Mục tiêu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Sáng 21/6/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021. Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, tính 15/6/2021, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,96% so với cuối năm 2020 và tăng 14,27% so với cùng kỳ năm 2020. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt.

ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Theo đó, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn được điều hành theo định hướng chủ đạo hỗ trợ đà phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, đảm bảo vận hành thông suốt và ổn định thị trường tiền tệ.

“Quá trình triển khai, tổ chức hoạt động của ngành ngân hàng đạt được kết quả mong muốn trong thời điểm hiện nay, đây là đóng góp chung cùng các lĩnh vực trong nền kinh tế, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ mới và người đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Báo cáo cụ thể thêm, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong những tháng đầu năm, đến ngày 15/6/2021, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,96% so với cuối năm 2020 và tăng 14,27% so với cùng kỳ năm 2020. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt. Theo đó, cơ quan này duy trì hàng ngày thực hiện chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,5%/năm để phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản.

Riêng về điều hành lãi suất, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện mặt bằng lãi suất huy động và cho vay duy trì đà giảm so với cuối năm 2020.

“Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tháng 4/2021 giảm khoảng 0,3%/năm so với tháng 12/2020. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3,0-6,0%/năm”, ông Phạm Thanh Hà nói.

Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, công bố tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày, phù hợp diễn biến thị trường trong và ngoài nước, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Chia sẻ về hoạt động tín dụng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, các giải pháp tổng thể của Chính phủ, cùng với giải pháp của ngành ngân hàng đã tạo đà phục hồi tăng trưởng tín dụng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đến ngày 15/6/2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,1% so với cuối năm 2020 [cùng kỳ năm 2020 tăng 2,26%], dự kiến đến cuối tháng 6 tăng trưởng tín dụng có thể đạt khoảng từ 5,5 - 6%.

Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, có 3/5 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng tích cực, [gồm xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao]. Các lĩnh vực này có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng của toàn nền kinh tế. Dự kiến đến cuối tháng 6, tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng 4,8%; tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3,9%; tín dụng xuất khẩu tăng 9%; tín dụng công nghiệp hỗ trợ tăng 6,94% và lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,5%. Riêng tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ.

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VƯỢT ĐẠI DỊCH

Tuy nhiên, cũng theo vị Vụ trưởng Vụ Tín dụng, khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần ba và bốn, đã có tác động nhất định đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng đặc biệt trong những ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải, hàng không và du lịch bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Tuấn Anh đánh giá.

Do đó, ngành ngân hàng đã quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nổi bật nhất, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Nhờ triển khai tích cực, tính đến cuối tháng 5/2021 ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 256 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 337 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 677 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1,28 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 3,5 triệu tỷ đồng cho hơn 480 nghìn khách hàng.

Bên cạnh triển khai chương trình chung, các thành viên của ngành ngân hàng cũng chủ động để có giải pháp hỗ trợ riêng. Từ đầu năm 2021 đến nay đã có 17 tổ chức tín dụng đã công bố công khai về các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Trong đó, Vietcombank giảm ở mức 1%/năm lãi suất cho vay đối với VND và 0,5%/năm đối với ngoại tệ cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của doanh nghiệp và người dân tại Bắc Giang và Bắc Ninh. Agribank hỗ trợ cho các chi nhánh mức lãi suất tối đa 2,5% để giảm lãi suất cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch [quy mô hỗ trợ áp dụng cho dư nợ khoảng 100.000 tỷ đồng]. BIDV triển khai các gói tín dụng với quy mô 150.000 tỷ, lãi suất giảm 1%-1,5% so với kỳ trước. VietinBank giao quyền chủ động cho các chi nhánh được giảm đến 2% lãi suất cho vay, dự kiến mức hỗ trợ lãi, phí năm 2021 tiếp tục duy trì tối thiểu bằng mức đã thực hiện năm 2020 [khoảng 5.000 tỷ đồng].

Đối với chương trình cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, đến 31/1/2021 [thời điểm dừng giải ngân theo quy định], Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền 42,9 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố với dư nợ 41,82 tỷ đồng đối với 245 người sử dụng lao động trên 11.276 người lao động ngừng việc; dư nợ của chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay là 38,47 tỷ đồng.

