Ngàn cân treo một sợi tóc có nghĩa là gì năm 2024

LTS: Tiếp theo dòng sự kiện kỷ niệm 70 năm toàn quốc kháng chiến, Đại tá Đặng Việt Thủy chia sẻ bài viết về hoàn cảnh ra đời "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhà nước Việt Nam còn non trẻ, lực lượng vũ trang cách mạng đang trong quá trình xây dựng, tổ chức và trang bị còn thô sơ; nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu bị kiệt quệ, tiêu điều bởi hậu quả của chính sách cai trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Tình hình đó đã đặt vận mệnh đất nước đứng trước thử thách vô cùng nghiêm trọng "ngàn cân treo sợi tóc".

Vấn đề cơ bản nhất đặt ra cho Đảng và nhân dân ta lúc này là phải giữ vững chính quyền cách mạng trước sự tiến công điên cuồng của những kẻ thù rất mạnh, độc ác và nguy hiểm.

Vụ nổ súng gây hấn ở Sài Gòn ngày 23/9/1945, màn mở đầu của cuộc chiến tranh xâm lược lại nước Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành. Ngọn lửa chiến tranh nhanh chóng lan rộng khắp vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Ngàn cân treo một sợi tóc có nghĩa là gì năm 2024
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác có sức mạnh rất lớn giúp động viên, lan tỏa tinh thần đầu tranh vì dân tộc. (Ảnh: Báo Lai Châu)

Trong tình hình phức tạp, một lúc phải chống chọi với nhiều kẻ thù, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược đấu tranh sáng suốt nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu sắp tới.

Thực hiện sách lược "Hòa để tiến", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, cho 15.000 quân Pháp vào thế chân 20 vạn quân Tưởng.

Khi quân Tưởng rút về nước, bọn tay sai còn lại bị tan rã. Như vậy, ta đã gạt được quân Tưởng là một kẻ thù nguy hiểm để tập trung lực lượng chống thực dân Pháp.

Những cuộc đàm phán tiếp theo với Pháp ở Hội nghị trù bị Đà Lạt (tháng 4 đến tháng 5/1946) và Hội nghị chính thức ở Phông-ten-nơ-blô bên Pháp (tháng 7 đến tháng 9/1946), không đem lại kết quả.

Thực dân Pháp vẫn ngoan cố không công nhận nền độc lập thực sự và chủ quyền toàn vẹn của dân tộc ta.

Ta kiên quyết giữ vững lập trường hòa bình trong tự do, bình đẳng chứ không hòa bình trong nô lệ. Để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, ta ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946.

Đảng ta nhận định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh ta và ta nhất định phải đánh Pháp.

Đầu tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Công việc khẩn cấp bây giờ" đặt nền móng tư tưởng chỉ đạo đường lối kháng chiến trong cả nước.

Tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và quyết liệt đối với miền Bắc Việt Nam.

Đến đầu tháng 12/1946, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thực dân Pháp tăng thêm quân, chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng và Hải Dương, đưa thêm viện binh vào Hải Phòng, mở rộng đánh chiếm Đồ Sơn, Đình Lập và liên tiếp gây nhiều vụ xung đột, khiêu khích ở Hà Nội.

Nhận thấy mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ thù, nhưng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vẫn kiên trì đường lối hòa bình theo tinh thần Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3) và Tạm ước (ngày 14/9) nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Mặc dù chúng ta đã thi hành nghiêm chỉnh hiệp định như đã ký kết, nhưng quân Pháp vẫn liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15 và 16/12/1946.

Trưa ngày 17/12, Pháp cho xe phá công sự của ta ở phố Lò Đúc, đồng thời chúng đã gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh.

Nhằm xúc tiến việc mở rộng chiến tranh bằng hành động quân sự, sáng ngày 16, Va-luy từ Sài Gòn ra Hải Phòng triệu tập cộng sự gồm Moóc-li-e, Xanh-tơ-ni, Đep-bơ, phổ biến kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và các thành phố, thị xã từ bắc vĩ tuyến 16 trở ra.

Ngày 18/12/1946, tướng Moóc-li-e gửi cho Chính phủ ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi ta phải phá bỏ mọi công sự và chướng ngại vật trên các đường phố, đòi để chúng làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội.

Chúng còn trắng trợn tuyên bố nếu các yêu cầu trên không được đáp ứng thì chậm nhất vào sáng 20/12/1946, chúng sẽ ra tay hành động.

Và đến sáng ngày 19/12, Pháp gửi tiếp cho ta một tối hậu thư đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi ta phải đình chỉ mọi hoạt động kháng chiến và để cho chúng giữ trật tự toàn thành phố.

Về phía ta, ngày 17/12/1946, Hội đồng Chính phủ đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với có mặt của Trưởng ban thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã báo cáo diễn biến tình hình chiến sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/11/1946) về việc "tuyên chiến hay đình chiến", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã báo cáo với Hội đồng Chính phủ và Thường trực Quốc hội để thống nhất quyết định phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc.

Ngày 18 và 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng.

Tất cả chủ trương này được tập hợp thành một văn bản có tên gọi "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".

Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, khi tín hiệu bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã công bố mệnh lệnh chiến đấu, hạ lệnh cho toàn thể lực lượng vũ trang phải nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước và nhân dân Hà Nội đã nổ súng mở màn cho cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

Giữa lúc tiếng súng kháng chiến ở Hà Nội và toàn quốc đang rền vang, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được truyền đi khắp cả nước với nội dung như sau:

"Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thề hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

"

Tiếp đó, ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Chỉ thị đó vạch rõ mục đích cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất Tổ quốc.

Phương châm cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Khẩu hiệu được nêu lên là "mỗi phố là một mặt trận, mỗi làng là một pháo đài", "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc".

Cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và phản công.

Đáp lại "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Thường vụ Trung ương Đảng, nhân dân cả nước ta khắp ba miền Bắc - Trung - Nam đã đứng lên chống thực dân Pháp.

Có thể nói, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, đã thấm sâu vào trái tim và khối óc của mỗi người dân Việt Nam yêu nước, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống anh hùng bất khuất vốn được kiến tạo, vun đắp từ hàng ngàn năm, nay càng được phát huy cao độ.

Ý chí của con người Việt Nam là "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", thể hiện một thái độ dứt khoát và kiên định: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được xem như là bản cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta, mang tính khái quát cao, chứa đựng quan điểm về đường lối kháng chiến "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh".

Quyết tâm phát động kháng chiến là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tại sao lại gọi là ngàn cân treo sợi tóc?

+ Hơn 90% dân số không biết chữ. + Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan. ⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Ngàn cân treo sợi tóc là câu nói của ai?

Trước tình thế đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, đêm ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đánh dấu thời khắc cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngàn cân treo sợi tóc tiếng Trung là gì?

12. 千钧一发 (qiān jūn yí fà) “钧” là một đại lượng phân loại thước đo cổ đại để chỉ trọng lượng, do đó, thành ngữ có nghĩa đen là “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tại sao sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nước ta rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?

Nói : Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” vì: - Các nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước cấu kết với nhau và chống phá cách mạng. - Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. - Tài chính cạn kiệt, ngân khố trống rỗng.