Nội dung chính của môn học cung cấp điện

71
863 KB
5
48

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 71 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CUNG CẤP ĐIỆN THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO MỘT XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP  LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với xu thế hội nhập, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Trong quá trình phát triển đó, điện năng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó ngày nay điện năng được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... tăng lên không ngừng. Để đảm bảo những nhu cầu to lớn đó, chúng ta phải có một hệ thống cung cấp điện an toàn và tin cậy. Với đồ án: “Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một xí nghiệp công nghiệp”, sau một thời gian làm đồ án, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Phúc Huy, đến nay, về cơ bản em đã hoàn thành nội dung đồ án môn học này. Do thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhiệm vụ công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phúc Huy đã giúp em hoàn thành đồ án này. Hà Nội, tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực hiện: Vũ Tuấn Minh Đồ Án Môn Học Cung Cấp Điện Page 1 ĐỒ ÁN 2 THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO MỘT XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP A. Dữ kiện. Thiết kế cung cấp điện cho một xí nghiệp công nghiệp gồm các phân xưởng với các dữ kiện cho trong bảng 2.1, lấy theo vần alphabê của họ và tên người thiết kế. Công suất ngắn mạch tại điểm đấu điện Sk, MVA, khoảng cách từ điểm đấu điện đến nhà máy là L, m. Cấp điện áp truyền tải là 100kV. Thời gian sử dụng công suất cực đại là TM, h. Phụ tải loại I và loại II chiếm kI&II, %. Giá thành tổn thất điện năng △ = 1000 đ/kWh; suất thiệt hại do mất điện gth = 7500 đ/kWh; hao tổn điện áp cho phép trong mạng tính từ nguồn [điểm đấu điện] là ΔU = 5%. Các số liệu khác lấy trong phụ lục và các sổ tay thiết kế điện. Số liệu thiết kế cung cấp điện cho nhà máy: Alphabe V T M Nhà máy 4 Họ Phân xưởng Số hiệu Phương án 3 A Tên đệm Sk, KI&II, TM, h MVA % 250 75 L, m Tên Hướng tới của nguồn 5400 249,73 Đông Nam B. Nhiệm vụ thiết kế. I . Tính toán phụ tải. 1.1 . Xác định phụ tải tính toán phân xưởng. - Xác định phụ tải động lực của các phân xưởng. Xác định phụ tải chiếu sáng [lấy p0 = 15 W/m2 ] và thông thoáng. Tổng hợp phụ tải của mỗi phân xưởng. 1.2 . Xác định phụ tải của các phân xưởng khác. 1.3 . Tổng hợp phụ tải của toàn xí nghiệp xây dựng biểu diễn biểu đồ phụ tải trên mặt bằng xí nghiệp dưới dạng các hình tròn bán kính r. Đồ Án Môn Học Cung Cấp Điện Page 2 II . Xác định sơ đồ nối của mạng điện nhà máy. 2.1. Chọn cấp điện áp phân phối. 2.2. Xác định vị trí đặt trạm biến áp [ hoặc trạm phân phối trung tâm – TPPTT]. 2.3. Chọn công suất và số lượng máy biến áp của trạm biến áp nhà máy và các trạm biến áp phân xưởng. 2.4. Chọn dây dẫn từ nguồn đến trạm biến áp nhà máy [ hoặc TPPTT]. 2.5. Lựa chọn sơ đồ nối điện từ trạm biến áp nhà máy/TPPTT đến các phân xưởng [so sánh ít nhất 2 phương án]. III. Tính toán điện. 3.1. Xác định hao tổn điện áp trên đường dây và trong máy biến áp. 3.2. Xác định hao tổn công suất. 3.3. Xác định tổn thất điện năng. IV. Chọn và kiểm tra thiết bị điện. 4.1. Tính toán ngắn mạch tại các điểm đặc trưng [ chọn điểm ngắn mạch phù hợp]. 4.2. Chọn và kiểm tra thiết bị: - Cáp điện lực. - Thanh cái và sứ đỡ. - Máy cắt, dao cách ly, cầu dao, cầu chảy, aptomat - Máy biến dòng và các thiết bị đo lường. 4.3. Kiểm tra chế độ mở máy động cơ. V. Tính toán bù hệ số công suất. 5.1. Tính toán bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất lên giá trị cosφ2 = 0,9. 5.2. Đánh giá hiệu quả bù. VI. Tính toán nối đất và chống sét. Đồ Án Môn Học Cung Cấp Điện Page 3 VII. Hạch toán công trình. 7.1. Liệt kê thiết bị. 7.2. Xác định các chỉ tiêu kinh tế. - Tổng vốn đầu tư của công trình. - Vốn đầu tư trên 1 đơn vị công suất đặt. - Tổng chí phí trên một đơn vị điện năng… Bản vẽ: 1. Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp với sự bố trí các thiết bị và biểu đồ phụ tải. 2. Sơ đồ mạng điện trên mặt bằng xí nghiệp [gồm cả các sơ đồ của các phương án so sánh]. 3. Sơ đồ nguyên lý mạng điện [với đầy đủ mã hiệu của các thiết bị lựa chọn]. 4. Sơ đồ trạm biến áp gồm : sơ đồ nguyên lý, sơ đồ mặt bằng và mặt cắt trạm biến áp, sơ đồ nối đất. 5. Bảng số liệu và các kết quả tính toán. Đồ Án Môn Học Cung Cấp Điện Page 4 CHƯƠNG I: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI  Mục đích của việc xác định phụ tải tính toán. Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực tế về mặt hiệu quả phát nhiệt hoặc mức độ hủy hoại cách điện. Nói cách khác, phụ tải tính toán cũng đốt nóng thiết bị lên tới nhiệt độ tương tự như phụ tải thực tế gây ra, vì vậy chọn thiết bị theo phụ tải tính toán sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị về mặt phát nóng. Phụ tải tính toán được sử dụng để chọn lựa và kiểm tra các thiết bị trong HTĐ như: máy biến áp, dây dẫn, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ… tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn thất điện áp; lựa chọn dung lượng bù công suất phản kháng… Phụ tải tính toán phụ thuộc vào các yếu tố như: công suất, số lượng các máy, chế độ vận hành của chúng, quy trình công nghệ sản xuất, trình độ vận hành của công nhân. Vì vậy xác định phụ tải tính toán là nhiệm vụ khó khăn nhưng rất quan trọng.Bởi vì nếu phụ tải tính toán được xác định nhỏ hơn phụ tải thực tế sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị điện, có khi dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm. Nếu phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế quá nhiều thì các thiết bị điện[đóng ngắt,máy biến áp…] và tiết diện dây dẫn sẽ phải làm lớn hơn so với yêu cầu do đó làm gia tăng vốn đầu tư, gây lãng phí.  Các phương pháp xác định phụ tải tính toán. Do tính chất quan trọng của phụ tải tính toán nên đã có nhiều công trình nghiên cứu và có nhiều phương pháp tính toán phụ tải điện. Song phụ tải điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên chưa thể có phương pháp nào tính toán một cách toàn diện và chính xác. Những phương pháp đơn giản thuận tiện cho tính toán thì lại thiếu độ chính xác, còn nếu nâng cao được độ chính xác, xét đến ảnh hưởng của nhiều yếu tố thì khối lượng tính toán lại rất lớn, phức tạp, thậm chí là không thực hiện được trong thực tế. Tùy thuộc đặc điểm của từng loại phụ tải, có thể áp dụng những phương pháp sau: - Phương pháp tính theo hệ số nhu cầu Phương pháp tính theo công suất trung bình Phương pháp tính theo suất tiêu hao điện năng cho 1 đơn vị sản phẩm Phương pháp tính theo suất phụ tải trên đơn vị diện tích sản xuất Đồ Án Môn Học Cung Cấp Điện Page 5  Xác định phụ tải tính toán phân xưởng. Trong một phân xưởng thường có nhiều thiết bị có công suất và chế độ làm việc khác nhau, muốn xác định phụ tải tính toán chính xác cần phải phân nhóm các thiết bị. Việc phân nhóm các thiết bị tuân theo các nguyên tắc sau: - - Mỗi nhóm có n thiết bị [n

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

GIỚI THIỆU CÁC TÀI LIỆU VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

[Tác giả: Trần Tấn Lợi]

[Bạn có thể tải về máy của mình thông qua các file đính kèm ở phần cuối trang này]

    Trang này giới thiệu một số các tài liệu tham khảo của cùng tác giả: TRẦN TẤN LỢI trong lĩnh vực cung cấp điện, lĩnh vực mà tác giả đã có khá nhiều kinh nghiệm cả trong thực tế lẫn trong lý thuyết. Tuy vậy đây cũng chỉ là những tài liệu tham khảo mà thôi, vì chúng mới chỉ dừng lại ở mức các tài liệu tóm tắt chưa xuất bản thành sách, do nó còn chứa khá nhiều lỗi chế bản, cũng như còn khá nhiều vấn đề chuyên môn chưa được đề cập một cách đầy đủ, mong Bạn đọc thông cảm. 

1. Bài giảng hệ thống cung cấp điện:

    Đây là tập đề cương bài giảng chi tiết, được tác giả viết để dùng chung cho tất cả các sinh viên ngành Điện [bao gồm Tự động hóa Xí nghiệp, Đo lường tinh học, thiết bị điện; Hệ thống điện...], nó cũng còng được dùng cho ngạch  kỹ sư kinh tế điện đang theo học tại trường đại học Bách khoa Hà Nội. Bạn đọc có thể tải xuống từ file BG-CCD.DOC trong tệp đính kèm tại cuối trang này. 

2.  Hướng dẫn đồ án môn học cung cấp điện:

    Đây là tập đề cương chi tiết của riêng tác giả, dùng cho việc hướng dẫn đồ án môn học cung cấp điện cho các chuyên ngành học có làm đồ án môn học. Tài liệu này chỉ là đề cương hướng dẫn nên không chứa đựng các tài liệu tra cứu bên trong. Bạn đọc có thể tải xuống từ file HD-DAMH-CCD.DOC trong tệp đính kèm tại cuối trang này. 

3. Câu hỏi thi mở vở môn học cung cấp điện:

    Đây là tài liệu hướng dẫn ôn tập để thi tốt theo cách mở vở, thường được tác giả cho sinh viên của mình thi sau các khóa học môn cung cấp điện cùng tác giả. Bạn đọc có thể tải xuống từ file CH_thi_CCD&KTCS.DOC trong tệp đính kèm tại cuối trang này. 

4. Hướng dẫn bài tập dài môn học cung cấp điện:

    Đây là tập đề cương chi tiết của riêng tác giả, dùng cho việc hướng dẫn bài tập dài môn học cung cấp điện cho các chuyên ngành học có làm bài tập dài. Tài liệu này chỉ là đề cương hướng dẫn nên không chứa đựng các tài liệu tra cứu bên trong. Bạn đọc có thể tải xuống từ file HD-BTD-CCD.DOC trong tệp đính kèm tại cuối trang này. 

5. Bài tập có lời giải:

    Đây là tập tài liệu gồm một số dạng bài tập cung cấp điện có lời giải, nhằm cung cấp một số kiến thức tham khảo để hoàn thiện bài tập dài, đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp môn học hệ thống cung cấp điện. Bạn có thể tải tập dữ liệu này trong file BAITAPMAU.DOC trong tệp đính kèm ở cuối trang này. 

