Nhân kiệt có nghĩa là gì

Học giả An Chi: Hán Đại thành ngữ đại từ điển [Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, Thượng Hải, 1997], quyển từ điển thành ngữ thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc, ghi nhận cả hình thức gốc nhân kiệt địa linh 人傑地靈 lẫn biến thể địa linh nhân kiệt 人傑地靈, mà không có địa linh sinh nhân kiệt. Quyển từ điển này giảng nhân kiệt địa linh theo hai nghĩa: 1 - Chỉ nơi có nhân vật kiệt xuất ra đời hoặc đến [ở, hoạt động, v.v], nhờ đó mà trở nên nổi tiếng; 2 - Về sau cũng dùng theo nghĩa là nhân vật kiệt xuất thì sinh ra ở vùng đất đai linh tú. Còn địa linh nhân kiệt thì được quyển từ điển này giảng là nhờ có nhân vật kiệt xuất mà vùng đất [sinh ra nhân vật đó] cũng trở thành linh thiêng. Cũng có ý kiến cho rằng, ở đây ta có hai danh ngữ [địa linh - nhân kiệt] đẳng lập, có nghĩa là vùng đất linh thiêng và nhân tài kiệt xuất. Từ điển tục ngữ Hán Việt của Lê Khánh Trường Lê Việt Anh [NXB Thế giới, 2002], chẳng hạn, giảng là đất thiêng người tài [câu 1.052].

Riêng câu địa linh sinh nhân kiệt 人傑地靈 thì tuy không được quyển từ điển trên đây ghi nhận nhưng lại tồn tại ở nhiều nguồn khác nhau và nói chung, được hiểu như bạn đã nêu: Đất linh thiêng thì sinh người hào kiệt.

Về phần mình, chúng tôi cho rằng, hai lời giảng của Hán Đại thành ngữ đại từ điển về câu nhân kiệt địa linh là những cách hiểu hợp lý và biện chứng.

CònSơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh. Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh thì vốn là bốn vế của hai câu đầu tiên trong bài Lậu thất minh [Bài minh về căn nhà nhỏ hẹp] của Lưu Vũ Tích đời Đường. Minh là một loại hình văn bản có vần thời xưa khắc trên đồ dùng, để tự thuật hay tự răn về nếp sống, về đạo đức của cá nhân [về sau mới phát triển thành một thể văn độc lập]. Bài minh này bộc lộ thái độ ung dung tự tại của Lưu Vũ Tích, không a dua theo thói đời ham chuộng danh lợi, nhất mực giữ nếp sống thanh bạch, trong sạch của riêng mình. Đây là thái độ của một kẻ ẩn dật, an bần lạc đạo. Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh. Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh, hiểu theo đúng quan niệm của Lưu Vũ Tích là: Non chẳng cần cao, chỉ cần có tiên ở thì nổi tiếng; nước không cần sâu, chỉ cần có rồng sống thì linh thiêng. Hiểu rộng ra là phẩm chất đâu cốt ở hình dung sắc tướng bên ngoài.

Cuối cùng, xin lưu ý bạn rằng, trong tiếng Việt, người ta thường dùng biến thể địa linh nhân kiệt, mà Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học [Vietlex] do Hoàng Phê chủ biên giảng là đất thiêng sinh người hiền tài, kiệt xuất.

A.C

  • địa linh nhân kiệt
  • học giả An Chi

Tin liên quan

  • Điều gì đến cũng phải đến, một lối nói nghịch lý

  • Chữ nghĩa trên bìa quyển Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

  • Thanh cát là vải chứ không phải áo

  • Về tên chính thức và bìa trong của Từ điển Annam-Lusitan-Latinh [Kỳ 2]

  • Về tên chính thức và bìa trong của Từ điển Annam-Lusitan-Latinh

Tin mới hơn

  • Tử vi tuần mới 31/1 - 6/2: Tuổi Thìn vượt mọi khó khăn, tuổi Tuất đón Tết an lành
  • Tử vi ngày 31/1/2022: Tuổi Tỵ mọi việc thuận lợi, tuổi Thân đối đầu tiểu nhân
  • Tái hiện hình ảnh Tết xưa - Lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp
  • Tử vi ngày 31/1/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tốt bụng, Nhân Mã nhiều năng lượng
  • Tử vi tuần mới 31/1 - 6/2 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải lạc quan, Sư Tử tài chính ổn định
  • Tử vi ngày 30/1/2022: Tuổi Mão suôn sẻ bất ngờ, tuổi Ngọ đào hoa khoe sắc

Tin cũ hơn

  • Tử vi ngày 30/1/2022 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương tiêu hoang, Song Ngư trầm lặng
  • Tử vi ngày 29/1/2022: Tuổi Dần vận may tiền bạc, tuổi Tuất thành quả ngọt ngào
  • Tử vi ngày 29/1/2022 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình thảnh thơi, Ma Kết trách nhiệm
  • Tử vi ngày 28/1/2022: Tuổi Tý cát thần ghé thăm, tuổi Thân thoát khỏi rắc rối
  • Tử vi ngày 28/1/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu bốc đồng, Bọ Cạp cơ hội tỏa sáng
[Xem thêm]

Video liên quan

Chủ Đề