“Hiện, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đang làm đầu mối phối hợp với các đơn vị xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 [trong đó có chính sách tín dụng], Ngân hàng Nhà nước đã và đang tích cực phối hợp Bộ Lao động thương binh và Xã hội trong hoàn thiện chính sách này. Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 238.729 tỷ đồng, tăng 5,54% so với cuối năm 2020, với gần 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ”, ông Tuấn Anh nói.

ĐIỀU HÀNH LINH HOẠT BÁN SÁT DIỄN BIẾN VĨ MÔ

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế.

Cụ thể, điều hành lãi suất phù hợp với điều hành cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế - Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để điều hành tín dụng phù hợp theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Trong đó, tập trung một số nội dung trọng điểm như đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục phối hợp với bộ ngành liên quan đề xuất, triển khai chính sách cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao động do bị ngừng việc, gián đoạn sản xuất cho ảnh hưởng Covid-19.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”...

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc giúp điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định. Vậy Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ [monetary policy] là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ [có thể là Ngân hàng trung ương], thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như ổn định giá trị đồng tiền, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, tạo công ăn việc làm hay tăng trưởng kinh tế.

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp.

Tham khảo thêm: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ

Tầm quan trọng của Chính sách tiền tệ

Tầm quan trọng của Chính sách tiền tệ

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất. Nó có tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Đồng thời nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như: chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…

Việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất đối với Ngân Hàng Trung Ương [NHTW], mọi hoạt động của NHTW đều nhằm mục đích là làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.

Tìm hiểu: CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Các chính sách tiền tệ của một quốc gia thường tập trung vào các mục tiêu dưới đây:

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của tất cả các chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, sẽ giúp nâng cao thu nhập của người lao động, đảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn. Từ đó giúp ổn định về chính trị và xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngân hàng trung ương thường cung thêm một khối lượng tiền vào lưu thông. Khi khối tiền tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống; điều này kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, khi tăng khối lượng tiền sẽ làm tổng cầu tăng, kích thích gia tăng sản xuất. Ngược lại, khối lượng tiền giảm, đầu tư giảm, tổng sản phẩm quốc nội giảm.

Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế; chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người dân, nhất là đối với các quốc gia chưa phát triển. Đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ không có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ có mục đích tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn. Thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế

Muốn đạt được mục tiêu về công ăn việc làm thì phải chống suy thoái, đạt được mức tăng trưởng ổn định.

Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất; các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.

Tham khảo: VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa; dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài, đảm bảo ổn định đời sống người lao động.

Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể tác động quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Với chính sách tiền tệ mở rộng, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng. Từ đó giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát.

Ngược lại, với chính sách tiền tệ thắt chặt, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ hạn chế. Từ đó giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống và tỷ lệ lạm phát sẽ giảm.

Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền [chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước]; và sức mua đối ngoại [tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ]. Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau.

Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế – xã hội thì nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước; cũng như ổn định tỷ giá hối đoái.

Tuy vậy, Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không phải là tỷ lệ lạm phát = 0. Như vậy nền kinh tế không thể phát triển được. Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý [thường ở mức một con số] sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.

Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Các mục tiêu của chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng nhất trí và hỗ trợ cho nhau.

Vẫn có một số trường hợp những mục tiêu này mâu thuẫn với nhau, từ đó khiến cho việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có những từ bỏ nhất định về mục tiêu kia.  Ví dụ mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp với mục tiêu ổn định giá cả là một dẫn chứng.

Thứ nhất, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi đó dưới tác động của chính sách này, lãi suất thị trường tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu. Cho nên lúc này làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên.

Ngược lại, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo một chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá. 

Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm [hay giảm tỷ lệ thất nghiệp] mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả. Nó còn được thể hiện thông qua sự phản ứng của NHTW đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng đưa đến kết quả là giá cả tăng lên. 

Cuối cùng, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ; các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng lại kèm theo sự tăng lên của mức giá chung.

Phần lớn NHTW các nước coi ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu này để khắc phục tình trạng thất nghiệp cao đột ngột, hay các ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với sản lượng. NHTW được xem là có nhiều khả năng để làm việc này vì nó nắm trong tay các công cụ điều chỉnh lượng tiền cung ứng. Có thể nói ngân hàng trung ương theo đuổi một mục tiêu về dài hạn và nhiều mục tiêu trong ngắn hạn.

Trên đây, mình đã giới thiệu đến bạn về Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hy vọng đã mang lại cho bạn thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Bài viết tham khảo:

MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Video liên quan

Chủ Đề