Ngân hàng Đông Dương là cơ quan


Trụ sở chi nhánh Ngân hàng Đông Dương tại Hà Nội những năm 1930

[Nguồn: Trung tâm Lưu trữ kiến trúc thế kỷ XX – Pháp]

Ngân hàng Đông Dương thành lập năm 1885 tại Paris – Pháp với vai trò độc quyền trong việc in tiền tại Đông Dương, cung cấp tài chính cho ngành ngoại thương và hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở khắp các lĩnh vực. Chi nhánh của ngân hàng tại Hà Nội được mở từ năm 1887 trong một ngôi nhà trên phố Jules Ferry [Hàng Trống], song vị trí này không tương xứng với vai trò của một cơ quan quyền lực tài chính. Bởi vậy, một trụ sở mới được khởi công xây dựng tại đại lộ Courbet [nay là phố Lý Thái Tổ] trên diện tích 3150m­2và hoàn thành vào năm 1931.

          Ngân hàng được thiết kế bởi kiến trúc Felíx Dumail [1883 – 1955] từ năm 1923 theo phong cách Tân cổ điển để hòa hợp với các tòa nhà xung quanh. Tuy nhiên đến năm 1928, hình thức kiến trúc công trình đã được kiến trúc sư Georges Trouvé [1902 – 1935] thiết kế lại theo phong cách Art Deco với chủ đạo là những đường thẳng và những khối hình học đơn giản, mạch lạc.


Phối cảnh ban đầu của Ngân hàng theo phong cách Tân cổ điển

[Nguồn: Bảo tàng Hà Nội]


Bản vẽ thiết kế mặt tiền Ngân hàng Đông Dương theo phong cách Art Deco,  tỉ lệ 1/100, ngày 1/3/1928

 [Nguồn: Trung tâm Lưu trữ kiến trúc thế kỷ XX – Pháp]

Cấu trúc của tòa nhà gồm 3 tầng nổi và một tầng hầm: tầng hầm xây tường rất dày, là nơi bố trí các kho tiền, kim loại quý và các phòng phục vụ; tầng một và hailà không gian giao dịch thông tầng; tầng ba là các phòng làm việc.


Không gian giao dịch và phòng làm việc bên trong Ngân hàng

[Nguồn: Trung tâm Lưu trữ kiến trúc thế kỷ XX – Pháp]

          Điểm đặc biệt nhất của công trình là những chi tiết kiến trúc được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Hà Nội như bộ mái đua rất rộng, hệ thống cửa kính được bố trí lùi lại so với mặt tường để tránh nắng. Các mái vòm trong chính sảnh có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên, tạo ra một không gian sáng và mát.

Trái: bản vẽ mái vòm trong chính sảnh, nguồn: Trung tâm Lưu trữ kiến trúc thế kỷ XX – Pháp; Phải:ảnh chụp mái vòm hiện nay, nguồn: KTS Nguyễn Phú Đức 

Đề tài trang trí ngoài các hình khối, đường nét đơn giản, hiện đại của phong cách Art Deco còn đan xen những họa tiết mang tính Á Đông như vân mây, hổ phù, Hán tự cách điệu.


Chi tiết trang trí vân mây, mặt hổ phù


Lan can sắt họa tiết chữ “Thọ”

Ảnh: Nguyễn Hưng

Sau năm 1953, ngân hàng bị giải thể. Năm 1955, bàn giao cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, nay là trụ sở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyễn Hưng- Phòng Trưng bày Truyên truyền

81 điểm

Phương Lan

Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là cơ quan A. độc quyền phát hành giấy bạc, cho vay lãi, quản lý, chỉ đạo hoạt động chi nhánh các ngành, các tỉnh. B. nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Ðông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi. C. can thiệp ngày càng sâu vào kinh tế- xã hội Đông Dương.

D. nắm trong tay nhiều cổ phần của các công ti Đông Dương.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án B Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào thời gian nào? A. 1/8/1949. B. 1/9/1948. C. 1/10/1949. D. 1/10/1950.
  • Những thắng lợi nào đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam [1945 - 1954]? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ. B. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và Hiệp định Giơnevơ. C. Chiến dịch Biên giới thu - đông và chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
  • Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn. D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh [tức chính lâm thời] do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào [15-8-1945]. B. Đại hội quốc dân ở Tân Trào [16-8-1945]. C. Đại hội đảng lần thứ I ở Ma Cao [Trung Quốc] năm 1935. D. Hội nghị quân sự Bắc Kì [4-1945]
  • Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành A. quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác. B. quốc gia kế tục Liên Xô. C. quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô. D. quốc gia Liên bang Xô viết.
  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1945 - 1954] giành thắng lợi do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là A. Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. B. Toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. C. Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, hậu phương được củng cố. D. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ,…
  • Ngày 11-3-1951, Hội nghị đại biểu nhân dân ba nước Đông Dương đã quyết định thành lập tổ chức nào? A. Đảng Lao động Việt Nam B. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào C. Mặt trận Liên Việt D. Đảng Nhân dân Lào
  • Câu nào sai? A. Ngày 18/3/1962, Pháp kí hiệp định công nhận độc lập của Angiêri. B. Ngày 1974, cách mạng Êtiôpia thắng lợi. C. Năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc ở Angôla và Môdămbich thắng lợi. D. Năm 1976, Nammibia tuyên bố độc lập.
  • Đánh giá nào là đúng nhất khi Pháp thực hiện kế hoạch Nava năm 1953? A. Là kế hoạch phản ánh tình thế không gì cứu vãn nổi của Pháp và Mĩ nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Là kế hoạch quân sự phản ánh cấu kết chặt chẽ của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh. C. Là kế hoạch phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực của Mĩ nhằm sớm kết thúc chiến tranh. D. Là kế hoạch quân sự đánh dấu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ để tiếp tục tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề