Nước sinh hoạt có độ ph bao nhiêu năm 2024

Đã bao giờ bạn tự hỏi nước sinh hoạt gia đình bạn đang sử dụng có độ pH bao nhiêu và chỉ số pH nói lên điều gì trong nước sinh hoạt. Nếu còn đang thắc mắc về độ pH trong nước sinh hoạt thì hãy xem ngay bài viết này của The Water MAN để có thêm thông tin cho gia đình mình nhé.

Độ pH trong nước sinh hoạt là gì?

pH là cách viết tắt của cụm từ pondus hydrogenii được định nghĩa là độ hoạt động của hydro trong nước, dùng để làm thước đo xác định tính chất hóa học của dung dịch.

  • Nếu lượng ion H+ trong nước nhiều, hoạt động mạnh thì nước đó mang tính axit.
  • Ngược lại, nếu ion H+ trong nước thấp thì nước đó mang tính chất bazơ.
  • Còn nếu số lượng ion H+ cân bằng với lượng hidroxit [OH-] thì nước đó sẽ là nước trung tính.

Tiêu chuẩn về pH trong nước:

  • pH 7 Nước kiềm hay còn gọi là nước ion kiềm rất tốt cho sức khỏe con người, có tác dụng trong việc cân bằng tính axit trong cơ thể người, hỗ trợ các bệnh đường ruột, góp phần ngăn ngừa các tế bào ung thư, có tính chống oxy hóa.
  • pH = 7 Nước trung tính dùng để uống mỗi ngày, uống thuốc và sinh hoạt hằng ngày

Độ pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải và đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn kim loại. Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng.

Ảnh hưởng của pH trong nước máy, nước uống sinh hoạt đến sức khỏe con người

Độ pH của nước được gọi là an toàn có thể dùng uống, sinh hoạt nằm trong khoảng từ 6.5-8.5. Độ pH trong nước cũng cho ta thấy được sự ăn mòn kim loại đối với đường dẫn ống nước, những vật dụng chứa nước hay thiết bị vận chuyển nước. Những điều này có thể giúp con người đánh giá được mức độ ô nhiễm của nước máy, đánh giá khả năng nước máy, nước sinh hoạt có bị nhiễm kim loại nặng hay không. Từ đó sẽ đưa ra được những cách khắc phục xử lý.

Nước có pH thấp chứa nhiều axit, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể ví dụ như uống nước có độ pH thấp làm hỏng men răng. Nước có chỉ số pH thấp có thể gây suy giảm miễn dịch, đau dạ dày, hội chứng về tim mạch, tiểu đường,...

Nước có pH cao có thể gây nên các bệnh ngoài da như gây khô da, ngứa ngáy, khó chịu,... Khi đun nước có pH cao như vậy thì các hợp chất hữu cơ sẽ giảm xuống và đóng cặn làm tăng nguy cơ hình thành nên sỏi thận và các bệnh lý về tim mạch.

Độ pH thấp hay cao còn là sự thể hiện độ xâm nhập của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước sinh hoạt. Không những thế độ pH còn ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

pH của nước sinh hoạt là bao nhiêu?

Nước máy: nước từ những nguồn khác nhau sẽ có độ pH khác nhau. Nguồn nước máy hay còn gọi là nước thủy cục là nước được nhà máy cấp thoát nước đô thị xử lý và sau đó cung cấp cho chúng ta sử dụng. Thường thì nước ngầm, nước mặt sông thường có độ pH là 7

Nước đóng bình, đóng chai: độ pH nằm trong khoảng từ 6.5-8.5. Độ pH sẽ tùy thuộc vào chất lượng theo nhà nước quy định và nhà sản xuất.

Nước RO: có độ pH từ 6.5 - 7.5 do màng lọc RO lọc hầu hết các tạp chất, kháng chất trong nước để tạo ra nước tinh khiết.

Cách đo độ pH của nước sinh hoạt

Sử dụng giấy quỳ tím: Quỳ là hỗn hợp hòa tan trong nước của các loại thuốc nhuộm khác nhau, được tách từ một số loài địa y, giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch quỳ trong etanol hoặc nước. Đây là công cụ thông dụng và phổ biến nhất để kiểm tra nước có tính axit hay tính kiềm. Dùng quỳ tím nhúng vào dung dịch nước cần đo độ pH. Nếu quỳ tím chuyển đỏ thì mẫu nước có tính axit [độ pH nhỏ hơn 7]. Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì mẫu nước có tính bazơ [độ pH lớn hơn 7]. Nếu quỳ tím không đổi màu thì nước trung tính.

Sử dụng máy đo độ pH: dùng máy đo nhúng đầu đo vào dung dịch nước, trên màn hình sẽ hiển thị chỉ số pH. Máy sẽ cho ra kết quả khá đúng, độ chính xác 1/10 hoặc 1/100.

Riêng với nước giếng khoan, nhất thiết phải có công cụ đo chuyên nghiệp trong phòng thí nghiệm để có kết quả chính xác.

Cách nhận biết pH trong nước sinh hoạt bằng cảm quan

Nước có độ pH thấp thường sẽ có các vết mờ xanh rêu trên vật dụng chứa nước bằng kim loại đồng, vết màu đỏ sẽ bám trên thiết bị bằng thép. Vị của nước có độ pH thấp thường chua và có màu vàng đục,..

Nước có độ pH cao thì khi nấu sôi sẽ bị đóng cặn, dùng về lâu dài sẽ bị sỏi thận như đã đề cập ở trên.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về độ pH ở trong nước sinh hoạt. Có nhiều gia đình vì lo ngại vấn đề về chất lượng nước, độ pH của nước nên đã sử dụng máy lọc nước RO để dùng. Bạn cần thêm thông tin gì về độ pH trong nước và có điều gì muốn chia sẻ thì để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nước sinh hoạt gia đình.

Nước uống có pH bao nhiêu là tốt?

3. Uống nước kiềm độ pH từ 7.0 - 9.5 tốt cho sức khỏe. Nước kiềm có độ pH dao động từ 7.0 đến 14.0, tuy nhiên chỉ có nguồn nước pH từ 7.0 - 9.5 mới thực sự tốt cho sức khỏe và được nhiều chuyên gia khuyên dùng: Nước kiềm nhẹ pH từ 7.0 - 8.5: Sử dụng làm nước uống trực tiếp, dành cho người muốn làm quen với nước kiềm.

Nước thủy cục có pH bao nhiêu?

Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Theo Tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5.

Nước lọc RO có độ pH là bao nhiêu?

Độ pH của nước RO Máy lọc nước RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược cho nguồn nước đầu ra là nước tinh khiết. Hiện nay rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng loại máy này để mang lại nguồn nước sạch. Thông thường nước RO có độ pH dao động từ 5 - 7.

Nước nhiễm pHèn có độ pH bao nhiêu?

Do hàm lượng các ion hòa tan trong nước ở mỗi khu vực là khác nhau. Độ pH của nước nhiễm phèn thông thường dao động 5 -6,5. Mức độ nhiễm phèn càng cao thì độ pH trong nước càng thấp.

Chủ Đề