Nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử

Những nguyên tắc được áp dụng trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

18/05/2021

 BBT: Nguyên tắc bầu cử được áp dụng trong bầu cử ở nước ta được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Nguyên tắc phổ thông: Đây là nguyên tắc bảo đảm mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử (trừ những người mất năng lực hành vi dân sự hay những người bị tước quyền bầu cử theo quy định của pháp luật). Theo đó, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp.Nhà nước bảo đảm mọi điều kiện cần thiết để người dân thực hiện quyền bầu cử hoặc ứng cử của mình theo quy định pháp luật.

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là sự bảo đảm trực tiếp cho tính dân chủ của một cuộc bầu cử. Người dân tự nguyện tham gia bầu cử là thể hiện ý chí, tính tự nguyện của mình trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện nhà nước thực sự là của nhân dân, tạo niềm tin của người dân vào sự lựa chọn của mình đối với bộ máy nhà nước do người dân đã bỏ phiếu bầu chọn.

Nguyên tắc bình đẳng: Được thể hiện ở quyền bầu cử và quyền ứng cử. Về bầu cử, mỗi cử tri không phân biệt, đều có một lần bỏ phiếu như nhau, giá trị lá phiếu của mỗi cử tri đều như nhau, số lượng dân cư như nhau thì bầu được số lượng đại biểu bằng nhau. Đối với các ứng cử viên trong một cuộc bầu cử, khi đã được giới thiệu trong danh sách ứng cử viên thì dù thuộc thành phần nào cũng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Trong danh sách ứng cử viên công bố tới cử tri, thứ tự tên của các ứng cử viên được xếp theo vần chữ cái A,B,C…. Pháp luật Việt Nam quy định “kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước”. Hành vi “sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri” đều bị nghiêm cấm. Việc quy định chặt chẽ để bảo đảm sự bình đẳng giữa các ứng cử viên trong vận động bầu cử.

Nguyên tắc trực tiếp: Nhằm bảo đảm cho người dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong lựa chọn đại biểu. Cử tri lựa chọn ứng cử viên nào thì bỏ phiếu cho người đó và được tính trực tiếp vào kết quả bầu chọn đối với ứng cử viên. Cử tri được trực tiếp bỏ phiếu mà không qua người trung gian, tức là cử tri trực tiếp lựa chọn người mà mình giao quyền. Vì vậy, nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nhân tố quan trọng bảo đảm tính dân chủ của cuộc bầu cử, tức là người dân thực sự làm chủ và chọn người nắm giữ quyền lực.

Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biều Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay. Khi đi bầu cử, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tôn trọng quyền tự do thể hiện ý chí của cử tri, tạo điều kiện để việc lựa chọn của mỗi cử tri không bị tác động, ảnh hưởng bởi các cá nhân hoặc tổ chức khác và không ai được biết nội dung phiếu bầu của cử tri. Bỏ phiếu kín, bảo đảm công đoạn viết phiếu và bỏ phiếu phải được tổ chức sao cho không ai được biết nội dung của lá phiếu cũng như sự lựa chọn của cử tri ngoài chính bản thân cử tri. Cụ thể hóa nguyên tắc bỏ phiếu kín, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định: Khi cử tri viết phiếu thì không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử, tức là những người phụ trách bầu cử ở địa phương, trong trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.

Việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín là nhằm bảo đảm tính khách quan của cuộc bầu cử. Bầu chọn người nắm giữ quyền lực nhà nước là một vấn đề lựa chọn riêng, tự nguyện và giữ bí mật phiếu bầu là quy định bảo đảm cử tri có thể tiến hành lựa chọn ứng cử viên một cách tự do mà không e ngại bất cứ hậu quả bất lợi nào đối với mình, từ đó bảo đảm tính khách quan, dân chủ của cuộc bầu cử./.

Trở Thành Một Thiện Nguyện Viên Ghi Danh Cử Tri ( VDVR)


Để Khuyến khích việc ghi danh cử tri, luật bầu cử Texas quy định cho các Văn Phòng Ghi Danh Cử Tri Quận Hạt chỉ định các cá nhân để hổ trợ việc ghi danh những người hội đủ điều kiện tham gia bầu cử. Các cá nhân này được bổ nhiệm làm Thiện Nguyện Viên Ghi Danh Cử Tri và làm việc theo quy định của Tiểu Bang và sự giám sát của Văn Phòng Ghi Danh Cử Tri Danh Cử Tri Quận Hạt.

Để hội đủ điều kiện phục vụ như là Thiện Nguyện Viên Ghi Danh Cử Tri, quý vị PHẢI là:

  • Ít nhất 18 tuổi trở lên
  • Một công dân Hoa Kỳ
  • Một cư dân của Texas

Ngoài các quy tắc trên, một Thiện Nguyện Viên Ghi Danh Cử Tri KHÔNG ĐƯỢC CÓ:

  • Theo phán quyết cuối cùng của tòa án thi hành thẩm quyền là hoàn toàn bị mất tâm thần hoặc mất một phần khả năng tâm thần mà không có quyền bầu phiếu. 
  • Cuối cùng đã bị kết án tội đại hình hoặc, nếu là trọng tội, đã mãn hạn tù, bao gồm bất kỳ thời gian bị giam giữ, tạm giam, quản thúc, hoàn thành thời gian bị quản chế, hoặc đã được ân xá (Bộ Luật Bầu Cử Texas, §13.031 (d). Một người không được coi là tội phạm về một hành vi phạm tội nếu việc xét xử tội lỗi của người đó được hoãn lại (H.B.1226, 82nd Leg.). 
  • Cuối cùng bị kết án về việc sử dụng gian lận sở hữu thông tin xác định (Bộ Luật Hình Sự Texas, # 32,51)

Cuối cùng bị kết án về tội nhẹ ở hạng A liên quan đến việc bồi thường dựa trên kết qủa hoạt động cho việc ghi danh cử tri (Bộ Luật Bầu Cử, # 13.008)

    Thiện nguyện viên ghi danh cử tri không được nhận đơn ghi danh của người khác cho đến khi họ nhận được giấy chứng nhận bổ nhiệm và đã hoàn tất lớp huấn luyện.  Các buổi hẹn của Thiện Nguyện Viên Ghi Danh Cử Tri được nhận trong thời gian 2020-2021 sẽ hết hạn vào cuối nhiệm kỳ. Theo luật, tất cả các cuộc hẹn với thiện nguyện viên ghi danh sẽ hết hạn vào Ngày 31 Tháng 12 của mỗi năm chẵn.