Tại sao phải tôn trọng quy luật khách quan

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [200.71 KB, 3 trang ]

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN I NHỮNG NGUYÊN
LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
Họ và tên: NGUYỄN VIỆT NGA
Lớp: Tiếng anh thương mại
A1
Khóa: 53
Mã SV: CQ532635
Học tại: Hội trường A [nhà văn
hóa] Tiết: 7-9 [thứ 3]
Đề số: 3
_______________________________
“Trong nhận thức và thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế khách quan”
1. Quan điểm trên đây có phải là quan điểm của chủ nghĩa duy
vật biện chứng không?
- Quan điểm trên là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
nhưng chưa đầy đủ
2. Tại sao và cho ví dụ
- Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới: vật chất
là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật
chất; bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây
dựng nên một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối
với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Theo đó,
xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát
từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện
thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và
hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống
vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều
đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con người phải xuất phát


từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách
quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ
chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động, phải
coi những nhân tố vật chất, thực tế khách quan là xuất phát điểm


cho mọi hành động nhận thức và thưc tiễn. Nếu không xuất phát từ
thực tế khách quan, con người dễ mắc phải sai lầm chủ quan duy ý
chí: lấy ý chí áp đặt cho thức tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực,
lấy ý muốn chủ qua làm chính sách…
Ví dụ: Trong việc kinh doanh, nhà sản xuất cần dựa trên thực tế
khách quan là nhu cầu của khách hàng, vốn mà mình có thể có, địa
điểm kinh doanh hiện tại, các đối thủ cạnh tranh khác … để tìm ra
đúng mục tiêu, phương thức sản xuất, số lượng hay những yêu cầu
về chất khác cho sản phẩm của mình sao cho có thể sản xuất được
những sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu người tiêu dùng. Nếu
nhà sản xuất không xuất phát từ thực tế khách quan, đi ngược lại
với thực tế khách quan , có những tư tưởng chủ quan duy ý chí thì
sẽ gặp thất bại trong việc kinh doanh của mình.
- Tuy nhiên trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu chỉ
xuất phát từ thực tế khách quan thì vẫn chưa đủ để đảm bảo cho
một công việc hiệu quả và thành công bởi thực tế khách quan mới
chỉ là một mặt của vấn đề
Ví dụ như ở một lớp học nếu người giáo viên biết cách dựa trên
thực tế khách quan, căn cứ vào tình hình của lớp để đề ra kế
hoạch học tập nhằm nâng cao chất lựơng dạy và học nhưng nếu
những học sinh trong lớp học đó không phát huy tính năng động
chủ quan, không chịu khó học tập, tu dưỡng thì chất lượng giảng
dạy và học tập cũng không được nâng cao.

3. Nếu không hãy sửa lại cho đúng và nêu ví dụ minh họa
- Đây là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy
vật biện chứng: “mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi
phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng
thời phát huy tính năng động chủ quan; phát huy tính năng động
chủ quan phải là trên cơ sở và trong phạm vi điều kiện khách
quan.”
- Ví dụ:Ở bộ môn cầu lông, Nguyễn Tiến Minh được coi là vận
động viên hàng đầu của Việt Nam. Anh đã từng đứng trong top 5
Thế giới[năm 2010]. Để có được thành công này, trước hết các
huấn luyện viên cũng như vận động viên này đã biết xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng khách quan khi có các bài tập khoa


học, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là biết nhìn
nhận, tôn trọng các đối thủ khác. Bên cạnh đó, vận động viên này
cũng biết phát huy tính năng động chủ quan khi đã phát huy vai
trò con người, cố gắng luyện tập hết sức mình cộng với ý chí niềm
tự tôn dân tộc. Sự kết hợp giữa tính thực tế khách quan và tính
năng động chủ quan này đã mang tới thành công cho Nguyễn
Tiến Minh.



Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác – Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát trừ thực tế khách quan.

Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật cái mà nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người.

Như vậy, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật thể hiện như vậy. Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó không có. Khi chúng ta bôi hồng hoặc to đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tắc khách quan trong đánh giá.

Ý thức phương pháp luận

Quảng cáo

Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng thời việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động chủ quan.

Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động, con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.

Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần chúng đề nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.

Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, V.V.. Mặt khác, cũng cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Loigiaihay.com


Bài tiếp theo

  • Lý thuyết: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Triết học là gì? vấn đề cơ bản lớn của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó đối với sự phân định các trường phái triết học chính trong lịch sử?

    - Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới; về tự nhiên xã hội và tư duy; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.

  • Chủ nghĩa duy vật là gì? Nó có những hình thức - trình độ phát triển nào? Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức - trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử?
  • Phạm trù [khái niệm] “vật chất” giữ vai trò gì đối với chủ nghĩa duy vật? Các nhà triết học duy vật trước Mác đã có quan niệm thế nào về “vật chất”? Nêu ưu điểm và hạn chế lịch sử của những quan niệm đó?

    - Phạm trù “vật chất" giữ vai trò là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật [nói chung] và chủ nghĩa duy vật biện chứng [nói riêng].

  • Phát biểu định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất. Hãy phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa của định nghĩa đó?

    - Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện tập trung, cô đọng ở định nghĩa về vật chất do V.I. Lênin viết trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”:

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề