Mẹo chữa rốn lồi ở người lớn

Phẫu thuật có thể được yêu cầu nếu:

  • Thoát vị phát triển sau khi trẻ được 1 đến 2 tuổi
  • Khu vực phồng vẫn khi trẻ trên 4 tuổi
  • Ruột nằm trong túi thoát vị, ngăn chặn hoặc làm giảm nhu động ruột
  • Thoát vị bị mắc kẹt

Người lớn

Bác sĩ thường đề nghị phẫu thuật thoát vị rốn ở người lớn. Điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn, đặc biệt là nếu thoát vị phát triển hoặc bắt đầu gây đau.

Bệnh thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Đối với trẻ em, các biến chứng của thoát vị rốn là rất hiếm. Biến chứng có thể xảy ra khi mô bụng nhô ra bị kẹt và không thể bị đẩy lùi vào khoang bụng. Điều này làm giảm việc cung cấp máu cho phần ruột bị mắc kẹt, có thể dẫn đến đau bụng và tổn thương mô.

Phần ruột bị mắc kẹt nếu không được nhận máu sẽ chết. Lúc này, nhiễm trùng có thể lan rộng khắp khoang bụng, gây ra tình trạng đe dọa tính mạng.

Người lớn bị thoát vị rốn có nhiều khả năng gặp phải tình trạng tắc ruột. Phẫu thuật khẩn cấp thường được bác sĩ yêu cầu để điều trị các biến chứng này.

1. Bệnh thoát vị rốn là gì?

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị rốn

  • Khi nào nên đi khám bác sĩ?

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị rốn

  • Yếu tố nguy cơ gây bệnh thoát vị rốn

4. Biến chứng của bệnh thoát vị rốn

5. Điều trị bệnh thoát vị rốn

  • Chuẩn bị
  • Chẩn đoán
  • Điều trị

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh thoát vị rốn là gì?

Thoát vị rốn [tên tiếng Anh là Umbilical Hernia] xảy ra khi một phần của ruột nhô ra qua rốn [một lỗ của cơ bụng]. Đây là một tình trạng phổ biến và thường vô hại. Thoát vị rốn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Ở trẻ sơ sinh, một thoát vị rốn có thể xuất hiện khi trẻ khóc, làm cho rốn của trẻ nhô ra. Đây là dấu hiệu kinh điển của thoát vị rốn.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoát vị rốn

Thoát vị rốn tạo ra khối sưng phình mềm gần rốn. Nếu trẻ có thoát vị rốn, bạn có thể chỉ thấy khối sưng phình xuất hiện khi trẻ khóc, ho hay căng thẳng. Khối sưng phình có thể biến mất khi trẻ bình tĩnh hay khi nằm ngửa.

Thoát vị rốn ở trẻ em thường là không gây đau, nhưng ở người trưởng thành có thể gây khó chịu vùng bụng. 

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị rốn

Các dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị rốn:

  • Thoát vị rốn tạo ra khối sưng phình mềm gần rốn hoặc ngay tại rốn;

  • Khối u này có thể gây đau;

  • Khối u thường phình lên khi dùng sức, khóc, rặn, ho, co mình và dịu lại khi nằm im hoặc thư giãn;

  • Thoát vị rốn xuất hiện ở tuổi trưởng thành thường gây khó chịu ở bụng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc phải tình trạng thoát vị rốn

Đối với trẻ em, các biến chứng của thoát vị rốn là rất hiếm. Biến chứng có thể xảy ra khi các mô lồi bị giữ lại và không thể được đẩy trở lại vào khoang bụng. Điều này làm giảm cung cấp máu cho các phần của ruột bị mắc kẹt và có thể dẫn đến đau và tổn thương mô. Nếu các phần bị mắc kẹt trong ruột hoàn toàn bị cắt nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến hoại tử. Nhiễm trùng có thể lan rộng ra khắp ổ bụng, trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ở người lớn, thoát vị rốn nhiều khả năng biến chứng thành tắc nghẽn ruột. Vì vậy, phẫu thuật khẩn cấp thường là cần thiết để điều trị các biến chứng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc trẻ có xuất hiện các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ :

  • Bé có dấu hiệu đau đớn.

