Một tháng dùng hết bao nhiêu số điện năm 2024

TP - Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt cao nhất là 2.192 đồng/kWh áp dụng cho số điện 401 trở lên nhưng hầu hết các khu vực cho thuê nhà trọ ở Hà Nội giá điện đều ở mức 3 đến 5 nghìn đồng/kWh.

\> Vì sao sinh viên 'nườm nượp' trả phòng trọ?

Theo khảo sát, tại khu vực tập trung nhiều trường ĐH lớn như Xuân Thủy, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Bộc, Nguyễn Trãi, Hà Đông, Giải Phóng… giá điện thường ở mức 3-5 nghìn đồng/kWh, tại các khu ký túc xá của trường ĐH, làng sinh viên giá điện 2 nghìn đồng/kWh.

Phạm Quang Đạo (Sv ĐH Thủy lợi) ở trọ tại Ngã Tư Sở cho biết: “Giá điện tại khu trọ của mình là 4 nghìn/kWh, mặc dù biết giá điện cao vậy nhưng rất khó để tiết kiệm điện, bóng điện trong phòng đều do chủ trọ đã thiết kế là bóng không tiết kiệm điện, lại phải dùng thêm tủ lạnh để bảo quản đồ ăn, trung bình mỗi tháng phòng mình dùng hết 150 số”.

Như vậy, số tiền Đạo và 2 bạn cùng trọ hàng tháng phải trả là 600 nghìn. Mặc dù biết giá điện phải trả với mức cao nhưng Đạo vẫn cảm thấy may mắn hơn các bạn khác phải chịu giá điện 4.500 - 5000 kWh ở gần đó: “Thắc mắc với chủ trọ họ cũng không giảm cho, dù sao vẫn còn hơn các khu trọ khác giá điện có khi lên đến 5 nghìn”.

Cũng chịu mức điện 4 nghìn/kWh, Đào Thu Hà (SV Học viện Báo chí tuyên truyền) ở trọ tại Cầu Giấy cho biết: “Hàng tháng mình và một bạn trọ cùng dùng khoảng 100 số, mùa đông số điện sẽ tăng nhiều hơn vì còn phải sử dụng nước nóng”.

Giá điện cao, dù biết phải sử dụng tiết kiệm điện, biết những phương pháp tiết kiệm điện nhưng không phải ai cũng có điều kiện để áp dụng.

Hoàng Hải (Sv ĐH Công nghiệp) ở trọ tại khu Dịch Vọng Hậu cho biết: “Vì sử dụng bóng tuýp rất tốn điện nên mình đã thay bằng bóng tiết kiệm điện nhưng chủ nhà không đồng ý, yêu cầu mình phải sử dụng bóng điện tuýp hoặc bóng tròn.

Trong khi bóng đèn tiết kiệm điện công suất là 11W, bóng đèn tròn công suất là 60W, mình đã tiết kiệm được 5 lần nhưng như vậy tiền vào túi chủ trọ lại ít đi”.

Hải cho biết thêm: “Mặc dù đài báo nói nhiều về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện, một vài khu trọ mới xây đã sử dụng bóng tiết kiệm điện nhưng nhiều nhà ở quanh đây còn đưa vào quy định thuê phòng là cấm sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện”.

Là sinh viên năm nhất Hoài Thu (ĐH Khoa học xã hội nhân văn) ở trọ trên đường Nguyễn Trãi cho biết: “Khi phải thanh toán tiền điện nước tháng đầu tiên mình thật sự rất choáng, số tiền quá lớn so với tưởng tượng, chỉ có bóng đèn, máy tính mà tiền điện phải trả nhiều gấp mấy lần ở quê vẫn dùng.

Mình thắc mắc với bác chủ trọ, bác chủ trọ trả lời ráo hoảnh: “nếu cảm thấy không ở được cháu có thể chuyển đi chỗ khác”, đến lúc hỏi các bạn ở quanh đấy thì giá cao như nhau cả”.

Phạt chủ cho thuê trọ thu giá cao

Kết quả kiểm tra của Sở Công Thương Bình Dương về việc kiểm tra giá điện các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà trọ cho thấy, việc niêm yết giá tại các nhà trọ chưa được thực hiện tốt, một vài hộ niêm yết giá chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra.