6. Bài giảng cung cấp điện và kỹ thuật chiếu sáng:

    Đây là tập bài giảng chi tiết, được tác giả viết để dùng chung cho sinh viên ngành điện, điện tử trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, hoặc các ngành khác tương đương. Tài liệu này có thể tải xuống từ file CCD-KTCS.DOC 

Phần dưới đây là nội dung file CH_thi_CCD&KTCS.DOC

[ĐỀ THI ĐƯỢC PHÉP THAM KHẢO TÀI LIÊU]

  1. Hộ dùng điện cho xí nghiệp được phân loại theo chỉ tiêu các nào? dùng để làm gì? Hãy nêu các cách phân loại đó.
  2. Đồ thị phụ tải hàng ngày, tháng, năm, được dùng vào việc gì trong thiết kế cung cấp điện? Hãy nêu ý nghĩa và phạm vi sử dụng của từng loại.
  3. Tại sao phải tính phụ tải tính toán? Có những phương pháp nào để tính phụ tải tính toán theo điều kiện phát nóng [chỉ trình bầy tên các phương pháp và phạm vi sử dụng của chúng].
  4. Việc đưa ra khái niệm Tmax và  t  nhằm mục đích gì?   Tmax và t được dùng vào  việc gì trong thiết kế CCĐ ?. Hãy nêu cách tính.
  5. Khi có 2 phương án cần so sánh kinh tế kỹ thuật người ta lấy chỉ tiêu nào để lựa chọn phương án - Hãy nêu cách tính.
  6. Khi có nhiều phương án cần so sánh kinh tế kỹ thuật người ta sẽ dựa trên chỉ tiêu nào để lựa chọn phương án? Nếu muốn kể đến cả độ tin cậy CCĐ của các PA’ nữa thì làm thế nào?.
  7. Người ta dựa trên tính chất gì để xây dựng các qui tắc tính quá tải máy biến áp? Việc tính quá tải máy biến áp nhằm mục đích gì? - hãy nêu các qui tắc chính.
  8. Vận hành kinh tế trạm biến áp nhằm đạt đến mục tiêu tổng thể nào? Hãy trình bầy cụ thể cách vận hành kinh tế cho các trạm biến áp.
  9. Tiết diện dây dẫn chọn theo điều kiện pháp nóng cho phép sẽ đảm bảo được điều kiện gì? Hãy nêu cách chọn.
  10. Tiết diện dây chọn theo  DUcf sẽ bảm bảo được điều kiện kỹ thuật nào? Hãy nêu cách tính.
  11. Chọn dây theo điều kiện kinh tế sẽ đạt được mục tiêu tổng thể nào?. Khi nào thì người ta sẽ chọn dây theo phương pháp này? Hãy nêu cách chọn.
  12. Sơ đồ thay thế đường dây được xây dựng để làm gì?.  Các phần tử của sơ đồ thay thế đặc trưng cho các đại lượng nào?; Hãy nêu cách tính các phần tử đó.
  13. Sơ đồ thay thế máy biến áp được xây dựng để làm gì? Trong tính toán hệ thống điện người ta hay sử dụng loại sơ đồ thay thế nào?; Hãy nêu cách tính các thông số của sơ đồ thay thế máy biến áp [máy biến áp 2 cuộn dây].
  14. Tại sao nâng cao hệ số cosj sẽ giảm được DP, DA, DU  và tăng khả năng truyền tải của hệ thống [đường dây và máy biến áp].
  15. Có cách nào không cần bù công suất phản kháng mà vẫn nâng cao được hệ số cosj của lưới ?. Hãy nêu các biện pháp đó.
  16. Thực chất của việc nâng cao hệ số cosj tự nhiên là gì?  Hãy nêu cách các biện pháp cụ thể.
  17. Hãy phân tích ưu nhược điểm của 2 loại thiết bị bù dùng trong hệ thống CCĐ. Thường được dùng ở đâu? trong hệ thống cung cấp điện.
  18. Hãy chứng minh rằng độ sáng của một bóng đèn chưa hẳn phụ thuộc vào công suất tiêu thụ của đèn.
  19. Có những điều kiện nào để chọn máy cắt điện. Nếu những điều kiện đó không được đảm bảo thì khi nào máy cắt sẽ bị hỏng và hỏng ở bộ phận nào? [không nêu nhiệm vụ cấu tạo].
  20. Các khí cụ điện chỉ được chọn theo các điều kiện dài hạn [Uđm ; Iđm] đã đủ chưa? Vì  sao? và cần phải bổ xung thêm các điều kiện nào khác?
  21. Tính tổn thất công suất trong mạng điện nhằm mục đích gì trong thiết kế hệ thống điện? Hãy cho ví dụ cụ thể và nêu cách tính.
  22. Vì sao phải tính tổn thất điện áp trên đường dây? Hãy nêu cách tính tổn thất điện áp cho đường dây cung cấp [phương pháp đồ thị và giải tích].
  23. Vì sao phải tính tổn thất điện áp trên đường dây? Hãy nêu cách tính tổn thất điện áp cho đường dây mạng phân phối [phụ tải tập chung và phụ tải phân bố đều].
  24. Tại sao khi bù công suất phản kháng cho một trạm biến áp người ta lại thường phải tiến hành phân phối dung lượng bù về phía cao và hạ áp của trạm trước, sau đó mới đặt vấn phân nhỏ đặt sâu về phía phụ tải? [hãy nêu cách phân phối đó].
  25. Có những phương pháp chọn tiết diện dây dẫn nào? Khi nào thì nên sử dụng phương pháp đó và nếu sử dụng phương pháp đó thì có cần kiểm tra lại tiết diện của dây theo một phương pháp khác nào không? vì sao?
  26. Nếu muốn vừa đảm bảo tiêu chuẩn DUcf và DAmin thì tiết diện dây dẫn nên được chọn như thế nào? Hãy nêu cách chọn.
  27. Khi có yêu cầu về thiết kế CCĐ cho một trạm bơm, một xưởng sản xuất hay một khu vực cụ thể nào đó; thì theo Bạn cần phải tiến hành những công việc cụ thể nào? [nêu trình tự tên các công việc cần phải tiến hành]?.
  28. Các phương pháp tính toán chiếu sáng đều phải dựa trên chỉ tiêu nào để tiến hành tính. Có những nhóm phương pháp tính nào? và chúng thường được dùng tại đâu vì sao?
  29. Tại sao phải tính phụ tải đỉnh nhọn? Việc tính phụ tải đỉnh nhọn cho một nhóm máy [công thức tính được xây dựng trên quan điểm nào?]. Hãy nêu cách tính.
  30. Tại sao khi chọn tiết diện dây cáp cho mạng hạ áp người ta lại qui định là phải kiểm tra theo các điều kiện phối hợp với các thiết bị bảo vệ?  ; [việc qui định như vậy nhằm chánh hiện tượng gì]? Hãy nêu cách tính.
  31. Điều kiện phối hợp giữa aptomat và dây dẫn nhằm mục đích gì? Nếu điều kiện đó không được thỏa mãn thì điều gì sẽ xẩy ra và xẩy ra tại thời điểm nào. Hãy nêu cụ thể từng điều kiện đó.
  32. Cầu dao cách ly được chọn theo các điều kiện nào? nhằm bảo vệ cho nó khỏi bị phá hỏng về phương diện nào? [nêu ý nghĩa cụ thể của từng điều kiện].
  33. Máy cắt phụ tải  được chọn theo các điều kiện nào? nhằm bảo vệ cho nó khỏi bị phá hỏng về phương diện nào? [nêu ý nghĩa cụ thể của từng điều kiện].
  34. Cầu chì được chọn theo các điều kiện nào? nhằm bảo vệ cho nó khỏi bị phá hỏng về phương diện nào? [không nêu nhiện vụ, cấu tạo, cần nêu ý nghĩa cụ thể của từng điều kiện].
  35. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa quá tải bình thường và quá tải sự cố của máy biến áp, chúng được dùng vào khâu nào trong thiết kế hệ thống điện?
  36. Có cách nào không cần thay đổi nguồn sáng mà vẫn có khả năng tăng độ rọi tại một phòng học đã được bố trí đèn? [Chứng minh và tìm biện pháp khả thi].
  37. Mọi phương pháp tính toán chiếu sáng đều nhằm mục đích thỏa mãn đại lượng kỹ cơ bản nào?, có những nhóm phương pháp chính nào [nêu tên và sự khác biệt của các phương pháp đó].

Video liên quan

Chủ Đề