  • Bé bắt đầu nôn mửa.

  • U thoát vị trở nên sưng hoặc đổi màu.

Thoát vị rốn có thể vô hại nhưng cũng có thể  dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy cách tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận được lời khuyên chính xác nhất. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị rốn

Trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn bào thai, dây rốn đi xuyên qua một lỗ nhỏ ở cơ bụng của thai nhi. Khi bé được sinh ra, lỗ này dần dần được đóng lại một cách tự nhiên. Trong một số trường hợp, lỗ này không được bít lại và gây ra thoát vị rốn.

Người lớn

Ở người lớn, nếu có sự tăng áp lực trong ổ bụng, có thể làm lỗ này dù đã được bịt kín lúc nhỏ, trở nên hở và qua đó, ruột có thể trào ra.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ gặp tình trạng thoát vị rốn?

Thoát vị rốn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị rốn, bao gồm:

  • Trẻ bị sinh non và trọng lượng thấp.

  • Phụ nữ có khả năng gặp tình trạng này nhiều hơn.

  • Béo phì.

  • Mang thai nhiều lần.

  • Đa thai [sinh đôi, sinh ba,...].

  • Có dịch trong ổ bụng.

  • Phẫu thuật dạ dày hoặc có vết mổ đi ngang qua rốn.

  • Ho nặng, dai dẳng.

  • Thường dùng sức để làm việc.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng thoát vị rốn

Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng của bạn, kiểm tả tình trạng sức khỏe để chẩn đoán thoát vị rốn và đồng thời kiểm tra xem có đặt trở lại được hay không.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong các cơ bụng không, bởi nếu bị mắc kẹt trong ruột có thể bị hoại tử do thiếu máu.

Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể đi kèm như chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày để đảm bảo không có biến chứng. Xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.

Phương pháp điều trị thoát vị rốn hiệu quả

Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ em có thể tự lành khi trẻ lên 1 hoặc 2 tuổi. Chỉ dùng phẫu thuật nếu thoát vị lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe với các triệu chứng đi kèm như:

  • Trẻ thấy đau.

  • Phần u phình có đường kính lớn hơn 1.5 cm.

  • Bác sĩ không thể nén phần bị phình ngược lại vào trong.

  • Phình lớn và không giảm kích thước trong hai năm đầu sau sinh.

  • Bị mắc kẹt hoặc tắc ruột.

  • Lượng máu cung cấp đến ruột bị ảnh hưởng.

Đối với người lớn, phẫu thuật thường được khuyến cáo để tránh các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là nếu thoát vị rốn lớn hoặc trở nên đau đớn.

Phẫu thuật thoát vị rốn bao gồm đưa ruột trở vào ổ bụng, khâu kín lỗ thoát vị và khâu tăng cường để làm thành bụng vững chắc hơn, tránh bị thoát vị trở lại.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng thoát vị rốn

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Bạn không nên tự ý chữa trị.

  • Nếu trẻ không được chỉ định phẫu thuật, trong quá trình để thoát vị rốn tự phục hồi, phụ huynh cần cố gắng giúp trẻ không khóc to để hạn chế làm phình khối sưng tại rốn.

  • Hằng ngày làm các động tác mát-xa nhẹ thành bụng của trẻ.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Người mẹ nên ăn những món ăn nhuận tràng như canh đu đủ, khoai tây, rau lang luộc... Như vậy khi bé bú mẹ sẽ ít bị táo bón, đồng thời cũng cho bé uống thêm nước, vì khi trẻ táo bón sẽ phải rặn khi đi ngoài, ảnh hưởng tới cơ bụng.

  • Nên giữ cân nặng cân đối, không để bị béo phì.

  • Không cố gắng nâng vật nặng quá sức.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Video liên quan

Chủ Đề