Nắm lấy thắt lưng địch mà đánh là gì

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi tình hình chiến sự chiến trường miền Nam, năm 1967. Ảnh: Tư liệu

“Tướng phong trào”

Khi đất nước, quân đội còn khó khăn, thiếu thốn, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã vận dụng lời dạy của Bác Hồ: "Thực túc binh cường", phát động phong trào toàn quân tăng gia sản xuất. Lúc đầu, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã gương mẫu làm trước, lợi dụng đất trống của doanh trại, chọn một chỗ canh tác. Hằng ngày rảnh rỗi, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh xắn quần cuốc đất trồng rau, tưới nước chăm sóc. Rau lên xanh tốt, nhiều người noi gương, tự động làm theo.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, sinh ngày 1/1/1914, thôn Niêm Phổ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình nông dân nghèo, tham gia cách mạng lúc 20 tuổi. Ông từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Phó Bí thư Tổng Quân ủy Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phóng, Tư lệnh Quân giải phóng và Bí thư Quân ủy Miền...

“Vụ đầu tiên năm 1958, tướng Thanh được Văn phòng Cục Chính trị tuyên dương (trong khi ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội). Gương ấy lưu truyền toàn quân học tập. Từ đó, doanh trại nào cũng nô nức tăng gia tự cung tự cấp, giảm ngân sách quốc phòng, quân nhu các đơn vị toàn quân đỡ vất vả. Ngày nay, tăng gia sản xuất là truyền thống của Quân đội” (trích sách Bác Hồ với các tướng lĩnh, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2000, trang 163).

Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương khóa II (tháng 4/1959) đã quyết định đưa nông dân từ làm ăn cá thể đi dần từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc thấp, rồi hợp tác xã bậc cao. Thôn Đại Phong là vùng đất chiêm trũng thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, có nhiều cách làm sáng tạo, đạt sản lượng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ngày 16/5/1960, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương đã về Đại Phong kiểm tra, nghiên cứu thực tiễn, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình trong cả nước. Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổng kết, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ hoạt động ở Đại Phong, như: Kinh nghiệm về ba quản (quản lý sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài vụ); kinh nghiệm về vận dụng đường lối của Đảng phù hợp với đặc thù địa phương; kinh nghiệm về chi bộ lãnh đạo làm công tác thủy lợi, áp dụng khoa học, kỹ thuật; kinh nghiệm về khai hoang mở rộng đất sản xuất...

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã viết bài báo “Hoan nghênh hợp tác xã Đại Phong” đăng trên Báo Nhân dân từ ngày 26 đến 28/2/1961. Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp khi đó mở cuộc vận động trong nông nghiệp về phong trào thi đua “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” trên toàn miền Bắc. Phong trào “gió Đại Phong” ra đời từ đây.

"Nắm thắt lưng địch mà đánh"

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên cương vị Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã quan sát, nghiên cứu thực tiễn tình hình quân địch và khả năng tác chiến của nhân dân và Quân đội ta, đưa ra đề xuất cách đánh thông minh, sáng tạo "nắm thắt lưng địch mà đánh".

Mỹ là siêu cường kinh tế và quân sự, quân đội Mỹ được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất thế giới. Dựa vào sự vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh, nghệ thuật tác chiến chủ đạo của Mỹ là sử dụng các máy bay hành quân, chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh từ xa, sử dụng không quân ném bom. Quân địch cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, nhanh chóng đè bẹp đối thủ khi sử dụng nghệ thuật tác chiến theo lối chính quy.

Tuy nhiên, điểm yếu chí mạng của quân đội Mỹ là khi đối phương sử dụng nghệ thuật tác chiến áp sát và quần lộn trên một khu vực chiến trường hẹp, các loại vũ khí, phương tiện hiện đại sẽ không phát huy hết khả năng. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã phát hiện được điểm yếu này của quân đội Mỹ, đưa ra nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh”, được nhân dân và Quân đội ta áp dụng rộng rãi trên các chiến trường.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Tư Liệu

“Nắm thắt lưng địch mà đánh” là sự vận dụng hết sức sáng tạo nghệ thuật quân sự truyền thống “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” của ông cha ta vào cuộc chiến tranh chống quân Mỹ xâm lược. Áp dụng vào thực tế ở các xã vùng Tây Nguyên đã thành lập các trung đội dân quân với cái tên “trung đội vành đai diệt Mỹ”.

Chiến dịch Plei Me diễn ra tháng 11/1965 là một ví dụ điển hình về nghệ thuật tác chiến “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Tại thung lũng Ia Đrăng (huyện Chư Pông, tỉnh Gia Lai) có sư đoàn kỵ binh bay số 1, con "át chủ bài" của quân đội Mỹ ở Tây Nguyên lúc bây giờ. So sánh về lực lượng và vũ khí, trang bị của chiến dịch này cho thấy, quân Mỹ được chi viện mạnh mẽ của hỏa lực pháo binh và không quân, kể cả pháo đài bay chiến lược B52. Trong khi đó, quân ta chỉ có một trung đoàn bộ binh, thực hiện nghệ thuật tác chiến "nắm thắt lưng địch mà đánh", bộ đội ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn khác của quân đội Mỹ, buộc chúng phải tháo chạy khỏi thung lũng Ia Đrăng.

6 phương pháp lãnh đạo tư tưởng

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có công lớn trong việc góp phần tăng cường và củng cố sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền nếp công tác chính trị, phát huy bản chất cách mạng của Quân đội. Trong đó, có những đóng góp quan trọng, góp phần khẳng định vai trò công tác Đảng, công tác chính trị trong QĐND Việt Nam.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ ra công tác chính trị trong Quân đội: “Muốn không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ của cán bộ và chiến sĩ để thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, phải thông qua một chế độ công tác chính trị và hệ thống công tác chính trị chặt chẽ. Trong lịch sử Quân đội ta, lúc nào chúng ta nắm vững và tăng cường chế độ công tác chính trị thì Quân đội ta tiến lên đúng hướng, liên tiếp giành thắng lợi. Ngược lại thì đi vào lầm lẫn và gặp nhiều khó khăn” (trích dẫn Tổng tập Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2014, trang 533).

Theo đó, 5 nguyên tắc lãnh đạo tư tưởng: Lãnh đạo tư tưởng cần có tinh thần tích cực và ý thức xây dựng; phải giải quyết vấn đề tận gốc; phải chủ động, nhìn xa thấy trước vấn đề, theo phương châm phòng bệnh kết hợp với chữa bệnh; phải có tính nguyên tắc và tinh thần đấu tranh sắc bén; lãnh đạo tư tưởng là một công việc lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn, cho nên lãnh đạo tư tưởng cần phải căn cứ vào sự thay đổi của hoàn cảnh, nhiệm vụ, đặc điểm của đối tượng cụ thể mà kịp thời đề ra nội dung yêu cầu khác nhau.

Cùng với đó, 6 phương pháp lãnh đạo tư tưởng: Luôn hiểu rõ tình hình tư tưởng, phân tích nguyên nhân tư tưởng; khéo biết khêu gợi, hướng dẫn, chịu khó, bền bỉ thuyết phục; phát huy tác dụng phê bình, tự phê bình trên tinh thần tự giác và có tính chất quần chúng; hướng mọi hình thức, công cụ giáo dục chính trị vào mục đích lãnh đạo tư tưởng từng thời kỳ; kết hợp lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức; kết hợp lãnh đạo tư tưởng với việc lãnh đạo thi hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ (trích dẫn Tổng tập Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, tập 3, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2013, trang 642).

Câu nói nắm thắt lưng địch mà đánh là của ai?

Với tài năng thao lược và tác phong làm việc sâu sát bộ đội và thực tiễn chiến trường, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã đề xuất chiến thuật và cách đánh “nắm thắt lưng địch mà đánh”.

Tại sao bám thắt lưng địch mà đánh?

Sau này, khi trải qua một số trận, đặc biệt là trận đầu tiên ở Núi Thành thì Đại tướng đã tổng kết thực tiễn và chỉ ra phương pháp: Nắm thắt lưng địch mà đánh. Đại tướng nói rằng địch hỏa lực mạnh, quân đông, vũ khí hiện đại, cho nên ta phải đánh gần, đánh đều, đánh bằng sở trường của ta thì mới thắng được.