Huyền Vũ là gì

Núi hay đồi phía sau lưng nhà gọi là Huyền Vũ, tượng trưng là con rùa.

Đối với người Trung Hoa, con rùa biểu tượng cho sự trường thọ và sự bảo bọc, che chở. Huyền Vũ còn là biểu tượng của quý nhân, của những người giúp đỡ mình cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống hằng ngày, hoặc phù trợ cho mình lập nên công danh sự nghiệp như điển tích rùa thần dâng gươm ở hồ Hoàn Kiếm.

Trong cuộc sống đô thị hiện nay, những cao ốc đã thay thế cho đồi núi, và những con đường đã thay thế cho những dòng sông, nhưng mà nguyên tắc sau lưng là đồi núi, trước mặt là sông biển của khoa Phong Thủy vẫn còn giá trị như ngày trước.

Và nếu chúng ta có một cái nhìn rộng lớn hơn để áp dụng cho một thành phố, một thủ phủ hay thủ đô của một quốc gia, thì nguyên tắc này vẫn không thay đổi.

Lấy vài thí dụ điển hình, chẳng hạn như Hồng Kông, dựa lưng vào dãy Central Mountains trong lục địa và nhìn ra South China Sea. Sau lưng New York là rặng núi Appalachians và trước mặt là biển Atlantic.

Thủ đô Luân Đôn của Anh quốc dựa lưng vào dãy Chilterns và nhìn ra sông Thames v.v và còn biết bao nhiêu thành phố khác trên thế giới, nếu không nổi tiếng về lãnh vực văn hóa, chính trị thì cũng nổi tiếng phồn thịnh về kinh tế, đều đã nằm trong vị trí địa dư đúng với nguyên tắc căn bản của khoa Phong Thủy mà người Trung Hoa gọi là cách Ỷ sơn hướng hải.

Ý niệm Ỷ sơn, hướng hải cũng đơn giản như cảm giác của người ngồi trên một cái ghế. Nếu cái ghế có lưng dựa thì thế ngồi sẽ vững chắc, thoải mái và ngồi được lâu dài hơn.

Cái lưng dựa đó chính là Huyền Vũ, biểu tượng của quý nhân, của sự bảo bọc, che chở phía sau lưng. Và nếu cái ghế có thêm tay dựa nữa, thì người ngồi trên ghế sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái hơn.

Hai tay dựa của cái ghế tương ứng với Thanh Long, bên trái và Bạch Hổ, bên phải của một căn nhà, một kinh thành hay một thành phố

Nói như vậy, chúng ta thấy rằng, một kiến trúc dù theo đúng với những nguyên tắc của Phong Thủy, nhưng không ở tại một vị trí mà sau lưng được bảo bọc, trước mặt có nước để lưu tụ sinh khí và hai bên phải, trái cũng được che chở, thì tuy có tốt, nhưng cái tốt không được tồn tại lâu dài.

Đối với nhà ở cũng vậy, mặt sau của căn nhà giử một vai trò không kém phần quan trọng, cho nên chúng ta phải lưu ý đến những điểm sau đây: Nếu đằng sau căn nhà của chúng ta không có nhà của hàng xóm hoặc một cao ốc, thì căn nhà đã thiếu Huyền Vũ.

Cách tạo nên Huyền Vũ

  • Xây tường hoặc trồng một hàng cây cao ở mặt sau căn nhà.
  • Có thể đắp một mô đất như hình cái mai con rùa hoặc nuôi một con rùa, hoặc đặt một con rùa bằng đá, bằng sành sau vườn để làm biểu tượng cho Huyền Vũ, và chỉ cần một con là đủ rồi.
  • Trong những khu chung cư như condominium hay apartment ở tầng thứ hai, thứ ba thì chung quanh không có đất, chúng ta có thể treo một bức tranh hình con rùa trên vách tường mặt sau của căn nhà hay đặt một con rùa bằng đá, bằng sành, bằng thủy tinh hay bằng kim loại tại phần sau căn nhà để tượng trưng cho Huyền Vũ.

Nguyên tắc

Đối với khoa Phong Thủy, phần đất phía sau căn nhà, thông thường còn gọi là sân sau hay vườn sau là tượng trưng cho hậu vận của gia chủ, vì thế, chúng ta nên lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Vườn sau cần có chiều sâu hơn là chiều rộng. Nhà mà phần đất phía sau ngắn hoặc không có đất thì hậu vận của gia chủ thường không được tốt đẹp.
  • Thế đất của vườn sau lúc nào cũng phải cao hơn đất đằng trước nhà, hoặc bằng nhau, chứ không nên thấp hơn đằng trước.
  • Tối kỵ là đất ở vườn sau bị trủng xuống, hoặc đằng sau nhà là một đường cống lớn, một cái hố sâu hay một vực thẳm, như trường hợp một số nhà trên đồi, day lưng ra sườn đồi.

Những trường hợp như vậy, thường đoạn cuối cuộc đời của gia chủ hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, bi đát.

Những thế đất như vừa nêu trên, dù phía sau có trồng cây hay xây tường cũng khó lòng cứu vản, vì sinh khí, vượng khí không những hiện hữu và di chuyển trên mặt đất, mà còn hiện hửu và di chuyển trong lòng đất, gọi là địa khí, địa khí di chuyển đến đây thì bị đường cống, hố sâu hay vực thẳm cắt đứt. Một thế đất như vậy gọi là đất đoản hậu.

Chúng ta đã từng được tác giả của Kim Vân Kiều nhắc nhở: Có tài mà cậy chi tài. Có tài mà không được những người chung quanh giúp đở, hay những người mà chúng ta thường gọi là quý nhân phò trợ, thì sự thành đạt cũng không phải là một chuyện dễ dàng.

Khoa Phong Thủy rất sát với thực tế của cuộc đời, bởi vậy, có thể nói: Quý nhân lúc nào cũng đứng đằng sau chúng ta. Có bước đến nâng đở chúng ta hay không là tùy ở mỗi người.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Huyền Vũ [玄武], còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo, là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.

Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen [huyền, 玄] là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

Trong thiên văn, Nhị thập bát tú là 28 chòm sao lấy Sao Bắc Đẩu làm khởi điểm mà sắp xếp. Tên gọi của 28 chòm sao có liên quan tới Tứ tượng gồm: 7 sao Thanh Long ở phương Đông, 7 sao Huyền Vũ ở phương Bắc, bảy sao Bạch Hổ ở phương Tây, 7 sao Chu Tước ở phương Nam. Huyền Vũ chỉ một cung, gồm 7 chòm sao phương Bắc trong đó là:

  • Đẩu Mộc Giải [Đẩu]: Con cua/ giải trãi.
  • Ngưu Kim Ngưu [Ngưu]: Con trâu/ bò.
  • Nữ Thổ Bức [Nữ]: Con dơi.
  • Hư Nhật Thử [Hư]: Con chuột.
  • Nguy Nguyệt Yến [Nguy]: Chim én.
  • Thất Hỏa Trư [Thất]: Con lợn.
  • Bích Thủy Du [Bích]: Cừu dư.

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con vũ màu đen, với vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa, là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rùa, Nữ Oa có hình rắn. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh.

Hình dạng của Huyền Vũ

Huyền Vũ vốn là tinh tú trên trời. Giờ ngọ, ngày ba tháng ba hấp thụ tinh khí của Thái Dương, mới lịch kiếp vào bụng hoàng hậu nước Tịnh Lạc, 14 tháng sau mới giáng sinh. Năm 15 tuổi, Huyền Vũ rời cha mẹ, đến một nơi thâm sơn cùng cốc để tu hành đạo thuật. Hành động đó làm cảm động Ngọc Thanh Thái tổ Tử Hư Nguyên quân, Nguyên quân chỉ dẫn cho chàng vượt biển, cưỡi chim đại bàng vượt 5 vạn dặm tìm đến một ngọn núi tiên cư trú. Thế là Huyền Vũ bay đến ngọn núi Võ Đang ở tỉnh Hồ Bắc, tu luyện 42 năm. Năm 57 tuổi, buổi sớm ngày 9 tháng 9 thì tiên trên trời bay xuống mời Huyền Vũ lên trời làm tiên. Được Ngọc Hoàng đại đế cử chỉ huy thiên binh thiên tướng đi thanh lý cõi âm, trấn áp Lục thiên ma vương thắng lợi. Ngọc hoàng phong cho làm Chân Võ đại đế.

Mua sản phẩm:

Tượng rùa nu gỗ hương chưng phong thủy bàn làm việc

Xem thêm:

Tìm hiểu tứ đại thần thú tứ đại hung thú trong truyền thuyết
Thanh Long có ý nghĩa như thế nào theo phong thủy?
Chu Tước Ý nghĩa trong phong thủy như thế nào
Bạch Hổ ý nghĩa trong phong thủy như thế nào

Video liên quan

Chủ Đề