Tiến sĩ luật học vương tấn việt

19/12/2021 Phúc Khiết Giác 0 Nhận xét

Vừa qua, ngày 09/12/2021, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt [Thượng toạ Thích Chân Quang] đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật học tại trường Đại học Luật Hà Nội, với đề tài "Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam".

Luận án của Thượng toạ đã được Hội đồng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đánh giá là một Luận án xuất sắc trong lĩnh vực Luật học khi lần đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về nghĩa vụ của con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia.

Sau Lễ bảo vệ, nhiều trang báo uy tín đã lần lượt đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhằm giới thiệu Luận án ý nghĩa này đến đông đảo quần chúng nhân dân. Luận án đã nêu bật được tầm quan trọng của nghĩa vụ con người trong đời sống xã hội nói chung và trong pháp luật nói riêng. Chính sự thực thi nghĩa vụ con người đã tạo ra nguồn lực dồi dào, ổn định trật tự cho xã hội, góp phần xây dựng thế giới thành một nơi bình yên, hạnh phúc.

Dưới đây là toàn văn luận án [song ngữ] của TT. Thích Chân Quang – Tiến sĩ Vương Tấn Việt:

Kính mời quý thiện hữu xa gần Thính Pháp cùng GIÁC, cùng cảm nhận Pháp Lạc Tâm An.

Luận án tiến sĩ của một nhà tu hành Phật giáo Việt Nam đang gây sự chú ý và phản ứng trên mạng xã hội, với đề tài của luận án là "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam". 

Ông Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang có buổi bảo vệ luận án tiến sĩ luật học cấp trường tại Đại học Luật Hà Nội hôm 9 tháng 12 năm 2021 và được đăng tải trên Youtube. 

Trong luận án, vị tu hành này tranh luận rằng con người ngày nay đang đòi hỏi quyền một cách quá đáng, và vì nhà nước phải đầu tư quá nhiều nguồn lực để “đáp ứng quyền” theo các điều ước quốc tế nên dẫn đến “nợ công”, vì vậy cần phải yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ trước sau đó mới được hưởng quyền.

Ông này cũng hướng đến mục tiêu tạo ra một tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ của con người để làm đối trọng với Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hiệp Quốc. 

Mặc dù buổi bảo vệ diễn ra từ cuối năm ngoái, nhưng video về sự kiện chỉ thu hút dự luận sau khi được chuyên gia công pháp quốc tế Nguyễn Quốc Tấn Trung đăng đàn phản biện hôm 30 tháng 12. 

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, ông Trung cho biết lý do ông có video phản bác quan điểm của nhà sư trên:

“Cái lý do tôi nghĩ là nên phải làm là vì cái lượng ảnh hưởng nó nhiều như vậy, mà có những cái điểm, theo quan điểm của tôi thì tôi cho là nó không hoàn toàn chính xác theo cái mục tiêu, nguyện vọng, và nền tảng của pháp luật quốc tế. 

Và hai cái điểm này kết hợp với nhau, có nghĩa là một đề tài được quan tâm rất nhiều, bởi mọi tầng lớp rồi sau đó là nó có những cái điểm mà mình không đồng ý với nó và mình cảm giác là nếu mình không phản biện nó thì đôi khi nó có thể gây hiểu lầm.”

Người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria, Canada cũng cho biết điều mà ông không đồng tình với Thượng toạ Thích Chân Quang:

“Cái quan điểm của Thượng tọa Thích Chân Quang nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong buổi bảo vệ luận án, cũng như là trong cái luận văn của ông, thì là anh không thực hiện nghĩa vụ thì anh không thể có nhân quyền. 

Cái giả định này, cái nền tảng của toàn bộ cái nghiên cứu này có một vấn đề rất lớn, nếu mà hỏi tất cả các chuyên gia nhân quyền, khi mà chúng ta cho rằng nhân quyền phải dựa trên một cái nghĩa vụ nào đó thì hầu hết tất cả các chuyên gia sẽ không đồng ý với cách tiếp cận này.

Cần phải làm rõ với độc giả là nhân quyền nó không liên quan gì đến phúc lợi cả, bởi vì phúc lợi là thứ có thể đánh đổi bằng nghĩa vụ được, nhưng mà nhân quyền là thứ hoàn toàn khác, không thể đánh đổi bằng nghĩa vụ.” 

Ông Trung cũng sử dụng phép so sánh khi cho rằng nhân quyền cũng như không khí, tức là điều hiển nhiên, con người sinh ra là đã có. 

Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tuyên truyền rằng quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, và đây cũng là lời bao biện điển hình cho những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, khi nhà nước chỉ cần nói rằng những người chỉ trích mình là những kẻ vi phạm pháp luật 

Tuy nhiên, ông Trung cho rằng quan điểm phải thực hiện nghĩa vụ trước thì mới được hưởng nhân quyền của sư Thích Chân Quang còn thậm chí “cực đoan” hơn là những gì mà nhà nước Việt Nam vốn tuyên truyền. 

Kể từ đó hàng loạt những bài phản biện đã được đăng tải trên Facebook nhắm đến luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang.  

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, viết trên trang Facebook cá nhân của ông rằng sư Thích Chân Quang “nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo khái niệm quyền với quyền lợi”, và rằng nghiên cứu của vị sư này có tính “phản khoa học”. 

Một vài phản biện khác thì sử dụng lời lẽ gay gắt hơn khi cho rằng nhà sư này đang cố lấy lòng chính quyền Việt Nam, vốn không ưa gì việc cổ suý nhân quyền. 

Trước đây, Thượng toạ Thích Chân Quang cũng đã gây tranh cãi khi trong một buổi giảng pháp ông đã nói rằng “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em”, và việc danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là “hỗn”. Ngoài ra ông cũng được chú ý khi tự nhận mình là cháu ruột của ông Hồ Chí Minh. 

Mới đây, tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã diễn ra buổi lễ Bảo vệ luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt [Thượng tọa Thích Chân Quang], với đề tài "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" thuộc Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Luận án được đánh giá có những đóng góp đặc sắc.

Trình bày luận án tại lễ bảo vệ, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt nêu rõ, hiện nay, thế giới đang ít chú trọng đến yếu tố nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ chưa tương xứng với mức thụ hưởng đã tạo nhiều hệ lụy, như đạo đức cá nhân xuống cấp, gia đình tan vỡ, nợ công, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, các giá trị văn hóa nhân loại bị mai một… Những hệ lụy nghiêm trọng đó buộc chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của nghĩa vụ con người đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Thượng tọa Thích Chân Quang trình bày Luận án tốt nghiệp. Ảnh: Nguyên Chương

"Chính vì việc làm rõ tầm quan trọng của nghĩa vụ con người là rất cần thiết và cấp bách, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam" làm Luận án tiến sĩ luật học của mình", Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt trình bày.

Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của nghĩa vụ con người trong pháp luật hiện hành, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và cơ chế bảo đảm thực thi nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt [tức Thượng tọa Thích Chân Quang] đã tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người với pháp luật một cách chặt chẽ, nhận được đánh giá cao từ các thành viên trong Hội đồng. Ảnh: Nguyên Chương

Luận án được tham khảo từ 137 tài liệu trong nước và nước ngoài. Bản Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt nhận được sự đánh giá cao của 7 thành viên trong Hội đồng chấm Luận án và nhiều ý kiến biểu dương của các chuyên gia.

Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, luận án có rất nhiều điểm mới, nhiều đột phá: "Tôi thấy trong đó là trăn trở của nghiên cứu sinh khi đi tìm sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của con người. Với tư cách là phản biện trong Hội đồng chấm Luận án, tôi đánh giá rất cao Luận án, lý luận chặt chẽ và các giải pháp đề xuất cũng rất phù hợp. Tôi hy vọng trong tương lai nghiên cứu này sẽ được in ấn thành sách để lan tỏa trong xã hội".

Thượng tọa Thích Chân Quang chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng. Ảnh: Nguyên Chương

Cũng là một thành viên trong Hội đồng, PGS.TS Từ Duy Tiên nhận xét: "Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người. Tôi đánh giá rất cao đề tài này. Đây là công trình nghiên cứu công phu, cả về lý luận và thực tiễn".

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết: "Bản nghiên cứu này rất nhân văn, thể hiện vấn đề đạo đức, luân lý nhưng trên quan điểm pháp luật. Luận án toàn diện, bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Luận án này sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận về nghĩa vụ con người đối với xã hội".

Toàn cảnh buổi bảo vệ. Ảnh: Nguyên Chương

Không chỉ nhận được sự đánh giá cao của 7 thành viên trong Hội đồng, Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư cho rằng: "Luận án là một sự đột phá. Tác giả đã có những sự phá cách trong quá trình bảo vệ Luận án".

Là người trực tiếp hướng dẫn cho Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, GS. TS Nguyễn Minh Đoan cho biết: "Nghiên cứu sinh là người có năng lực, đam mê với nghiên cứu khoa học. Vấn đề Nghiên cứu sinh đề cập ở đây rất lớn. Tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người, nhưng về nghĩa vụ thì đây là lần đầu tiên có công trình nghiên cứu thấu đáo".

Thay mặt Hội đồng, PGS.TS Tô Văn Hòa nhận định: "Luận án có góc tiếp cận mới, không trùng lặp, lập luận khoa học, bố cục chặt chẽ. Về lý luận, cách tiếp cận liên ngành được hội đồng đánh giá cao. Công trình có những đóng góp sâu sắc và lâu dài cho vấn đề nghĩa vụ của con người mà tác giả đã đặt ra trong luận án này".

Phát biểu sau buổi lễ, tân Tiến sĩ Vương Tấn Việt xúc động bày tỏ: "Những nội dung nghiên cứu tâm huyết của tôi đã được các giáo sư đầu ngành tận tình hướng dẫn để hoàn thiện. Tôi rất cảm ơn các nhà nghiên cứu, các thầy cô, cảm ơn trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Với tôi, hôm nay không phải là ngày kết thúc mà là ngày bắt đầu cho công việc nghiên cứu khoa học của tôi".

Video liên quan

Chủ Đề