Nêu các cách phát triển của từ vựng mà em biết

A- Hướng dẫn tìm hiểu bài
I. Sự biến đổi của từ ngữ
Tiếng Việt đã có từ lâu đời. Cùng với sự phát triển của đất nước, tiếng việt ngày một phát triển, thêm giàu, đẹp. Nhiều từ ngữ cổ mất đi và được thay thế bằng những từ ngữ mới thuộc nhiều lĩnh vực như khoa học, kĩ thuật, văn hoá xã hội. Trên con đường phát triển và hội nhập, tiếng Việt ngày càng trở nên giàu có và hiện đại. - Có nhiều từ cổ nay không còn nữa.

Bui có một lòng trung lẫn hiếu 
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

[Nguyễn Trãi]

Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

[Nguyễn Trãi] [Bui: chỉ] - Bên cạnh đó, có nhiều từ ngữ mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Ví dụ: điện tử, ti vi, vấn nạn...

II. Sự phát triển nghĩa của từ ngữ

Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

Ví dụ:


Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt 
Một vầng trăng trong vắt lòng sông. [Bạch Cư Dị]

Một lá về đâu xa thăm thẳm,
Nghìn làng trông xuống bé con con

[Nguyễn Khuyến] Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. + Phương thức ẩn dụ, thí dụ:

Những hoa quý toả mùi hương vương giả,
Mây đa tình như thi sĩ đời xưa...

[Xuân Diệu]

Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ  Dùng dằng hoa Quan họ 

Nở tím bến sông Hương

[Hữu Thỉnh] + Phương thức hoán dụ:

Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành.

[Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

[Hoàng Trung Thông] 1. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Từ kinh tế trong câu này là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, nghĩa là trị nước cứu đời. Ngày nay, chúng ta không hiểu từ kinh tế theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng mà dùng với nghĩa: toàn bộ sự hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. Qua đó, ta thấy nghĩa của từ không phải là bất biến. Nó có thế biến đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới được hình thành.

2. Đọc các câu trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du và trả lời câu hỏi

- Trong đoạn trích [a], từ xuân [Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân] được dùng theo nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa mở đầu của một năm. - Từ xuân [Ngày xuân em hãy còn dài] được dùng theo nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, Từ này được dùng theo phương thức ẩn dụ. - Trong đoạn trích [b], từ tay [Giở kim thoa với khăn hồng trao tay] được dùng với nghĩa gốc: chỉ bộ phận phía trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.

- Từ tay [Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người], chỉ những người chuyên hoạt động về một môn, một nghề nào đó. Từ này được dùng theo phương thức hoán dụ.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
Câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ [trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1].
Trả lời:
Sơ đồ các cách phát triển từ vựng 
Câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Tìm dẫn chứng minh họa cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
Trả lời:Dẫn chứng minh hoạ:- Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc: chân [chân bàn, chân trời...]- Phát triển số lượng từ ngữ:+ Tạo từ ngữ mới: điện thoại di động, máy tính xách tay,...+ Mượn tiếng nước ngoài: vô-lăng, xà phòng, cà phê,...

Câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?


Trả lời:Không có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ vì để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Do vậy, mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả các cách thức đã nêu trong sơ đồ trên.

II. TỪ MƯỢN


Câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn lại khái niệm từ mượn.
Trả lời:Khái niệm: là những từ mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những khái niệm mà tiếng Việt chưa có.- VD: vitamin, rađiô,...

Câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:

a] Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.
b] Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài.

c] Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

d] Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa. 

Trả lời:

Nhận định đúng là nhận định c]: Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.


Câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, [bếp] ga, xăng, phanh,… có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,…?

Trả lời:+ nhóm 1: săm, lốp, ga, xăng, phanh... là những từ vay mượn nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn.

+ nhóm 2: là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai, chưa được Việt hoá hoàn toàn.

 

III. TỪ HÁN VIỆT

Câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.

Trả lời:

Khái niệm: là những từ mượn của tiếng Hán, chiếm số lượng lớn trong ngôn ngữ tiếng Việt.

 

Câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:

a] Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.b] Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mược gốc Hán.

c] Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.

d] Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Trả lời:

Luyện tập:  chọn đáp án [b]: Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

 

IV. THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Trả lời:

Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
* VD: lực, đơn chất, hợp chất....

Câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

Trả lời:

    Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay: Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có sự ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của con người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn.

 

Câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.

Trả lời:

Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ dược dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
* VD: trứng, gậy, ngỗng,... [biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh, sinh viên]

 

V. TRAU DỒI VỐN TỪ

Câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ.

Trả lời:

Các hình thức:- Tự rèn luyện để nắm vững được chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.- Học thêm từ trong lời ăn tiếng nói của nhân dân.

- Học thêm từ các tác phẩm văn học.

Câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Trả lời:* Giải thích nghĩa của các từ:- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.- Bảo hộ mậu dịch: [chính sách] bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua [động từ]; bản thảo để đưa thông qua [danh từ] - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.

Câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Sửa lỗi dùng trong những câu sau:

a] Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới.

b] Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
c] Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Trả lời:Sửa lỗi dùng từ:a. Lĩnh vực kinh doanh béo bở này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.b. Ngày xưa Dương Lễ đối xử bạc bẽo với Lưu Bình là đê cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chi học hành, lập thân.

c. Báo chí đã tới tấp đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề