Nơi khám chữa bệnh ban đầu là gì năm 2024

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật BHYT người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Theo đó, vào tháng đầu mỗi quý bà có thể nộp hồ sơ thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) cho cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ bằng một trong các hình thức sau:

- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;

- Thông qua dịch vụ bưu chính;

- Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc thông qua Tổ chức I-VAN.

Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, xã bất kỳ, không bị giới hạn trong địa bàn tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Nơi khám chữa bệnh ban đầu là gì năm 2024

Bảo hiểm y tế

Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp chuyển tuyến thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
..."

Theo đó, khi chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình những loại giấy tờ trên để được khám chữa bệnh hưởng bảo hiểm theo quy định.

Mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định điều kiện của cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu như sau:

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 3 Thông tư 40/2015/TT-BYT nếu chưa có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì phải có đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu, cung ứng, cấp phát thuốc trong phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập: Có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập.

- Riêng đối với Phòng khám đa khoa thì phải có ít nhất 02 (hai) chuyên khoa nội và ngoại; Đối với phòng khám đa khoa có khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em, ngoài 02 (hai) chuyên khoa trên, phải có chuyên khoa nhi.

2. Quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu

2.1 Quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở tuyến xã, huyện

Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT)

2.2 Quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở tuyến tỉnh, trung ương

- Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT trong các trường hợp sau đây:

+ Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn 52 HD/BTCTW năm 2005 được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT;

+ Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

- Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

(Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT)

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mất bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm y tế không phải tốn bất cứ chi phí nào cho việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Hồ sơ làm thủ tục này sẽ được giải quyết trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định pháp luật.

Nơi khám chữa bệnh ban đầu có ảnh hưởng gì không?

Như vậy, việc bạn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không làm ảnh hưởng đến việc tính thời gian tham gia Bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.

Làm sao để biết nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu?

Xem thông tin Nơi DDKKCB BD trên thẻ BHYT;.

Tra cứu trực tuyến qua cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;.

Đối với người tham gia có sử dụng Ứng dụng VssID BHXH Số có thể tra cứu online qua ứng dụng này;.

Tra cứu Nơi ĐKKCB BD bằng cách gửi tin nhắn đến số 8079;.

Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại đầu?

Khoản 1, Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế và Điều 8 và 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh sau: - Cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu tuyến xã, tuyến huyện và tương đương; không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi ...