Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối nội của nhà Lý

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

24/03/2005
Chính sách dân tộc của các Vương triều phong kiến Việt Nam

GS.TS Phan Hữu Dật - PGS.TS Lâm Bá Nam

Là một quốc gia đa dân tộc, từ rất sớm, các dân tộc ở nước ta đã góp phần xứng đáng trong tiến trình dựng nước và giữ nước của cộng đồng dân tộc Việt Nam, làm nên bức tranh phong phú, đa dạng về lịch sử - kinh tế - văn hóa - xã Nam ở nước ta. Để vượt qua bão táp của lịnh sử, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, giữ vững chủ quyền dân tộc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết, đảm bảo cho sự vững bền của sức mạnh quốc gia, ông cha ta đã sớm nhận thức vấn đề dân tộc và từng bước xây dựng chính sách tương ứng với các điều kiện lịch sử và yêu cầu của đất nước đặt ra.

Từ buổi đầu dựng nước và sau đó là thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, vấn đề dân tộc mới chỉ xuất hiện dưới dạng sơ khai, trong đó chủ yếu là gương cao ngọn cờ độc lập tự chủ để tập hợp mọi lực lượng dưới ngọn cờ đại nghĩa. Từ lời thề sông Hát, Hai Bà Trưng “hô một tiếng mà cả 65 thành vùng dậy” như lời ghi trong sử cũ chính là thể hiện sự tập hợp ấy. Chính sách dân tộc chỉ có thể ra đời một cách thực sự khi ông cha ta bắt tay xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từ thế kỷ XI.

Ngay từ thời Lý - Trần, ông cha ta đã coi vùng miền núi là “phên dậu” có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Vì vấn đề sống còn luôn luôn đặt ra là “Xã tắc biên cương lo phòng thủ”. Các triều đại thường xác định đây là “trọng trấn”, là “bình phong phên chắn của trung đô”. Và do đó, trong suốt 9 thế kỷ, bất cứ triều đại nào cũng ban hành các chính sách, biện pháp đối với các dân tộc thiểu số ngay từ khi xây dựng vương triều của mình. Lý Thái Tổ ngay sau khi lên ngôi đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân. Lê Lợi và cả Quang Trung sau này ngay khi khởi nghĩa đã gương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân tộc. Gia Long vừa lên ngôi đã ban bố các chính sách với cư dân miền Thượng... Và vì thế chính sách dân tộc được xây dựng, thực thi một cách nhất quán đối với từng vương triều.

Nhìn một cách chung nhất, chính sách dân tộc của các vương triều phong kiến Việt Nam thể hiện trên một số mặt:

- Ràng buộc, thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số, phủ dụ dân chúng. Đây là chính sách được thực hiện một cách nhất quán của tất cả các vương triều mặc dù các biện pháp thực hiện có khác nhau. Dưới thời Lý, chính sách này được thực hiện trước hết thông qua sự ràng buộc về hôn nhân, nhiều tù trưởng trở thành phò mã, gắn bó và chịu sự thần phục của triều đình. Từ thời Trần trở đi, chính sách này bị bãi bỏ, thay vào đó là chính sách an dân, vỗ về thu phục. Nhà Trần thường cử những quý tộc có khả năng, những quan lại danh tiếng, am hiểu phong tục tập quán lên trấn trị biên cương như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tảng, Trương Hán Siêu,... Chính sách này tiếp tục được thực hiện trong các triều đại tiếp theo... Bên cạnh đó, các tù trưởng dân tộc thiểu số vẫn được sử dụng trong việc cai trị ở các địa phương, được ban chức tước và trao quyền hành lớn. Chính sách “mềm dẻo phương xa” hay “nhu viễn” của các vương triều đã trở thành tư tưởng nhất quán nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khai thác vị trí, tầm quan trọng của các dân tộc trong việc bảo vệ đất nước... Và đã được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Sử dụng sức mạnh của Nhà nước trung ương, chống xu hướng ly khai cát cứ, để thống nhất quốc gia. Bắt đầu từ thời Lý, ông cha ta bắt tay vào xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền độc lập tự chủ. Để thực hiện mục đích đó, vấn đề đặt ra là củng cố sự thống nhất quốc gia, đập tan các mầm mống ly khai. Bất cứ một vương triều nào cũng sử dụng các biện pháp cứng rắn nhằm thu phục các tù trưởng dân tộc thiểu số và vỗ yên dân chúng. Trên phương diện này, các vương triều Lý, Trần, Lê Sơ không chỉ thực hiện đơn thuần biện pháp trấn áp mà quan trọng hơn là lôi kéo, ràng buộc, khoan dung đưa họ hoà nhập vào cộng đồng quốc gia. Nhà Lý sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của họ Nùng lại tiến hành ban tước, trao cho quyền tự trị, cai quản.

- Giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với điều kiện lịch sử. Đây là một trong những đặc điểm và thành công của ông cha ta khi giải quyết vấn đề dân tộc. Nếu như trong bước đầu bắt tay xây dựng Nhà nước trung ương tập quyền, chính sách “mềm dẻo phương xa” được sử dụng một cách triệt để, khi mà chính quyền trung ương chưa đủ sức với tay cai trị một cách trực tiếp các vùng dân tộc thiểu số, thì càng về sau các nhà nước thời Lê - Nguyễn đã từng bước xác lập vị trí, quyền lực của mình ở khu vực này, tiến hành cải tổ bộ máy hành chính, pháp luật hoá chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Có thể thấy rõ điều này qua Luật Hồng Đức và Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ.

Có thể thấy, mỗi khi đất nước bị đe doạ hoặc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thì vai trò của các thủ lĩnh và nhân dân các dân tộc thiểu số được khẳng định. Nhiều tù trưởng đã có công lớn trong các cuộc kháng chiến như Thân Cảnh Phúc trong kháng chiến chống Tống thời Lý; Hà Bổng, Nguyễn Lộc trong kháng chiến chống Nguyên Mông thời Trần; Lê Lai, Lê Hiểm, Cầm Quý, Sa Khả Tham, Bế Khái Thiệu, Chu Sư Nham, Hà Thế Trật, Hà Khả Chinh... trong kháng chiến chống giặc Minh... Nhiều dòng họ và cư dân được ban quốc tính như họ Sa ở Tây Bắc hay một bộ phận cư dân Mường ở Thanh Hoá... Tên tuổi của họ được ghi vào lịch sử dân tộc. Trong các cuộc khởi nghĩa và phong trào quật khởi như Lam Sơn, Tây Sơn... đã có sự đóng góp to lớn của đông đảo các tầng lớp nhân dân thuộc dân tộc thiểu số.

Nếu như trong thời Lý, Trần, Hồ, Lê, vấn đề dân tộc mới chỉ giải quyết trên khu vực lãnh thổ từ Thuận Hoá trở ra, thì đến thời Nguyễn, vấn đề dân tộc được đặt ra và yêu cầu phải giải quyết trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hiện nay. Và do đó, ngay từ rất sớm, nhà Nguyễn đã ban hành một số chính sách đối với các vùng dân tộc thiểu số. Đó là những chính sách kịp thời, phù hợp trong điều kiện lúc bấy giờ.

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là đặt ra vấn đề dân tộc như nhiệm vụ then chốt trong hoạt động đối nội và coi đó là một “hằng số” trong một quốc gia đa dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các triều đại đều chú trọng: Củng cố sự thống nhất quốc gia; bảo toàn nền độc lập tự chủ; khẳng định vị trí, quyền lực của Nhà nước trung ương; tranh thủ tối đa sức mạnh tiềm lực của các tù trưởng và nhân dân các dân tộc thiểu số; khai thác các nguồn lợi vùng miền núi và dân tộc.

