}_{A\text{D}N}}=\frac{\left[ 1+3 \right]\times 100\%}{2\times \left[ 1+3+2+4 \right]}=20\%$.

$\%{{G}_{A\text{D}N}}=\%{{X}_{A\text{D}N}}=\frac{\left[ 2+4 \right]\times 100\%}{2\times \left[ 1+3+2+4 \right]}=30\%$.

Bài 9*:Có một enzym cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở đoạn trình tự nuclêôtit AGGXT. Khi sử dụng enzym này để cắt một phân tử ADN có tổng số ${{3.10}^{7}}$ cặp nuclêôtit [bp] thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ bị cắt thành bao nhiêu đoạn ADN?

Lời giải chi tiết

Bước 1:Tìm tỉ lệ của các loại nuclêôtit liên quan đến bộ ba cần tính xác suất

Theo lí thuyết thì ở trong tự nhiên, tỉ lệ của 4 loại nuclêôtit ở trên ADN là tương đương nhau, mỗi loại chiếm tỉ lệ $=\frac{1}{4}$

Bước 2:Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

- Đoạn trình tự AGGXT có 5 nuclêôtit nên có xác suất $={{\left[ \frac{1}{4} \right]}^{5}}=\frac{1}{{{4}^{5}}}$.

- Có một enzym cắt giới hạn cắt các đoạn ADN mạch kép ở đoạn trình tự nuclêôtit AGGXT. Khi sử dụng enzym này để cắt một phân tử ADN có tổng số ${{3.10}^{7}}$ cặp nuclêôtit [bp] thì theo lí thuyết phân tử ADN này sẽ có số vị trí bị cắt là $=\frac{1}{{{4}^{5}}}\times {{3.10}^{7}}=29296,875\approx 29296$ [vị trí cắt].

- Với 29296 vị trí cắt thì sẽ có số đoạn ADN là $29296+1=29297$ đoạn.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Lý thuyết Sinh Học Lớp 12

CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

  • A.1. GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN
    • A.2. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
      • A.3. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ
        • A.4. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
          • A.5. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
            • A.6. ĐỘT BIẾN GEN
              • A.7. NHIỄM SẮC THỂ
                • A.8. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
                  • A.9. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

                    CHƯƠNG 2 TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

                    • B.1. QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEN
                      • B.2. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN
                        • B.3. QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN
                          • B.4. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
                            • B.5. QUY LUẬT DI TRUYỀN NGOÀI NST
                              • B.6. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN

                                CHƯƠNG 3 DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

                                • C.1. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

                                  CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

                                  • D.1. TẠO GIỐNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
                                    • D.2. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN BIẾN DỊ TỔ HỢP
                                      • D.3. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
                                        • D.4. TẠO GIỐNG BẰNG CỘNG NGHỆ GEN
                                          • D.5. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

                                            CHƯƠNG 5 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

                                            • E.1. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

                                              CHƯƠNG 6: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

                                              • F.1. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

                                                CHƯƠNG 7 SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

                                                • G.1. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

                                                  CHƯƠNG 8 CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

                                                  • H.1. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
                                                    • H.2. QUẦN THỂ SINH VẬT
                                                      • H.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

                                                        CHƯƠNG 9 QUẦN XÃ SINH VẬT

                                                        • I.1. QUẦN XÃ SINH VẬT
                                                          • I.2. DIỄN THẾ SINH THÁI

                                                            CHƯƠNG 10 HỆ SINH THÁI SINH QUYỀN

                                                            • J.1. HỆ SINH THÁI
                                                              • J.2. CHU TRÌNH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
                                                                LuyenTap247.com

                                                                Học mọi lúc mọi nơi với Luyện Tập 247

                                                                © 2021 All Rights Reserved.

                                                                Tổng ôn Lý Thuyết
                                                                • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 12
                                                                • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 11
                                                                • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 10
                                                                • Ôn Tập Lý Thuyết Lớp 9
                                                                Câu hỏi ôn tập
                                                                • Luyện thi đại học môn toán
                                                                • Luyện thi đại học môn văn
                                                                • Luyện thi vào lớp 10 môn toán
                                                                • Lớp 11
                                                                Luyện Tập 247 Back to Top

                                                                Bài tập về ADN có lời giải

                                                                Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?

                                                                Trả lời

                                                                Quảng cáo

                                                                * Mô tả cấu trúc không gian của AND:

                                                                - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.

                                                                - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.

                                                                * Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:

                                                                - Khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn kia.

                                                                - Tỉ số: A + G = T + X

                                                                Câu 2: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ

                                                                Trả lời

                                                                Hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ vì quá trình nhân đôi của AND tuân theo các nguyên tắc:

                                                                - Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của AND mẹ.

                                                                - Nguyên tắc giữ lại một nửa [bán bảo toàn]: Trong ADN con có một mạch của ADN mẹ [mạch cũ], mạch còn lại được tổng hợp mới.

                                                                Quảng cáo

                                                                Câu 3: Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Khi ADN trên nhân đôi bốn lần, hãy xác định:

                                                                a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cả quá trình trên.

                                                                b. Số liên kết cộng hoá trị được hình thành trong quá trình.

                                                                c. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong cả quá trình trên.

                                                                Trả lời

                                                                Theo đề bài ta có: %G - %A = 20%

                                                                Theo nguyên tắc bổ sung: %G + %A = 50%

                                                                Nên %G = %X = 35%; %A = %T = 15%

                                                                Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là: N = 14000 : 35% = 40000 [nuclêôtit]

                                                                Số nuclêôtit mỗi loại: G = X = 14000 [nuclêôtit]

                                                                A = T = 6000 [nuclêôtit]

                                                                Quảng cáo

                                                                a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho phân tử ADN nhân đôi 4 lần:

                                                                A = T = 6000 x [24 - 1] = 90000 [nuclêôtit]

                                                                G = X = 14000 x [24 – 1]= 210000 [nuclêôtit]

                                                                b. Số liên kết hoá trị được hình thành: [40000 – 2] x [24 – 1] = 599970

                                                                c. Số liên kết hi đrô bị phả huỷ: [2 x 6000 + 3 x 14000] x 11 = 594000

                                                                Câu 4: ADN dài 5100Å với A = 20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ là bao nhiêu ?

                                                                Trả lời

                                                                Tổng số nuclêôtit của gen là: [5100 x 2] : 3,4 = 3000 [nuclêôtit]

                                                                Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:

                                                                A = T = 3000 x 20% = 600 [nuclêôtit]

                                                                G = X = 3000 x 30% = 900 [nuclêôtit]

                                                                Tổng số liên kết hiđrô ở mỗi phân tử ADN là: 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 900 = 3900

                                                                Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: 3900 x [1 + 2 + 4] = 27300 [liên kết hiđrô]

                                                                Câu 5: Một đoạn AND có cấu trúc như sau:

                                                                Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G-T

                                                                Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X-A

                                                                Viết cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.

                                                                Trả lời

                                                                Cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi:

                                                                ADN 1: -A-G-T-A-T-X-G-T-

                                                                -T-X-A-T-A-G-X-A-

                                                                ADN 2: - T-X-A-T-A-G-X-A-

                                                                - A-G-T-A-T-X-G-T-

                                                                Câu hỏi trắc nghiệm về ADN có đáp án

                                                                Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:

                                                                A. Axit đêôxiribônuclêic

                                                                B. Axit nuclêic

                                                                C. Axit ribônuclêic

                                                                D. Nuclêôtit

                                                                Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

                                                                A. C, H, O, Na, S

                                                                B. C, H, O, N, P

                                                                C. C, H, O, P

                                                                D. C, H, N, P, Mg

                                                                Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

                                                                A. Là một bào quan trong tế bào

                                                                B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

                                                                C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

                                                                D. Cả A, B, C đều đúng

                                                                Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

                                                                A. Axit ribônuclêic

                                                                B. Axit đêôxiribônuclêic

                                                                C. Axit amin

                                                                D. Nuclêôtit

                                                                Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

                                                                A. A, U, G, X

                                                                B. A, T, G, X

                                                                C. A, D, R, T

                                                                D. U, R, D, X

                                                                Câu 6: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

                                                                A. đưa đến sự nhân đôi của NST.

                                                                B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

                                                                C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

                                                                D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

                                                                Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

                                                                A. Menđen

                                                                B. Oatxơn và Cric

                                                                C. Moocgan

                                                                D. Menđen và Moocgan

                                                                Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:

                                                                A. Chiều từ trái sang phải

                                                                B. Chiều từ phải qua trái

                                                                C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

                                                                D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

                                                                Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

                                                                A. 10 Å và 34 Å

                                                                B. 34 Å và 10 Å

                                                                C. 3,4 Å và 34 Å

                                                                D. 3,4 Å và 10 Å

                                                                Câu 10: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

                                                                A. 20 cặp nuclêôtit

                                                                B. 20 nuclêôtit

                                                                C. 10 nuclêôtit

                                                                D. 30 nuclêôtit

                                                                Câu 11: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:

                                                                A. bên ngoài tế bào.

                                                                B. bên ngoài nhân.

                                                                C. trong nhân tế bào.

                                                                D. trên màng tế bào.

                                                                Câu 12: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

                                                                A. Kì trung gian

                                                                B. Kì đầu

                                                                C. Kì giữa

                                                                D. Kì sau và kì cuối

                                                                Câu 13: Từ nào sau đây còn được dùng để chỉ sự tự nhân đôi của ADN?

                                                                A. Tự sao ADN

                                                                B. Tái bản ADN

                                                                C. Sao chép ADN

                                                                D. Cả A, B, C đều đúng

                                                                Câu 14: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là

                                                                A. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào

                                                                B. Nguyên tắc bổ sung

                                                                C. Sự tham gia xúc tác của các enzim

                                                                D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

                                                                Câu 15: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:

                                                                A. 5

                                                                B. 6

                                                                C. 7

                                                                D. 8

                                                                Câu 16: Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:

                                                                A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ

                                                                B. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ

                                                                C. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ

                                                                D. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ

                                                                Câu 17: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:

                                                                A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ

                                                                B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

                                                                C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ

                                                                D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường

                                                                Câu 18: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:

                                                                A. T mạch khuôn

                                                                B. G mạch khuôn

                                                                C. A mạch khuôn

                                                                D. X mạch khuôn

                                                                Câu 19: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

                                                                A. T của môi trường

                                                                B. A của môi trường

                                                                C. G của môi trường

                                                                D. X của môi trường

                                                                Câu 20: Chức năng của ADN là:

                                                                A. Mang thông tin di truyền

                                                                B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

                                                                C. Truyền thông tin di truyền

                                                                D. Mang và truyền thông tin di truyền

                                                                Câu 21: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.

                                                                A. 210

                                                                B. 119

                                                                C. 105

                                                                D. 238

                                                                Câu 22: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

                                                                A. 35%

                                                                B. 15%

                                                                C. 20%

                                                                D. 25%

                                                                Câu 23: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

                                                                A. 1200 nuclêôtit

                                                                B. 2400 nuclêôtit.

                                                                C. 3600 nuclêôtit.

                                                                D. 3120 nuclêôtit.

                                                                Câu 24: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?

                                                                A. 8

                                                                B. 32

                                                                C. 30

                                                                D. 16

                                                                Sử dụng dự kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 25 đến 27

                                                                Một gen có chiều dài 2193 Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T.

                                                                Câu 25: Số lần phân đôi của gen trên là:

                                                                A. 3

                                                                B. 4

                                                                C. 5

                                                                D. 6

                                                                Câu 26: Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình trên.

                                                                A. 41280

                                                                B. 20640

                                                                C. 19995

                                                                D. 39990

                                                                Câu 27: Số nuclêôtit mỗi loại trong gen trên là:

                                                                A. A = T = 258; G = X = 387

                                                                B. A = G = 258; T = X = 387

                                                                C. A = T = 387; G = X = 258

                                                                D. A = T = 129; G = X = 516

                                                                Câu 28: Gen là gì?

                                                                A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit.

                                                                B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.

                                                                C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN.

                                                                D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN

                                                                Câu 29: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng

                                                                A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.

                                                                B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.

                                                                C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

                                                                D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

                                                                Câu 30: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

                                                                A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.

                                                                B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.

                                                                C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.

                                                                D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.

                                                                Đáp án và hướng dẫn giải

                                                                1. A 7. B 13. A 19. D 25. C
                                                                2. B 8. A 14. B 20. D 26. D
                                                                3. C 9. A 15. D 21. C 27. A
                                                                4. D 10 B 16. B 22. A 28. B
                                                                5. B 11. C 17. C 23. B 29. C
                                                                6. A 12. A 18. C 24. C 30. C

                                                                Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

                                                                Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

                                                                Giới thiệu kênh Youtube Tôi

                                                                Video liên quan

                                                                Bài Viết Liên Quan

                                                                Chủ Đề