Giá điện nhà trọ thu còn cao, hầu hết đều thu từ cao hơn quy định. Các hộ kinh doanh thu giá điện cao do chưa làm thủ tục đăng ký định mức điện.

Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho biết việc chủ nhà trọ thu tiền điện với giá cao là sai quy định.

Khi phát hiện các trường hợp này, người thuê trọ có thể thông báo cho Điện lực khu vực hoặc Trung tâm chăm sóc khách hàng của Điện lực 19001122 để Sở Công thương chủ trì cùng Điện lực để lập biên bản và xử lý vi phạm.

Các chủ nhà trọ có hành vi vi phạm, buộc người thuê trọ tiền trả tiền giá cao hơn quy định sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.

Cụ thể, hành vi tự ý bán điện cho tổ chức, cá nhân (tùy theo mục đích sử dụng điện: Sinh hoạt hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ số tiền đã thu được từ hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt là chủ tịch UBND các cấp, hoặc thanh tra chuyên ngành Sở Công thương.

Theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BCT của Bộ Công thương có hiệu lực ngày 1-7-2012 quy định về giá bán điện cũng có điều khoản hướng dẫn việc áp dụng giá điện theo bậc thang cho người lao động, công nhân, sinh viên thuê trọ, cứ 4 người thuê nhà được tính là một hộ sử dụng điện.

Cụ thể, 1 người thuê trọ được tính 1/4 định mức điện (25 kWh/tháng), 2 người được tính 1/2 định mức (50 kWh/tháng), 3 người tính 3/4 định mức (75 kWh/tháng) và 4 người được tính một định mức (100 kWh/tháng).

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện ở một số gia đình luôn rất cao chủ yếu đó là sự bị động và không thể quản lý được các thiết bị điện lạnh như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh... trong gia đình mình. Bài viết sau đây, Điện Máy Chợ Lớn xin chia sẻ cách tính lượng điện tiêu thụ trên thiết bị điện lạnh để giúp các bạn ước tính chi phí điện năng tiêu thụ ở các thiết bị hiện có hoặc sắp mua mới để có những phương án tiết kiệm điện cho gia đình mình.

Công suất của thiết bị điện ghi trên nhãn

Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện lạnh, điện gia dụng đều có ghi công suất hoạt động của sản phẩm, các thông số kỹ thuật như: công suất tiêu thụ, số seri, xuất xứ… Thông qua thông số này, bạn sẽ biết được lượng điện năng tiêu thụ hằng tháng là bao nhiêu. Công suất của thiết bị thường được ghi trên bao bì hay trên nhãn năng lượng.

Công thức tính điện năng tiêu thụ điện: A = P x t

Với

A – Lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian t

P – Công suất tiêu thụ điện (đơn vị kW)

t: Thời gian (đơn vị: h)

Một tháng dùng hết bao nhiêu số điện năm 2024

Công suất của thiết bị điện lạnh được ghi trên nhãn bao bì

Mức tiêu thụ điện của một số thiết bị điện thường có trong các hộ gia đình

Tủ lạnh: Tủ lạnh có công suất là 120W (0,12KW), trong 1 ngày (tủ lạnh hoạt động trong 24h) lượng điện tiêu thụ khoảng 2.88 KWh (0.12KW x 24h).

Máy lạnh: Máy lạnh có công suất là 1.200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng.

Máy lạnh: Máy lạnh có công suất dao động từ 800 - 850 W; các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, nếu một máy lạnh 9.000 BTU sử dụng 1 tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh (gần 1 số điện); máy lạnh 12000BTU sẽ tiêu tốn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.

Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trên thực tế, không phải lúc nào các thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp hơn.

Ngoài ra, nếu như trên nhãn năng lượng của sản phẩm có đề cập tới điện năng tiêu thụ cũng thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong 1 ngày; chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày là ra lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.

Một tháng dùng hết bao nhiêu số điện năm 2024

Số điện tiêu thụ trong 1 năm trên nhãn năng lượng của tủ lạnh

Ví dụ: trên tem năng lượng có thông số "Điện năng tiêu thụ": 403kWh/năm, vậy trong 1ngày tủ sẽ tiêu thụ lượng điện khoảng: ~403kWh/365 ngày = 1.104 kWh, và một tháng là 1.104×30=33.12 kWh.

Bạn có thể xem bảng giá tiền điện mới nhất tại đây để có thể tính được giá tiền điện nhé!

Tuy vậy đây chỉ là con số tham khảo vì nó còn phù thuộc vào thói quen sử dụng, tần suất tác động đến thiết bị như đóng mở tủ lạnh thường xuyên, và điều kiện bên ngoài như thời tiết nóng khiến các thiết bị tủ lạnh, máy lạnh làm việc nhiều hơn.

Một số cách chọn thiết bị tiết kiệm điện

Theo quy định của Bộ Công Thương, các thiết bị tiêu thụ điện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi bán ra ngoài thị trường. Nhãn năng lượng là loại nhãn cung cấp mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó nhằm giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm một cách thông minh và tiết kiệm điện năng nhất.

Tại Việt Nam có 3 loại tem năng lượng được dán trên các thiết bị điện gồm tem năng lượng xác nhận, tem năng lượng so sánh và tem năng lượng không có sao.

– Tem năng lượng xác nhận (Nhãn Ngôi sao năng lượng Việt): là nhãn hình tam giác, có biểu tượng Tiết kiệm năng lượng được dán trên các thiết bị có hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao do Bộ Công Thương quy định (hay còn gọi là HEPS).

Một tháng dùng hết bao nhiêu số điện năm 2024

Tem năng lượng xác nhận

– Tem năng lượng so sánh: có dạng hình chữ nhật, trên nhãn sẽ có 5 ngôi sao ứng với mức hiệu suất năng lượng khác nhau. Đây là những con số công bố mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện, tùy vào hiệu suất tiêu thụ điện của từng thiết bị mà Bộ Công Thương sẽ quy định thiết bị đó dán 1 sao, 2 sao… hoặc 5 sao. Nhãn 5 sao là nhãn dành cho sản phẩm tiết kiệm điện năng nhất nếu so sánh các sản phẩm cùng loại, cùng công suất và cùng chức năng.

Một tháng dùng hết bao nhiêu số điện năm 2024

Tem năng lượng so sánh

-Tem năng lượng không sao thường được dùng có các sản phẩm có hiệu suất năng lượng nằm dưới mức tối thiểu.

Để chọn mua thiết bị điện lạnh bạn cần nhắc lựa chọn công suất thiết bị điện phù hợp; tùy vào nhu cầu, số lượng người dùng mà lựa chọn công suất máy.

Ngoài ra, bạn chọn các thiết bị có ứng dụng công nghệ hiện đại như: công nghệ Inverter, công nghệ Plasmaster,...

Trên đây là bài viết chia sẻ về “Cách tính lượng điện tiêu thụ trên thiết bị điện lạnh”. Hy vọng với những thông tin mà Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn chia sẻ có thể giúp bạn tính được được lượng điện năng tiêu thụ trong tháng để có phương án sử dụng thiết bị tiết kiệm điện hợp lý nhé!

Máy lạnh chạy 24 24 tốn bao nhiêu diện?

Mức tiêu thụ điện trung bình của điều hòa 24.000 BTU là: 2.5 HP = 1,86 kW. Mức điện tiêu thụ trung bình thực tế khi thêm cộng với 0,2 - 0,25 kW công suất ở quạt gió cục lạnh sẽ là khoảng 1,86 + 0,25 = 2,11 kWh. Vậy trung bình điều hòa 24.000 BTU tiêu tốn hết số tiền điện là: 2,11 x 6 x 30 x 2.536 = 963.172 VNĐ.

Điều hòa 9.000 1 giờ hết bao nhiêu số điện?

Theo Bảo Minh thống kê thì máy điều hòa 9000BTU loại Non - Inverter (máy cơ - thông dụng) có công suất tiêu thụ điện dao động từ 746W - 900W. Điều này được hiểu rằng điều hòa 9000BTU tiêu thụ khoảng từ 0.746kW/h - 0.9kW/h ~ 1 số điện trong 1 giờ hoạt động.

1 tháng dùng hết bao nhiêu số điện?

2.1. Cách tính tiền điện theo công thức bậc thang.

Điều hòa 1 giờ hết bao nhiêu số điện?

Máy lạnh: Máy lạnh có công suất dao động từ 800 - 850 W; các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, nếu một máy lạnh 9.000 BTU sử dụng 1 tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh (gần 1 số điện); máy lạnh 12000BTU sẽ tiêu tốn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.