Nhóm tuổi 0 đến 14 của năm 1999 so với năm 1989 thay đổi như thế nào

1. Dân số Việt Nam

- Số dân: 79,7 triệu người [năm 2002]; 92,7 triệu người [năm 2016].

- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Gia tăng dân số

Biểu đồ biến đổi dân số nước ta

* Sự biến đổi dân số:

+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.

+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.

- Nguyên nhân:

+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.

+ Gia tăng tự nhiên cao

- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.

+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:

Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.

Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.

Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 [%]

- Nguyên nhân:

+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.

3. Cơ cấu dân số

*Theo tuổi:

Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ trẻ em [0 -14 tuổi]: chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động [15 – 59 tuổi] và trên độ tuổi lao động [trên 60 tuổi]: tăng lên.

* Theo giới

Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam [%]

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

+ Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Video liên quan

Chủ Đề