Thực hiện chính sách ràng buộc, thần phục các thủ lĩnh và các dân tộc thiểu số vì quyền lợi của quốc gia. Để thực hiện điều này, ông cha ta đã sử dụng nhiều biện pháp: phong thưởng, ban tước, trao một phần quyền lực, đặt các tù trưởng trong hệ thống hành chính [chức dịch, quan lại] của Nhà nước; ban hành một số chính sách về kinh tế - xã hội ví như các chính sách thời Gia Long, Minh Mạng... nhằm “vỗ về” dân chúng.

Sử dụng một cách kiên quyết các biện pháp nhằm loại bỏ xu hướng ly khai vì sự thống nhất của cộng đồng quốc gia. Dưới góc độ lịch sử có thể coi đây là biện pháp cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc, chống lại sự thù địch bên ngoài, phát triển quốc gia một cách vững chắc.

Đào tạo, sử dụng đội ngũ viên chức quan lại đặc biệt là thuộc người dân tộc thiểu số. Ông cha ta một mặt tuyển chọn sử dụng quan lại tại chỗ [lựa chọn từ người thuộc dân tộc thiểu số], đồng thời đào tạo, lựa chọn quan lại người Việt, như trường hợp Trần Nhật Duật dưới thời Trần, hay đào tạo viên chức quan lại một cách bài bản dưới thời Nguyễn.

Giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với đặc thù dân tộc. Đây là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Sự phát triển của chính sách dân tộc từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX cho thấy không thể can thiệp một cách thô bạo đối với các dân tộc. Chỉ có thể giải quyết thoả đáng vấn đề dân tộc khi chú ý đến đặc trưng này. Phương châm được nêu lên dưới thời Gia Long và Minh Mạng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tâm lý... của các dân tộc thiểu số thực sự xuất phát từ cơ sở thực tiễn về vấn đề dân tộc.

Thể chế hoá vấn đề dân tộc. Đây là một trong những kinh nghiệm quý giá mà ông cha đã sử dụng. Có thể thấy rõ điều này qua Luật Hồng Đức, Hội điển và hệ thống các chiếu chỉ, dụ do các vua ban hành trong tất cả các triều đại.

Giải quyết vấn đề dân tộc không thể tách rời tổng thể các chính sách về kinh tế - xã hội. Thực tế lịch sử cho thấy, chính sách dân tộc không thể thực hiện một cách đơn tuyến, cũng không thể là hình thức “ban phát”, “ban ơn”. Trong lịch sử, xét riêng về chính sách dân tộc có không ít các giá trị, những sự đối nghịch giữa nhà nước và các dân tộc thiểu số vẫn diễn ra từng nơi, từng lúc. Một trong những nguyên nhân cần chỉ ra là sự thiếu vắng các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội; hơn thế nữa các chính sách về thuế khoá nặng về bóc lột và khai thác, tất yếu dẫn đến sự bất bình của nhân dân.

Sự bất bình đẳng về dân tộc là hạn chế rất căn bản trong chính sách dân tộc của các vương triều phong kiến. Nếu như trước yêu cầu bảo vệ độc lập dân tộc, ngọn cờ đoàn kết dân tộc đã mang lại hiệu quả như trong các cuộc kháng chiến phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh; thì trong thời bình, các dân tộc thiểu số lại ít được chú ý về đời sống, thậm chí còn bị phân biệt đối xử như “cấm vào Kinh đô”, “cấm được kết bạn với người Kinh”...

Đồng hoá là một trong những chủ trương không đúng về vấn đề dân tộc, đặc biệt là “đồng hoá cưỡng bức”. Chính sự đồng hoá này đã làm hao mòn các giá trị văn hoá dân tộc, vừa mang tính kỳ thị, vừa mang tính áp đặt.

Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử nước ta. Kinh nghiệm từ di sản lịch sử cần phải được xem xét một cách toàn diện, khoa học, xuất phát từ tình hình cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc. Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam có những thiếu sót do những hạn chế của lịch sử, là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên ta có thể chắt lọc trong đó, những yếu tố tích cực, có thể phục vụ cho sự phát triển của đất nước hiện nay.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”, đồng thời chỉ rõ rằng phải “chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc”.

Những bài học rút ra từ lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,049,636

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề